Một chuyến đi đầy kỷ niệm- Cẩm Tú Cầu
Phố núi...
Một chuyến đi đầy kỷ niệm
Mới năm giờ sáng, từ Pleiku hai xe đã chuẩn bị xong cùng nhau tiến bước, chúng tôi biết sẽ dong ruỗi trên dặm đường dài và thẳng tiến trên con đường Trường Sơn, nên chúng tôi đi với tốc độ vừa phải, như kẻ nhàn du. Đi trong nhóm gồm có vợ chồng tôi, em gái tôi, vợ chồng con gái út, đứa con gái áp út, hai cháu nội, hai cháu ngoại và con trai thư hai. Con đường này rất đẹp nhưng tôi đã đi qua lại nhiều lần, chỉ có em gái tôi mới đi lần đầu tiên nên thỉnh thoảng dừng lại để chụp hình. Những con thác cao. thác thấp, thác chảy nằm, nước trắng xóa, bắt nguồn từ nơi nào trong rừng sâu hối hả chảy ra đẹp vô cùng, có những cây gì không biết mà lá to như tấm cửa, rung rinh trong gió, hoa cỏ nơi đây rất hấp dẫn người đi qua, dọc đường có ghé rừng sâm Ngọc Linh nơi mới trồng nhưng rất nhiều sâm. Trưa đến Khâm Đức ăn cơm trưa gồm có rau rừng xào tỏi, cá niên chiên chấm muối ớt, cá suối vàng như nghệ kho và gà rừng, bữa cơm tuy ít món nhưng chúng tôi ăn rất ngon miệng Chúng tôi ra đến Đà Nẵng mặc dù trời còn rất sớm nhưng chúng tôi ở lại nơi đây một đêm với vợ chồng con trai đầu lòng và cháu nội
Bảy giờ tối chúng tôi đi Hội An, thăm thành phố cổ ban đêm, Hội An cách Đà Nẳng hơn 20 cs về phía Nam, đến nơi phải để xe ở ngoài chúng tôi đi bộ vào. Ôi! Thành phố ban đêm với những con đường nhỏ hẹp cong cong, hai bên dãy phố người ta treo toàn đèn lồng lớn nhỏ đủ kiểu,nhìn về phía bờ sông, ánh sáng của những chiếc đèn lồng hắt xuống mặt sông nước lung linh, trong gió nhẹ đẹp vô cùng, nơi đây nhà cửa hai bên phố vẫn giữ nguyên trạng cổ xưa, những mái nhà ngói liệt đen sì, rêu phong ẩm mốc, rất tiếc chúng tôi không đi đúng ngày 14 âm lịch mỗi tháng, vì những đêm ấy người ta tắt hết điện chỉ thắp nến, trong mỗi chiếc đèn lồng, cảnh vật sẽ đẹp mơ màng nhờ có ánh nến lung linh.....Chia tay phố cổ Hội An, lòng mang nhiều cảm giác bềnh bồng như lạc vào thời xa xưa của thế kỷ trước. Chúng tôi ra về và không quên thưởng thức mỗi người một tô cao lầu mì đặc sản của Hội An
Sáng ra đi thật sớm để ra Nghệ An, nơi đứa cháu ngoại của tôi đến để thi tài năng trẻ tin học. Qua khỏi đường hầm Lăng Cô từ trên cao nhìn xuống bao nhiêu là mái nhà đen đỏ trắng xanh san sát kề nhau, vịnh Lăng Cô chạy vòng tròn sát chân núi, nước xanh um, nơi này đã nuôi sống rất nhiều gia đình bằng nghề nuôi cá, nuôi tôm. Dọc đường quốc lộ 1 nơi nào cũng giống nơi nào, với ruộng lúa xanh tươi có nơi ươm vàng, với cánh đồng bát ngát, xa xa có lũy tre làng ẩn hiện mập mờ, đã tạo nên vẻ riêng biệt của quê hương Việt Nam, qua những chiếc cầu, phần nhiều là màu trắng, có chiếc ngăn ngắn, có chiếc dài mút mắt, những lần xe chạy trên cầu, tôi bấm kính xuống để được hứng đón những ngọn gió mát rượi từ sông đưa lên, hơi nước đã cho tôi một cảm giác dễ chịu êm ái vô cùng. Đến con sông Bến Hải có cầu Hiền Lương là nơi cách đây nhiều năm, được gọi là chiếc cầu ngăn cách nỗi đau của đôi bờ Nam Bắc. Bây giờ người ta đã làm cầu mới, nhưng chiếc cầu cũ vẫn còn nguyên vẹn ở một bên và không được xử dụng, chắc nó buồn tủi lắm. Rồi chúng tôi đến đèo Ngang đẹp vô cùng, lúc bấy giờ là buổi chiều tà, tôi bỗng nhớ đến bài thơ của bà Huyện Thanh Quan có hai câu cuối:
Lúc ấy lòng tôi bỗng dưng chìm lắng về một cõi xa xăm nào miên man trong quá khứ, rồi chúng tôi qua những địa danh Kỳ Anh, Bến Thủy, những địa danh lạ lẫm nhưng thật dễ thương
Vào khoảng bảy giờ tối, chúng tôi đến Vinh, trước khi vào Vinh tôi đã gặp con sông Lam lặng lờ im ắng, đẹp mơ màng trong buổi hoàng hôn chập choạng, nước và ráng chiều còn sót lại ánh lên trên mặt nước bằng phẳng một màu vàng ,pha đỏ đỏ của bóng chiều một vẻ đẹp làm nao lòng người. Đến cầu Bến Thủy, nhìn thấy tấm bản ở cây xăng bên đường đề Nghi Xuân Hà Tĩnh tôi giật mình thảng thốt tưởng mình lạc đường, tưởng rằng mình mới đến Hà Tĩnh, bất chợt tôi nghĩ chắc đêm nay mình ngủ lại Hà Tĩnh mất thôi, lòng tôi mang cảm giác của một lữ khách bâng khuâng giữa buổi chiều tà Hoàng hôn ơi! Chầm chậm chờ ta với, Kẻo tối rồi ta biết trọ nơi nao. Một cảm giác chơi vơi lạc lõng giữa nơi xa lạ trong buổi chiều tranh tối, tranh sáng, lòng buồn mênh mang.Vì bên này cầu là Hà Tĩnh, mà bên kia cầu là Vinh, cây cầu hai đầu mang hai địa danh khác nhau. Đây rồi Vinh một thành phố trẻ rộng thênh thang với những con đường đôi sạch sẽ, lúc này trời đã tối , các khách sạn gần thành phố đều đã kín chỗ, chúng tôi dành phải ở khách sạn xa, rồi đi kiếm quán ăn, chúng tôi ở lại Vinh hai ngày ba đêm để chờ cháu thi xong, nơi đây tôi được thưởng thức món bánh mướt ( bánh ướt ) thịt bò xáo, hoặc lươn, nơi nào cũng toàn lươn,miếng lươn, bún lươn, cà ri lươn, chắc lươn là món ăn đặc sản của nơi này. Sáng hôm sau tôi đi Yên Thành thăm sui gia, vì mười bốn năm kết sui rồi mà tôi chưa biết nhà, đặc biệt nơi này có cánh đồng lúa rất trù phú chắc là vựa lúa của Nghệ An, chiều lại tôi đi cửa Lò, một cửa Lò đẹp và hơi hoang sơ vì có câu ' Tắm cửa Hội, lội cửa Lò ' Nơi này có món ăn đặc sản chân mai, đó là một phần thịt của con hàu, được người ta làm sạch và lăn bột chiên dòn dòn rất ngon.
Sáng hôm sau tôi rời thành phố Vinh với một bữa điểm tâm bánh mướt lươm um, rồi chúng tôi đi làng Sen, chúng tôi tháp tùng theo đoàn xe chở tài năng trẻ, khoảng gần ba trăm em xuất sắc của sáu mươi hai tỉnh thành, có cha mẹ bà con đi theo rất đông, trên đường về làng Sen để mấy em tham quan, phía trước có xe CA giao thông dẫn đầu được vượt đèn đỏ. Ơi! Cái cảm giác được vượt đèn đỏ nó khoan khoái thích thú làm sao, một niềm vui cứ miên man trôi chảy mãi trong lòng. Đúng là làng Sen, sen ơi là sen, trên con đường bên nầy sen, bên kia sen, hoa sen hồng hồng, pha màu tím nhạt, một mùi hương nhẹ nhàng thoang thoảng đâu đây, đem lại cho tôi cảm giác êm dịu thanh thoát rất dễ chịu, rất hiền hòa, rồi tôi rời đoàn, rồi tôi đi về phía Nam, còn con gái tôi ở lại đợi cháu nhận giải
Vượt một quãng đường dài đến thành phố Quảng Trị thấy cũng tối chúng tôi ở lại, sáng ra chúng tôi được người bạn cùng khóa với anh mời ăn sáng bún bò Huế, hai người kể chuyện ngày xưa, từ chuyện hồi còn ở dưới mái trường đại học, cho đến chuyện chiến tranh, tôi không cầm được nước mắt khi anh kể về người bạn đã ra đi để lại người mẹ già trong căn nhà tranh nhỏ xíu chỉ có một cái chỏng tre, anh ra đi ngoài mẹ già ra không còn ai, không có ai, cuộc đời người lính ngắn ngủi, mong manh chưa kịp có người tình để nhỏ lệ tiển đưa , hình ảnh người mẹ cằn cổi với đôi mắt già nua, mái tóc bạc trắng, nhào tới ôm quan tài con trai khóc ngất trong cảnh quá nghèo, quá lẻ loi, làm cho tôi trào dâng một cảm giác thắt lòng.
Rồi chúng tôi đi thăm Thành cổ Quảng Trị và La Vang. La Vang hôm nay được đổi mới có hàng rào ngăn cách, bao bọc xung quanh và rộng lớn nhiều so với La Vang năm xưa cách đây gần bốn mươi năm trước, các cây nấm bằng xi măng , giờ đã cũ kỉ đen sì, rêu phong ẩm mốc, còn có tượng Đức Mẹ mới xây, mặc áo dài đội khăn vành, như hoàng hậu thời xa xưa
Rời khỏi La Vang, chúng tôi đi gặp lại những người bạn năm cũ, mà đêm rồi đã đến khách sạn tìm thăm chúng tôi. Có một người mà cách đây ba mươi năm đã chở bằng xe honda 50 từ Quảng Trị vào Huế cho chúng tôi một bao cát gạo, mối ân tình này chắc chắn suốt cuộc đời chúng tôi chẳng bao giờ trả nổi, chẳng bao giờ phôi phai trong tâm trí, giờ gặp lại nhau đây tình cảm thắm thiết chan hòa và hiện tại người ấy cũng rất khá giả, tôi bỗng ứa nước mắt khi nhắc lại những chuyện xa xưa, tôi nhìn chú ấy với đôi mắt đầy biết ơn và rưng rưng niềm cảm mến ngọt ngào
Chúng tôi đến Huế vào buổi trưa, chiều lại về nhà thờ thắp hương ông bà và đi thăm bạn bè, thăm những bạn cùng khóa với anh ngày xưa, thăm chị quả phụ, vợ của người bạn đã ra đi vĩnh viễn chị ấy rất nghèo và thiếu sức khỏe vì những năm tháng thiếu thốn trầm trọng kéo dài, nhìn chị, tôi bổng giật mình, không ngờ một con người nhỏ bé có hai tám kí mà mang xách nhang đi khắp đây đó bán dạo để nuôi đứa con bị tai nạn tật nguyền, lòng tôi bổng dâng trào một mối thương cảm xót xa.
Rồi tôi đi mua quà đặc sản Huế. Tôi vào hồ Tịnh Tâm nơi ngày xưa là vườn ngự uyển của vua, cả một rừng sen bát ngát, một mùi hương thoảng nhẹ lan tỏa, rất tao nhã, rất dịu mềm, tôi mua hạt sen, tim sen và ở lại với Huế một đêm. Sáng ra chúng tôi ăn cơm hến, cũng là món hến, nhưng hến ở Huế ngọt và ngon hơn các nơi khác nhờ có cồn hến ở ven sông Hương.rau ở đây cũng đăc biệt, có chuối cây xắt nhỏ, trắng phau, rồi khế rau thơm, ăn vào đầy hương vị của xứ Huế, cay cay nhưng mà rất ấm áp tình quê hương
Chúng tôi đi chùa Linh Mụ, cách thành phố khoảng gần hai cây số về hướng Tây, chùa có một tháp cao và trên cùng có bầu hồ lô, có một chuông lớn đã hơn trăm tuổi, chùa được tọa lạc trên một thành đất cao Trước mặt chùa là con sông Hương nước trong veo có thuyền rồng neo đậu để chở du khách dạo trên giòng sông khi tiết trời nóng bức, thưởng thức những cảnh thiên nhiên trữ tình mà đất trời đã ban tặng cho xứ Huế mộng mơ, nhất là những đêm trăng đầy, bên kia sông là làng Nguyệt Biều, bất chợt tôi nhớ đến lời nguyền của một ai đó thời xa vời
Tôi ngồi nhìn về phía thượng nguồn của giòng Hương Giang, xa xa là những dãy núi có ba màu sắc khác nhau, gần thì xanh lục, rồi đến xanh um, cuối cùng là màu xanh nhạt nhòa có những cụm mây trắng bao phủ, làm cho dãy núi ẩn hiện lờ mờ sát đường chân trời, đẹp mơ màng. Rồi chúng tôi đi lên thăm Văn Thánh nơi đã dựng bia thờ các quan văn thời Nguyễn, còn bia Võ Thánh bị hư hại, vết tích lu mờ. Chúng tôi đi thẳng lên thành Lồi , nơi tương truyền rằng ngày xưa ta và Chiêm Thành đắp thành thi ai đắp thành cao hơn, sẽ được đất, bên ta dựng bằng cót nên nhanh hơn, bây giờ chỉ còn là dãy đất nhấp nhô, vết tích xưa còn lại và cũng để chứng tỏ sự thông minh của ông cha ta ngày ấy. Chúng tôi đi lên lăng Tự Đức, nơi an nghĩ cuối cùng của vị vua văn chương thi phú thời Nguyễn, nơi này trước đây tôi đã đến nhiều lần, nhưng lần nào tôi cũng có cảm giác cái thời phong kiến xa xưa sao mà độc đáo quá, chết rồi mà còn lưu lại bao lăng mộ nguy nga. Rồi lên đồi Vọng Cảnh, qua một rừng thông, trước mắt tôi vỡ òa một phong cảnh tình tứ, nào sông nước nên thơ, nào trời mây mềm mại, đưa du khách đến với cảm giác yên bình thoải mái, nhẹ nhàng. lâng lâng... Bên kia sông là điện Hòn Chén, còn gọi là điện Thiên Tiên Thánh Mẫu, cũng là nơi quan trọng nhất trong đời sống tâm linh của người dân xứ Huế. Đồi Vọng Cảnh nhìn lên là Tuần, nơi đầu nguồn của dòng Hương Giang, nhìn bên trái là đồi thông Thiên An, giòng tu của Công giáo, cũng là nơi sinh hoạt như đi dã ngoại, cắm trại của bao người dân xứ Huế, nhất là thanh niên nam nữ.
Chúng tôi rời Huế đã trưa và ghé Lăng Cô ăn cơm đặc sản của miền biển, về Đà Nẵng còn sớm chúng tôi ghé chùa Linh Ứng, tọa lạc tại Tiên Sa, trên một triền đồi núi nhìn ra biển rất đẹp, một ngôi chùa rất lớn, có tượng Phật bà nhìn ra biển cả mênh mông, tượng cao ba mươi hai mét, có mười một tầng, mỗi tầng có tượng Phật bằng đá cẩm thạch rất lớn. nguyên tấm
Về nhà con trai, chúng tôi kéo nhau đi ăn bánh tráng cuốn thịt luộc, món ăn đặc sản của xứ Quảng, nhìn miếng thịt luộc được nối dài trắng trong, biết ngay nó ngọt và mềm, cuốn với bánh tráng, bánh ước rau sống chấm với mắm nêm tỏi ớt có dứa bằm nhuyển cay xè, nhưng mà rất ngon, tôi ăn liền hai cuốn.Tối lại chúng tôi đi xem cầu rồng phun lửa, phun nước, tôi không thể nào ngờ Đà Nẵng rộng lớn và kiến trúc tối tân với năm cây cầu bắt qua sông Hàn, trước kia tôi cứ ngỡ cầu Thuận Phước là đẹp nhất, cầu xoay là kỳ vĩ nhất, không ngờ bây giờ có cầu Rồng, rồi mai đây chắc sẽ có cầu đẹp và mới lạ hơn nữa
Hôm sau chúng tôi về lại con đường Trường Sơn, mặc dù qua lại nhiều lần nhưng nó vẫn hấp dẫn tôi, nhờ có hoa lá và cỏ dại mọc đầy ven đường, nhờ có sông sâu núi cao và biết bao ghềnh thác, vách đá cheo leo đã lôi cuốn tôi, đưa tôi về nơi mê muội nào trong tâm hồn
Cẩm Tú Cầu
Mới năm giờ sáng, từ Pleiku hai xe đã chuẩn bị xong cùng nhau tiến bước, chúng tôi biết sẽ dong ruỗi trên dặm đường dài và thẳng tiến trên con đường Trường Sơn, nên chúng tôi đi với tốc độ vừa phải, như kẻ nhàn du. Đi trong nhóm gồm có vợ chồng tôi, em gái tôi, vợ chồng con gái út, đứa con gái áp út, hai cháu nội, hai cháu ngoại và con trai thư hai. Con đường này rất đẹp nhưng tôi đã đi qua lại nhiều lần, chỉ có em gái tôi mới đi lần đầu tiên nên thỉnh thoảng dừng lại để chụp hình. Những con thác cao. thác thấp, thác chảy nằm, nước trắng xóa, bắt nguồn từ nơi nào trong rừng sâu hối hả chảy ra đẹp vô cùng, có những cây gì không biết mà lá to như tấm cửa, rung rinh trong gió, hoa cỏ nơi đây rất hấp dẫn người đi qua, dọc đường có ghé rừng sâm Ngọc Linh nơi mới trồng nhưng rất nhiều sâm. Trưa đến Khâm Đức ăn cơm trưa gồm có rau rừng xào tỏi, cá niên chiên chấm muối ớt, cá suối vàng như nghệ kho và gà rừng, bữa cơm tuy ít món nhưng chúng tôi ăn rất ngon miệng Chúng tôi ra đến Đà Nẵng mặc dù trời còn rất sớm nhưng chúng tôi ở lại nơi đây một đêm với vợ chồng con trai đầu lòng và cháu nội
Bảy giờ tối chúng tôi đi Hội An, thăm thành phố cổ ban đêm, Hội An cách Đà Nẳng hơn 20 cs về phía Nam, đến nơi phải để xe ở ngoài chúng tôi đi bộ vào. Ôi! Thành phố ban đêm với những con đường nhỏ hẹp cong cong, hai bên dãy phố người ta treo toàn đèn lồng lớn nhỏ đủ kiểu,nhìn về phía bờ sông, ánh sáng của những chiếc đèn lồng hắt xuống mặt sông nước lung linh, trong gió nhẹ đẹp vô cùng, nơi đây nhà cửa hai bên phố vẫn giữ nguyên trạng cổ xưa, những mái nhà ngói liệt đen sì, rêu phong ẩm mốc, rất tiếc chúng tôi không đi đúng ngày 14 âm lịch mỗi tháng, vì những đêm ấy người ta tắt hết điện chỉ thắp nến, trong mỗi chiếc đèn lồng, cảnh vật sẽ đẹp mơ màng nhờ có ánh nến lung linh.....Chia tay phố cổ Hội An, lòng mang nhiều cảm giác bềnh bồng như lạc vào thời xa xưa của thế kỷ trước. Chúng tôi ra về và không quên thưởng thức mỗi người một tô cao lầu mì đặc sản của Hội An
Sáng ra đi thật sớm để ra Nghệ An, nơi đứa cháu ngoại của tôi đến để thi tài năng trẻ tin học. Qua khỏi đường hầm Lăng Cô từ trên cao nhìn xuống bao nhiêu là mái nhà đen đỏ trắng xanh san sát kề nhau, vịnh Lăng Cô chạy vòng tròn sát chân núi, nước xanh um, nơi này đã nuôi sống rất nhiều gia đình bằng nghề nuôi cá, nuôi tôm. Dọc đường quốc lộ 1 nơi nào cũng giống nơi nào, với ruộng lúa xanh tươi có nơi ươm vàng, với cánh đồng bát ngát, xa xa có lũy tre làng ẩn hiện mập mờ, đã tạo nên vẻ riêng biệt của quê hương Việt Nam, qua những chiếc cầu, phần nhiều là màu trắng, có chiếc ngăn ngắn, có chiếc dài mút mắt, những lần xe chạy trên cầu, tôi bấm kính xuống để được hứng đón những ngọn gió mát rượi từ sông đưa lên, hơi nước đã cho tôi một cảm giác dễ chịu êm ái vô cùng. Đến con sông Bến Hải có cầu Hiền Lương là nơi cách đây nhiều năm, được gọi là chiếc cầu ngăn cách nỗi đau của đôi bờ Nam Bắc. Bây giờ người ta đã làm cầu mới, nhưng chiếc cầu cũ vẫn còn nguyên vẹn ở một bên và không được xử dụng, chắc nó buồn tủi lắm. Rồi chúng tôi đến đèo Ngang đẹp vô cùng, lúc bấy giờ là buổi chiều tà, tôi bỗng nhớ đến bài thơ của bà Huyện Thanh Quan có hai câu cuối:
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Lúc ấy lòng tôi bỗng dưng chìm lắng về một cõi xa xăm nào miên man trong quá khứ, rồi chúng tôi qua những địa danh Kỳ Anh, Bến Thủy, những địa danh lạ lẫm nhưng thật dễ thương
Vào khoảng bảy giờ tối, chúng tôi đến Vinh, trước khi vào Vinh tôi đã gặp con sông Lam lặng lờ im ắng, đẹp mơ màng trong buổi hoàng hôn chập choạng, nước và ráng chiều còn sót lại ánh lên trên mặt nước bằng phẳng một màu vàng ,pha đỏ đỏ của bóng chiều một vẻ đẹp làm nao lòng người. Đến cầu Bến Thủy, nhìn thấy tấm bản ở cây xăng bên đường đề Nghi Xuân Hà Tĩnh tôi giật mình thảng thốt tưởng mình lạc đường, tưởng rằng mình mới đến Hà Tĩnh, bất chợt tôi nghĩ chắc đêm nay mình ngủ lại Hà Tĩnh mất thôi, lòng tôi mang cảm giác của một lữ khách bâng khuâng giữa buổi chiều tà Hoàng hôn ơi! Chầm chậm chờ ta với, Kẻo tối rồi ta biết trọ nơi nao. Một cảm giác chơi vơi lạc lõng giữa nơi xa lạ trong buổi chiều tranh tối, tranh sáng, lòng buồn mênh mang.Vì bên này cầu là Hà Tĩnh, mà bên kia cầu là Vinh, cây cầu hai đầu mang hai địa danh khác nhau. Đây rồi Vinh một thành phố trẻ rộng thênh thang với những con đường đôi sạch sẽ, lúc này trời đã tối , các khách sạn gần thành phố đều đã kín chỗ, chúng tôi dành phải ở khách sạn xa, rồi đi kiếm quán ăn, chúng tôi ở lại Vinh hai ngày ba đêm để chờ cháu thi xong, nơi đây tôi được thưởng thức món bánh mướt ( bánh ướt ) thịt bò xáo, hoặc lươn, nơi nào cũng toàn lươn,miếng lươn, bún lươn, cà ri lươn, chắc lươn là món ăn đặc sản của nơi này. Sáng hôm sau tôi đi Yên Thành thăm sui gia, vì mười bốn năm kết sui rồi mà tôi chưa biết nhà, đặc biệt nơi này có cánh đồng lúa rất trù phú chắc là vựa lúa của Nghệ An, chiều lại tôi đi cửa Lò, một cửa Lò đẹp và hơi hoang sơ vì có câu ' Tắm cửa Hội, lội cửa Lò ' Nơi này có món ăn đặc sản chân mai, đó là một phần thịt của con hàu, được người ta làm sạch và lăn bột chiên dòn dòn rất ngon.
Sáng hôm sau tôi rời thành phố Vinh với một bữa điểm tâm bánh mướt lươm um, rồi chúng tôi đi làng Sen, chúng tôi tháp tùng theo đoàn xe chở tài năng trẻ, khoảng gần ba trăm em xuất sắc của sáu mươi hai tỉnh thành, có cha mẹ bà con đi theo rất đông, trên đường về làng Sen để mấy em tham quan, phía trước có xe CA giao thông dẫn đầu được vượt đèn đỏ. Ơi! Cái cảm giác được vượt đèn đỏ nó khoan khoái thích thú làm sao, một niềm vui cứ miên man trôi chảy mãi trong lòng. Đúng là làng Sen, sen ơi là sen, trên con đường bên nầy sen, bên kia sen, hoa sen hồng hồng, pha màu tím nhạt, một mùi hương nhẹ nhàng thoang thoảng đâu đây, đem lại cho tôi cảm giác êm dịu thanh thoát rất dễ chịu, rất hiền hòa, rồi tôi rời đoàn, rồi tôi đi về phía Nam, còn con gái tôi ở lại đợi cháu nhận giải
Vượt một quãng đường dài đến thành phố Quảng Trị thấy cũng tối chúng tôi ở lại, sáng ra chúng tôi được người bạn cùng khóa với anh mời ăn sáng bún bò Huế, hai người kể chuyện ngày xưa, từ chuyện hồi còn ở dưới mái trường đại học, cho đến chuyện chiến tranh, tôi không cầm được nước mắt khi anh kể về người bạn đã ra đi để lại người mẹ già trong căn nhà tranh nhỏ xíu chỉ có một cái chỏng tre, anh ra đi ngoài mẹ già ra không còn ai, không có ai, cuộc đời người lính ngắn ngủi, mong manh chưa kịp có người tình để nhỏ lệ tiển đưa , hình ảnh người mẹ cằn cổi với đôi mắt già nua, mái tóc bạc trắng, nhào tới ôm quan tài con trai khóc ngất trong cảnh quá nghèo, quá lẻ loi, làm cho tôi trào dâng một cảm giác thắt lòng.
Rồi chúng tôi đi thăm Thành cổ Quảng Trị và La Vang. La Vang hôm nay được đổi mới có hàng rào ngăn cách, bao bọc xung quanh và rộng lớn nhiều so với La Vang năm xưa cách đây gần bốn mươi năm trước, các cây nấm bằng xi măng , giờ đã cũ kỉ đen sì, rêu phong ẩm mốc, còn có tượng Đức Mẹ mới xây, mặc áo dài đội khăn vành, như hoàng hậu thời xa xưa
Rời khỏi La Vang, chúng tôi đi gặp lại những người bạn năm cũ, mà đêm rồi đã đến khách sạn tìm thăm chúng tôi. Có một người mà cách đây ba mươi năm đã chở bằng xe honda 50 từ Quảng Trị vào Huế cho chúng tôi một bao cát gạo, mối ân tình này chắc chắn suốt cuộc đời chúng tôi chẳng bao giờ trả nổi, chẳng bao giờ phôi phai trong tâm trí, giờ gặp lại nhau đây tình cảm thắm thiết chan hòa và hiện tại người ấy cũng rất khá giả, tôi bỗng ứa nước mắt khi nhắc lại những chuyện xa xưa, tôi nhìn chú ấy với đôi mắt đầy biết ơn và rưng rưng niềm cảm mến ngọt ngào
Chúng tôi đến Huế vào buổi trưa, chiều lại về nhà thờ thắp hương ông bà và đi thăm bạn bè, thăm những bạn cùng khóa với anh ngày xưa, thăm chị quả phụ, vợ của người bạn đã ra đi vĩnh viễn chị ấy rất nghèo và thiếu sức khỏe vì những năm tháng thiếu thốn trầm trọng kéo dài, nhìn chị, tôi bổng giật mình, không ngờ một con người nhỏ bé có hai tám kí mà mang xách nhang đi khắp đây đó bán dạo để nuôi đứa con bị tai nạn tật nguyền, lòng tôi bổng dâng trào một mối thương cảm xót xa.
Rồi tôi đi mua quà đặc sản Huế. Tôi vào hồ Tịnh Tâm nơi ngày xưa là vườn ngự uyển của vua, cả một rừng sen bát ngát, một mùi hương thoảng nhẹ lan tỏa, rất tao nhã, rất dịu mềm, tôi mua hạt sen, tim sen và ở lại với Huế một đêm. Sáng ra chúng tôi ăn cơm hến, cũng là món hến, nhưng hến ở Huế ngọt và ngon hơn các nơi khác nhờ có cồn hến ở ven sông Hương.rau ở đây cũng đăc biệt, có chuối cây xắt nhỏ, trắng phau, rồi khế rau thơm, ăn vào đầy hương vị của xứ Huế, cay cay nhưng mà rất ấm áp tình quê hương
Chúng tôi đi chùa Linh Mụ, cách thành phố khoảng gần hai cây số về hướng Tây, chùa có một tháp cao và trên cùng có bầu hồ lô, có một chuông lớn đã hơn trăm tuổi, chùa được tọa lạc trên một thành đất cao Trước mặt chùa là con sông Hương nước trong veo có thuyền rồng neo đậu để chở du khách dạo trên giòng sông khi tiết trời nóng bức, thưởng thức những cảnh thiên nhiên trữ tình mà đất trời đã ban tặng cho xứ Huế mộng mơ, nhất là những đêm trăng đầy, bên kia sông là làng Nguyệt Biều, bất chợt tôi nhớ đến lời nguyền của một ai đó thời xa vời
Bất giao Nguyệt Biều hữu
Bất thú Dạ Lê thê
Bất ẩm Thạch Hàn thủy
Bất thực Lương Quán kê
( Không làm bạn với người Nguyệt Biều.
Không cưới vợ người Dạ Lê
Không uống nước sông Hàn Thủy
Không ăn gà làng Lương Quán )
Tôi ngồi nhìn về phía thượng nguồn của giòng Hương Giang, xa xa là những dãy núi có ba màu sắc khác nhau, gần thì xanh lục, rồi đến xanh um, cuối cùng là màu xanh nhạt nhòa có những cụm mây trắng bao phủ, làm cho dãy núi ẩn hiện lờ mờ sát đường chân trời, đẹp mơ màng. Rồi chúng tôi đi lên thăm Văn Thánh nơi đã dựng bia thờ các quan văn thời Nguyễn, còn bia Võ Thánh bị hư hại, vết tích lu mờ. Chúng tôi đi thẳng lên thành Lồi , nơi tương truyền rằng ngày xưa ta và Chiêm Thành đắp thành thi ai đắp thành cao hơn, sẽ được đất, bên ta dựng bằng cót nên nhanh hơn, bây giờ chỉ còn là dãy đất nhấp nhô, vết tích xưa còn lại và cũng để chứng tỏ sự thông minh của ông cha ta ngày ấy. Chúng tôi đi lên lăng Tự Đức, nơi an nghĩ cuối cùng của vị vua văn chương thi phú thời Nguyễn, nơi này trước đây tôi đã đến nhiều lần, nhưng lần nào tôi cũng có cảm giác cái thời phong kiến xa xưa sao mà độc đáo quá, chết rồi mà còn lưu lại bao lăng mộ nguy nga. Rồi lên đồi Vọng Cảnh, qua một rừng thông, trước mắt tôi vỡ òa một phong cảnh tình tứ, nào sông nước nên thơ, nào trời mây mềm mại, đưa du khách đến với cảm giác yên bình thoải mái, nhẹ nhàng. lâng lâng... Bên kia sông là điện Hòn Chén, còn gọi là điện Thiên Tiên Thánh Mẫu, cũng là nơi quan trọng nhất trong đời sống tâm linh của người dân xứ Huế. Đồi Vọng Cảnh nhìn lên là Tuần, nơi đầu nguồn của dòng Hương Giang, nhìn bên trái là đồi thông Thiên An, giòng tu của Công giáo, cũng là nơi sinh hoạt như đi dã ngoại, cắm trại của bao người dân xứ Huế, nhất là thanh niên nam nữ.
Chúng tôi rời Huế đã trưa và ghé Lăng Cô ăn cơm đặc sản của miền biển, về Đà Nẵng còn sớm chúng tôi ghé chùa Linh Ứng, tọa lạc tại Tiên Sa, trên một triền đồi núi nhìn ra biển rất đẹp, một ngôi chùa rất lớn, có tượng Phật bà nhìn ra biển cả mênh mông, tượng cao ba mươi hai mét, có mười một tầng, mỗi tầng có tượng Phật bằng đá cẩm thạch rất lớn. nguyên tấm
Về nhà con trai, chúng tôi kéo nhau đi ăn bánh tráng cuốn thịt luộc, món ăn đặc sản của xứ Quảng, nhìn miếng thịt luộc được nối dài trắng trong, biết ngay nó ngọt và mềm, cuốn với bánh tráng, bánh ước rau sống chấm với mắm nêm tỏi ớt có dứa bằm nhuyển cay xè, nhưng mà rất ngon, tôi ăn liền hai cuốn.Tối lại chúng tôi đi xem cầu rồng phun lửa, phun nước, tôi không thể nào ngờ Đà Nẵng rộng lớn và kiến trúc tối tân với năm cây cầu bắt qua sông Hàn, trước kia tôi cứ ngỡ cầu Thuận Phước là đẹp nhất, cầu xoay là kỳ vĩ nhất, không ngờ bây giờ có cầu Rồng, rồi mai đây chắc sẽ có cầu đẹp và mới lạ hơn nữa
Hôm sau chúng tôi về lại con đường Trường Sơn, mặc dù qua lại nhiều lần nhưng nó vẫn hấp dẫn tôi, nhờ có hoa lá và cỏ dại mọc đầy ven đường, nhờ có sông sâu núi cao và biết bao ghềnh thác, vách đá cheo leo đã lôi cuốn tôi, đưa tôi về nơi mê muội nào trong tâm hồn
Cẩm Tú Cầu
Anh ghé thăm em nè Trần Thạch Thảo luôn vui vẻ may mắn nhá em
Trả lờiXóaTuổi 70 mà vẫn đủ sức dong ruỗi ra bắc vào nam, hồn văn dạt dào...Chị Cẩm Tú Cầu là sướng nhất trên đời rồi. Ước gì được như Chị nhỉ?!
Trả lờiXóaEm ngồi nhà đọc bài viết của chị mà cảm thấy như mình là người đồng hành cùng với tác giả vậy.Tự nhiên lại thấy thèm cơm hến của Huế quá đi chị ơi.
Trả lờiXóasang nam bác nhụy lên chức , rồi có xuôi gia ... làm một chuyến được mà ... tại bác ko chịu đi thôi
Trả lờiXóaSang năm thì cũng mới U60 dưới xa lắc mà bạn...
Trả lờiXóa