Tạp ghi về một số cách chơi chữ trong thơ đường luật của Việt Nam- Nhật Hồng Nguyễn Thanh Vân (ST)
Phố núi...
TẠP GHI VỀ MỘT SỐ CÁCH CHƠI CHỮ
TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT CỦA VIỆT NAM
Nhật Hồng Nguyễn Thanh Vân
Theo Giáo Sư Trần Trọng San trong cuốn Đường Thi, thì đời nhà Đường bên Tàu (618-907), có thể nói là thời đại hoàng kim về thi ca của họ, vì người ta tìm thấy có gần 50 ngàn bài thơ nổi tiếng của hơn 2 ngàn thi nhân còn truyền tụng đến bây giờ. Chẳng những về lượng đã hơn gấp mấy lần so với bảy, tám trăm năm về trước, mà giá trị nghệ thuật cùng những tuyệt tác phẩm bất hủ cũng vượt trội hơn, kể cả các đời sau. Do vậy mà từ trước đến giờ, hễ nói đến thơ Tàu, là hầu như người ta chỉ nói đến thơ Đường mà thôi.
Lịch sử thi ca từ phú của Trung Quốc cho đến thơ Đường được hình thành như thế nào, ắt phải cần sự nghiên cứu sâu rộng của những nhà văn học sử. Ở đây, chúng tôi chỉ muốn đề cập sơ lược đến thơ Đường luật, đã được du nhập vào nước ta như thế nào, và một số cách chơi chữ, chơi thơ của các nhà thơ Việt Nam, mà trong phạm vi hạn hẹp, chúng tôi tìm hiểu được, để cống hiến quý vị thưởng thức trong lúc nhàn như. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng có xen vào một số bài thơ của mình, với mục đích làm phong phú thêm cho bài viết, chứ không dám sánh ngang hàng với những bậc tiền bối thi gia.
Theo Văn Học Sử Yếu của Giáo Sư Dương Quảng Hàm, thì nền quốc văn của nước ta trước đây chỉ có Tục Ngữ, Ca Dao, nghĩa là loại văn chương bình dân và truyền khẩu. Đến đời Hàn Thuyên, là người đầu tiên biết làm thơ phú bằng quốc âm, nên có thể coi ông là “Ông tổ văn nôm”, loại văn bác học có theo quy tắc nhất định.
Ông vốn họ Nguyễn, người huyện Thanh Lâm (nay là phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương), đậu Thái Học Sinh về đời vua Trần Thái Tôn (1225-1257). Theo sử chép, mùa Thu tháng Tám năm 1282 đời vua Trần Nhân Tôn, ông đang làm Hình Bộ Thượng Thư, có con ngạc ngư (cá sấu) đến sông Phú Lương (tức sông Nhị Hà). Vua sai ông làm bài văn vất xuống sông. Cá sấu bỏ đi. Vua cho việc ấy giống việc Hàn Dũ bên Tàu cũng làm bài văn đuổi cá sấu (khoảng năm 819), nên cho ông đổi họ Hàn.
Bài thơ đuổi cá sấu đó, ông làm bằng Hán văn hay Việt văn thì sử không chép rõ. Nhưng sau đó, ông có làm nhiều bài thơ phú bằng quốc ngữ có nhiều người đương thời bắt chước. Vì thế mà đời sau làm thơ quốc âm thường gọi là thơ Hàn luật.
Thế nhưng, Hàn luật không phải do ông sáng tác ra, đó chỉ là Đường luật (luật thơ phú của nhà Đường bên Tàu) mà ông biết ứng dụng vào làm thơ phú quốc âm thôi. Tuy vậy, công của ông không phải là nhỏ, vì ông biết theo Đường luật làm thơ phú nôm, thì về sau mới có người bắt chước, mà nền văn nôm của nước ta mới bắt đầu thành lập. Cũng từ đó, các văn sĩ không những làm thơ phú, mà còn làm các thể văn khác nữa. Có thể chia các thể văn của ta làm hai loại như sau :
- Những thể mượn của Tàu như thơ cổ phong, thơ Đường, phú, văn tế, câu đối tứ lục, kinh nghĩa (lối bát cổ)…
- Những thể thơ của ta là thơ lục bát, song thất lục bát, và các biến thể của hai lối ấy như hát nói, sẩm, lý, hề, điên, các câu nói lối trong tuồng tích… đều thuộc về loại văn vần cả. Còn các lối văn xuôi của Tàu (như tự, bạt, truyện, ký, luận…) thì các cụ ngày xưa ít viết bằng quốc âm. Mãi đến thời Pháp thuộc về sau, ta mới biết dùng đến tiểu thuyết, ký sự, kịch, diễn thuyết… là lối văn xuôi theo Tây học.
Trong các thể văn thơ mượn của Tàu, thì thơ Đường luật hầu như được ta dùng nhiều hơn hết. Thơ Tàu từ trước đời Đường gọi là thơ Cổ phong hay Cổ thể, không đồng nhất số chữ trong mỗi câu và không có niêm luật bắt buộc. Đến đời Đường mới đặt ra thơ Đường luật, hay còn gọi là thơ Cận thể, có vần, niêm, luật, đối, nhất định. Rồi theo số câu, thơ Đường luật chia làm hai lối :
1.- Tứ Tuyệt gồm mỗi bài 4 câu. 2.- Bát Cú gồm mỗi bài 8 câu.
Trong Tứ tuyệt còn chia ra là Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt (mỗi câu 5 chữ), hoặc Thất Ngôn Tứ Tuyệt (mỗi câu 7 chữ). Nhưng Thất Ngôn Bát Cú (7 chữ, 8 câu) rất được ưa chuộng ở nước ta. Bởi vì từ năm 1304, vua Trần Anh Tôn định lại chương trình thi Hội (Tiến sĩ), ngoài những đề thi như kinh nghĩa, chiến, chế, biểu, văn sách… ra, còn bắt buộc mỗi thí sinh phải làm một bài thơ về Đường luật Thất Ngôn Bát Cú trình lên. Thí sinh nào làm dở thì coi như bị đánh hỏng. Các vua sau này còn áp dụng cho cả thi Hương (Cử nhân) nữa. Do đó mà tất cả các nho sinh sĩ tử đều phải am tường về loại thơ này. Phép thi đó lưu truyền qua nhiều thời đại, mãi đến khi chánh quyền Bảo Hộ (thời Pháp thuộc) ra lệnh bỏ lối thi khoa cử cũ, thì thơ Thất Ngôn Bát Cú mới mất dần địa vị độc tôn của nó.
Như đã nói ở trên, thơ Đường luật phải làm đúng theo vần, niêm, đối, luật, nhưng thơ Tàu không gò ép các câu 3-4 và 5-6 bắt phải đi vào một khuôn khổ nhất định như của nước ta. Có nghĩa là các câu 3-4 và 5-6 của Tàu tuy là phải đối từng cặp, nhưng muốn diễn đạt thế nào cũng được. Còn đối với cách làm thơ Đường luật của ta, thì câu 3-4 vừa phải đối nhau, mà còn đặt là “cặp Thực” hay “cặp Trạng”, bắt buộc hai câu này phải giải thích đầu đề cho rõ ràng. Hai câu 5-6 cũng đối nhau, nhưng đặt là “cặp Luận” bắt buộc phải đem ý của đầu bài mà bàn rộng ra.
Thơ Đường luật của ta đã khó đến như vậy, nếu không dùng trong khoa cử, thì ít ai học đến. Cũng vì thế mà người làm thơ về thể loại này ngày một ít đi, nhất là giới trẻ hiện nay thường chuộng về thơ mới, thơ tự do, mà ít sở trường về thơ Đường luật nữa. Có thể một vài thập niên tới, loại thơ này phải đành cáo chung, chỉ còn có trong kho tàng văn học cổ mà thôi !
Trong thơ Đường luật của Tàu còn có các lối chơi thơ như Thủ Vĩ Ngâm, Liên Hoàn, Yết Hậu, Lục Ngôn Thể, Liên Ngâm hoặc Liên Cú, Thuận Nghịch Độc, và Họa Vận mà ta cũng có làm theo. Nhưng các cụ nhà ta còn thêm nhiều lối chơi thơ, chơi chữ nữa như thể : Tiệt Hạ, Vĩ Tam Thanh, Song Điệp, vv… để trong lúc trà dư tửu hậu xướng họa làm vui, kể cũng phong lưu tao nhã biết dường bao, âu đó cũng là cái thú thanh cao của thi nhân vậy ! Xin trích dẫn các lối Tiệt Hạ, Vĩ Tam Thanh, Song Điệp theo Việt Nam Văn Học Sử Yếu như sau :
- Tiệt Hạ : (Tiệt : ngắt; Hạ : dưới) là lối thơ câu nào cũng bỏ lửng như bị ngắt ở cuối, nhưng ý nghĩa rõ rệt, người đọc đoán mà hiểu được. Thí dụ :
Thác bức rèm châu chợt thấy mà…
Chẳng hay người ngọc có hay là…
Nét thu dợn sóng hình như thể…
Cung nguyệt quang mây nhác ngỡ là…
Khuôn khổ ra chiều người ở chốn…
Nết na xem phải thói con nhà…
Dở dang nhắn gởi xin thời hãy…
Tình ngắn tình dài chút nữa là…
Vô Danh
1 .- Đọc xuôi :
Nhìn hai bài thơ có nhiều cách đọc nêu trên, quả thật là khó làm. Nhưng xét kỹ, thì chỉ có 56 chữ lộn đi lộn lại mà thôi. Nếu biết làm thơ Đường Luật và chịu khó bỏ ra nhiều thời gian đặt câu, xếp chữ, lựa ý, gieo vần, thì cũng có thể làm được. Đó cũng là một thú vị trong cách chơi chữ, chơi thơ.
Thế mới biết trong tiếng Việt của ta rất là phong phú, mà hầu như trên thế giới cũng ít có thứ tiếng nào biến chuyển tuyệt vời như vậy.
Có người nói tiếng Việt là tiếng của thơ ca, và mỗi người Việt là một nhà thơ, nghĩ cũng không phải là ngoa. Người viết chỉ sưu tầm và đơn cử ra đây được một phần nhỏ nào cái phong phú đó, chỉ với mục đích để các bạn trẻ Việt Nam đang lưu lạc ở xứ người, có dịp đọc qua mà hãnh diện ít nhiều về tiếng nói của quê hương.
Nhân đây, kẻ viết bài này cũng xin được đề nghị là đổi tên Thơ “Đường Luật” thành Thơ “Hàn Luật”, vì chính Ông Hàn Dũ đã mang loại thơ này vào nước ta, và đã làm cho hay hơn, phong phú thêm hơn như phần đầu có đề cập qua. Vã lại, càng về sau này, thơ Quốc Ngữ của chúng ta làm theo lối Thất Ngôn Bát Cú, tuy cũng đầy đủ vần, niêm, đối, luật, nhưng không có gì gọi là ảnh hưởng của thơ Đường, thơ Hán hay chữ Tàu cả. Đổi thơ Đường Luật thành thơ Hàn Luật cũng là một hình thức “Thoát Trung” vậy. Dám mong các bậc cao minh chỉ dẫn và góp ý thêm cho.
Nhật Hồng Nguyễn Thanh Vân (Michigan 2014)
TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT CỦA VIỆT NAM
Nhật Hồng Nguyễn Thanh Vân
Theo Giáo Sư Trần Trọng San trong cuốn Đường Thi, thì đời nhà Đường bên Tàu (618-907), có thể nói là thời đại hoàng kim về thi ca của họ, vì người ta tìm thấy có gần 50 ngàn bài thơ nổi tiếng của hơn 2 ngàn thi nhân còn truyền tụng đến bây giờ. Chẳng những về lượng đã hơn gấp mấy lần so với bảy, tám trăm năm về trước, mà giá trị nghệ thuật cùng những tuyệt tác phẩm bất hủ cũng vượt trội hơn, kể cả các đời sau. Do vậy mà từ trước đến giờ, hễ nói đến thơ Tàu, là hầu như người ta chỉ nói đến thơ Đường mà thôi.
Lịch sử thi ca từ phú của Trung Quốc cho đến thơ Đường được hình thành như thế nào, ắt phải cần sự nghiên cứu sâu rộng của những nhà văn học sử. Ở đây, chúng tôi chỉ muốn đề cập sơ lược đến thơ Đường luật, đã được du nhập vào nước ta như thế nào, và một số cách chơi chữ, chơi thơ của các nhà thơ Việt Nam, mà trong phạm vi hạn hẹp, chúng tôi tìm hiểu được, để cống hiến quý vị thưởng thức trong lúc nhàn như. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng có xen vào một số bài thơ của mình, với mục đích làm phong phú thêm cho bài viết, chứ không dám sánh ngang hàng với những bậc tiền bối thi gia.
Theo Văn Học Sử Yếu của Giáo Sư Dương Quảng Hàm, thì nền quốc văn của nước ta trước đây chỉ có Tục Ngữ, Ca Dao, nghĩa là loại văn chương bình dân và truyền khẩu. Đến đời Hàn Thuyên, là người đầu tiên biết làm thơ phú bằng quốc âm, nên có thể coi ông là “Ông tổ văn nôm”, loại văn bác học có theo quy tắc nhất định.
Ông vốn họ Nguyễn, người huyện Thanh Lâm (nay là phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương), đậu Thái Học Sinh về đời vua Trần Thái Tôn (1225-1257). Theo sử chép, mùa Thu tháng Tám năm 1282 đời vua Trần Nhân Tôn, ông đang làm Hình Bộ Thượng Thư, có con ngạc ngư (cá sấu) đến sông Phú Lương (tức sông Nhị Hà). Vua sai ông làm bài văn vất xuống sông. Cá sấu bỏ đi. Vua cho việc ấy giống việc Hàn Dũ bên Tàu cũng làm bài văn đuổi cá sấu (khoảng năm 819), nên cho ông đổi họ Hàn.
Bài thơ đuổi cá sấu đó, ông làm bằng Hán văn hay Việt văn thì sử không chép rõ. Nhưng sau đó, ông có làm nhiều bài thơ phú bằng quốc ngữ có nhiều người đương thời bắt chước. Vì thế mà đời sau làm thơ quốc âm thường gọi là thơ Hàn luật.
Thế nhưng, Hàn luật không phải do ông sáng tác ra, đó chỉ là Đường luật (luật thơ phú của nhà Đường bên Tàu) mà ông biết ứng dụng vào làm thơ phú quốc âm thôi. Tuy vậy, công của ông không phải là nhỏ, vì ông biết theo Đường luật làm thơ phú nôm, thì về sau mới có người bắt chước, mà nền văn nôm của nước ta mới bắt đầu thành lập. Cũng từ đó, các văn sĩ không những làm thơ phú, mà còn làm các thể văn khác nữa. Có thể chia các thể văn của ta làm hai loại như sau :
- Những thể mượn của Tàu như thơ cổ phong, thơ Đường, phú, văn tế, câu đối tứ lục, kinh nghĩa (lối bát cổ)…
- Những thể thơ của ta là thơ lục bát, song thất lục bát, và các biến thể của hai lối ấy như hát nói, sẩm, lý, hề, điên, các câu nói lối trong tuồng tích… đều thuộc về loại văn vần cả. Còn các lối văn xuôi của Tàu (như tự, bạt, truyện, ký, luận…) thì các cụ ngày xưa ít viết bằng quốc âm. Mãi đến thời Pháp thuộc về sau, ta mới biết dùng đến tiểu thuyết, ký sự, kịch, diễn thuyết… là lối văn xuôi theo Tây học.
Trong các thể văn thơ mượn của Tàu, thì thơ Đường luật hầu như được ta dùng nhiều hơn hết. Thơ Tàu từ trước đời Đường gọi là thơ Cổ phong hay Cổ thể, không đồng nhất số chữ trong mỗi câu và không có niêm luật bắt buộc. Đến đời Đường mới đặt ra thơ Đường luật, hay còn gọi là thơ Cận thể, có vần, niêm, luật, đối, nhất định. Rồi theo số câu, thơ Đường luật chia làm hai lối :
1.- Tứ Tuyệt gồm mỗi bài 4 câu. 2.- Bát Cú gồm mỗi bài 8 câu.
Trong Tứ tuyệt còn chia ra là Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt (mỗi câu 5 chữ), hoặc Thất Ngôn Tứ Tuyệt (mỗi câu 7 chữ). Nhưng Thất Ngôn Bát Cú (7 chữ, 8 câu) rất được ưa chuộng ở nước ta. Bởi vì từ năm 1304, vua Trần Anh Tôn định lại chương trình thi Hội (Tiến sĩ), ngoài những đề thi như kinh nghĩa, chiến, chế, biểu, văn sách… ra, còn bắt buộc mỗi thí sinh phải làm một bài thơ về Đường luật Thất Ngôn Bát Cú trình lên. Thí sinh nào làm dở thì coi như bị đánh hỏng. Các vua sau này còn áp dụng cho cả thi Hương (Cử nhân) nữa. Do đó mà tất cả các nho sinh sĩ tử đều phải am tường về loại thơ này. Phép thi đó lưu truyền qua nhiều thời đại, mãi đến khi chánh quyền Bảo Hộ (thời Pháp thuộc) ra lệnh bỏ lối thi khoa cử cũ, thì thơ Thất Ngôn Bát Cú mới mất dần địa vị độc tôn của nó.
Như đã nói ở trên, thơ Đường luật phải làm đúng theo vần, niêm, đối, luật, nhưng thơ Tàu không gò ép các câu 3-4 và 5-6 bắt phải đi vào một khuôn khổ nhất định như của nước ta. Có nghĩa là các câu 3-4 và 5-6 của Tàu tuy là phải đối từng cặp, nhưng muốn diễn đạt thế nào cũng được. Còn đối với cách làm thơ Đường luật của ta, thì câu 3-4 vừa phải đối nhau, mà còn đặt là “cặp Thực” hay “cặp Trạng”, bắt buộc hai câu này phải giải thích đầu đề cho rõ ràng. Hai câu 5-6 cũng đối nhau, nhưng đặt là “cặp Luận” bắt buộc phải đem ý của đầu bài mà bàn rộng ra.
Thơ Đường luật của ta đã khó đến như vậy, nếu không dùng trong khoa cử, thì ít ai học đến. Cũng vì thế mà người làm thơ về thể loại này ngày một ít đi, nhất là giới trẻ hiện nay thường chuộng về thơ mới, thơ tự do, mà ít sở trường về thơ Đường luật nữa. Có thể một vài thập niên tới, loại thơ này phải đành cáo chung, chỉ còn có trong kho tàng văn học cổ mà thôi !
Trong thơ Đường luật của Tàu còn có các lối chơi thơ như Thủ Vĩ Ngâm, Liên Hoàn, Yết Hậu, Lục Ngôn Thể, Liên Ngâm hoặc Liên Cú, Thuận Nghịch Độc, và Họa Vận mà ta cũng có làm theo. Nhưng các cụ nhà ta còn thêm nhiều lối chơi thơ, chơi chữ nữa như thể : Tiệt Hạ, Vĩ Tam Thanh, Song Điệp, vv… để trong lúc trà dư tửu hậu xướng họa làm vui, kể cũng phong lưu tao nhã biết dường bao, âu đó cũng là cái thú thanh cao của thi nhân vậy ! Xin trích dẫn các lối Tiệt Hạ, Vĩ Tam Thanh, Song Điệp theo Việt Nam Văn Học Sử Yếu như sau :
- Tiệt Hạ : (Tiệt : ngắt; Hạ : dưới) là lối thơ câu nào cũng bỏ lửng như bị ngắt ở cuối, nhưng ý nghĩa rõ rệt, người đọc đoán mà hiểu được. Thí dụ :
Thác bức rèm châu chợt thấy mà…
Chẳng hay người ngọc có hay là…
Nét thu dợn sóng hình như thể…
Cung nguyệt quang mây nhác ngỡ là…
Khuôn khổ ra chiều người ở chốn…
Nết na xem phải thói con nhà…
Dở dang nhắn gởi xin thời hãy…
Tình ngắn tình dài chút nữa là…
Vô Danh
THẤY GÁI HỒNG NHAN
Thấy gái hồng nhan bỗng chốc mà…
Hỏi thăm cô ấy chửa hay đà…
Hình dung yểu điệu in như thể…
Diện mạo phương phi ngỡ tưởng là…
Ăn mặc ra tuồng người ở chốn…
Nói năng phải lẽ giống con nhà…
Ước gì ta được mà ta để…
Ta để đem vê để nữa ta…
(Không rõ tên tác giả)
Thấy gái hồng nhan bỗng chốc mà…
Hỏi thăm cô ấy chửa hay đà…
Hình dung yểu điệu in như thể…
Diện mạo phương phi ngỡ tưởng là…
Ăn mặc ra tuồng người ở chốn…
Nói năng phải lẽ giống con nhà…
Ước gì ta được mà ta để…
Ta để đem vê để nữa ta…
(Không rõ tên tác giả)
TỰ THÁN
Tuy chẳng ra chi cũng gọi là…
Cũng phường râu tóc, cũng con nhà…
Gặp thời gặp vận thì toan những…
Lầm lối lầm đường mới hóa ra…
Ngồi ngẫm cuộc đời nào có mấy…
Thử liều với kiếp thế nhưng mà…
Ấy ai tai mắt, ai là chẳng…
Ta chẳng bằng ai có lẽ ta…
Tuy chẳng ra chi cũng gọi là…
Cũng phường râu tóc, cũng con nhà…
Gặp thời gặp vận thì toan những…
Lầm lối lầm đường mới hóa ra…
Ngồi ngẫm cuộc đời nào có mấy…
Thử liều với kiếp thế nhưng mà…
Ấy ai tai mắt, ai là chẳng…
Ta chẳng bằng ai có lẽ ta…
(Không rõ tên tác giả)
- Vĩ Tam Thanh : (Vĩ : đuôi; Tam Thanh : ba tiếng) là ba tiếng cuối cùng, câu nào cũng phải âm giống nhau. Thí dụ :
Ta nghe gà gáy tẻ tè te,
Bóng ác vừa lên hé hẻ hè.
Non một chồng cao von vót vót,
Hoa năm sắc nở lóe lòe loe.
Chim tình bầu bạn kìa kia kỉa,
Ong nghĩa vua tôi nhẹ nhẽ nhè.
Danh lợi mặc người ti tí tỉ,
Ngủ trưa chưa dậy khỏe khòe khoe.
Bóng ác vừa lên hé hẻ hè.
Non một chồng cao von vót vót,
Hoa năm sắc nở lóe lòe loe.
Chim tình bầu bạn kìa kia kỉa,
Ong nghĩa vua tôi nhẹ nhẽ nhè.
Danh lợi mặc người ti tí tỉ,
Ngủ trưa chưa dậy khỏe khòe khoe.
Vô Danh
- Song Điệp : (Song : đôi; Điệp : Trùng nhau) là lối thơ mỗi câu hoặc ở đầu, hoặc ở cuối, đặt hai cặp điệp tự (chữ lặp lại). Thí dụ :
Vất vất vơ vơ cũng nực cười !
Căm căm cúi cúi có hơn ai ?
Nay còn chị chị anh anh đó,
Mai đã ông ông mụ mụ rồi.
Có có không không lo hết kiếp,
Khôn khôn dại dại chết xong đời.
Chi bằng láo láo lơ lơ vậy,
Ngủ ngủ ăn ăn nói chuyện chơi.
Căm căm cúi cúi có hơn ai ?
Nay còn chị chị anh anh đó,
Mai đã ông ông mụ mụ rồi.
Có có không không lo hết kiếp,
Khôn khôn dại dại chết xong đời.
Chi bằng láo láo lơ lơ vậy,
Ngủ ngủ ăn ăn nói chuyện chơi.
Vô Danh
Trong các cách chơi thơ, chơi chữ, có lẽ “Thuận Nghịch Độc” là một trong những lối khó khăn hơn hết, vì bài thơ phải làm đúng vần, niêm, đối, luật, mà còn phải Đọc Xuôi (Thuận) từ trên xuống, và Đọc Ngược (Nghịch) từ dưới lên, mà vẫn đúng theo ý của đầu đề. Chúng tôi xin đưa ra đây một số các bài thơ làm theo loại này, trong đó có bài Xuân Hứng của vua Tự Đức, và bài Vịnh Tranh Tố Nữ của Phạm Thái là độc đáo hơn hết, vì đọc xuôi là thơ chữ Hán, nhưng đọc ngược lại là thơ quốc âm của ta :
XUÂN HỨNG
(Đọc xuôi từ trên xuống là Hán văn)
Thi đàn tế liễu lộng hoa hài,
Khách bộ tùy sương ẩn bích đài.
Kỳ cục đa thanh phong giáp trận,
Tửu hồ khuynh bạch tuyết hòa bôi.
Sơ liêm thấu nguyệt hương lung trúc,
Tuyết án lăng hoa vị áp mai.
Phi phất thảo am đầu tĩnh điếm,
Ư tình cố nại thuộc quyên ai.
Khách bộ tùy sương ẩn bích đài.
Kỳ cục đa thanh phong giáp trận,
Tửu hồ khuynh bạch tuyết hòa bôi.
Sơ liêm thấu nguyệt hương lung trúc,
Tuyết án lăng hoa vị áp mai.
Phi phất thảo am đầu tĩnh điếm,
Ư tình cố nại thuộc quyên ai.
(Đọc ngược từ dưới lên là Việt văn)
Ai quen thuộc nấy có tình ư,
Điếm tĩnh đầu am cỏ phất phơ.
Mai áp mùi hoa lăng án tuyết,
Trúc lồng hương nguyệt thấu rèm thưa.
Bôi hòa tuyết bạch nghiêng hồ rượu,
Trận giáp phong thanh đánh cuộc cờ.
Rêu biếc in sương theo bước khách,
Hài hoa lỏng lẻo túi đàn thơ.
Điếm tĩnh đầu am cỏ phất phơ.
Mai áp mùi hoa lăng án tuyết,
Trúc lồng hương nguyệt thấu rèm thưa.
Bôi hòa tuyết bạch nghiêng hồ rượu,
Trận giáp phong thanh đánh cuộc cờ.
Rêu biếc in sương theo bước khách,
Hài hoa lỏng lẻo túi đàn thơ.
Vua Tự Đức
VỊNH TRANH TỐ NỮ
(Đọc xuôi là Hán văn)
Thanh xuân tỏa liễu lãnh tiêu phòng,
Cẩm trục đình châm ngại điểm trang.
Thanh rạng độ liên phi phất lục,
Đạm hi tán cúc thát sơ hoàng
Tình si dị tố liêm biên nguyệt,
Mộng xúc tằng liêu trướng đỉnh sương.
Tranh khúc cưỡng khiêu sầu mối bận,
Oanh ca nhật vĩnh các tiêu hương.
Cẩm trục đình châm ngại điểm trang.
Thanh rạng độ liên phi phất lục,
Đạm hi tán cúc thát sơ hoàng
Tình si dị tố liêm biên nguyệt,
Mộng xúc tằng liêu trướng đỉnh sương.
Tranh khúc cưỡng khiêu sầu mối bận,
Oanh ca nhật vĩnh các tiêu hương.
(Đọc ngược là Việt văn)
Hương tiêu gác vắng nhặt ca oanh,
Bận mối sầu khêu gượng khúc tranh.
Sương đỉnh trướng gieo từng giục mộng,
Nguyệt bên rèm tỏ dễ si tình.
Vàng thưa thớt cúc tan hơi đạm,
Lục phất phơ sen độ rạng thanh.
Trang điểm ngại châm dừng trục gấm,
Phòng tiêu lạnh lẽo khóa xuân xanh.
Phạm Thái
Hương tiêu gác vắng nhặt ca oanh,
Bận mối sầu khêu gượng khúc tranh.
Sương đỉnh trướng gieo từng giục mộng,
Nguyệt bên rèm tỏ dễ si tình.
Vàng thưa thớt cúc tan hơi đạm,
Lục phất phơ sen độ rạng thanh.
Trang điểm ngại châm dừng trục gấm,
Phòng tiêu lạnh lẽo khóa xuân xanh.
Phạm Thái
ĐỀN NGỌC SƠN (Hà Nội)
Đọc Xuôi :
Linh uy nổi tiếng thật là đây,
Nước chắn, hoa rào, một khóa mây.
Xanh biếc nước soi, hồ lộn bóng,
Tím bầm rêu mọc, đá tròn xoay.
Canh tàn lúc đánh chuông ầm tiếng,
Khách vắng khi đưa xạ ngát bay.
Thành thị tiếng vang đồn cảnh thắng,
Rành rành nọ bút với nghiên này.
Đọc Xuôi :
Linh uy nổi tiếng thật là đây,
Nước chắn, hoa rào, một khóa mây.
Xanh biếc nước soi, hồ lộn bóng,
Tím bầm rêu mọc, đá tròn xoay.
Canh tàn lúc đánh chuông ầm tiếng,
Khách vắng khi đưa xạ ngát bay.
Thành thị tiếng vang đồn cảnh thắng,
Rành rành nọ bút với nghiên này.
Đọc Ngược :
Này nghiên với bút nọ rành rành,
Thắng cảnh đồn vang tiếng thị thành.
Bay ngát xạ đưa khi vắng khách,
Tiếng ầm chuông đánh lúc tàn canh.
Xoay tròn đá mọc rêu bầm tím,
Bóng lộn hồ soi nước biếc xanh.
Mây khóa một rào, hoa nước chắn,
Đây là thật tiếng nổi uy linh.
Này nghiên với bút nọ rành rành,
Thắng cảnh đồn vang tiếng thị thành.
Bay ngát xạ đưa khi vắng khách,
Tiếng ầm chuông đánh lúc tàn canh.
Xoay tròn đá mọc rêu bầm tím,
Bóng lộn hồ soi nước biếc xanh.
Mây khóa một rào, hoa nước chắn,
Đây là thật tiếng nổi uy linh.
Vô Danh
GỬI THĂM ÔNG TAM XUYÊN
Đọc Xuôi :
Tình chung mấy nẻo cách Tây Đông,
Cảnh nhớ đêm trăng thưởng chén nồng.
Sênh nhịp tiếng đàn ta với bạn,
Vận hòa câu vịnh ý ưa lòng.
Ngành chen trắng đã mai non khắp,
Lá nhuốm xanh còn liễu dặm trông.
Dành để cuộc chơi người nguyện ước,
Quanh vòng hỏi bến ngả ba sông.
Đọc Xuôi :
Tình chung mấy nẻo cách Tây Đông,
Cảnh nhớ đêm trăng thưởng chén nồng.
Sênh nhịp tiếng đàn ta với bạn,
Vận hòa câu vịnh ý ưa lòng.
Ngành chen trắng đã mai non khắp,
Lá nhuốm xanh còn liễu dặm trông.
Dành để cuộc chơi người nguyện ước,
Quanh vòng hỏi bến ngả ba sông.
Đọc Ngược :
Sông ba ngả bến hỏi vòng quanh,
Ước nguyện người chơi cuộc để dành.
Trông dặm liễu còn xanh nhuốm lá,
Khắp non mai đã trắng chen ngành
Lòng ưa ý vịnh câu hòa vận,
Bạn với ta đàn tiếng nhịp sênh.
Nồng chén thưởng trăng đêm nhớ cảnh,
Đông Tây cách nẻo mấy chung tình.
Tôn Thất Diệm (1853-1922)
Sông ba ngả bến hỏi vòng quanh,
Ước nguyện người chơi cuộc để dành.
Trông dặm liễu còn xanh nhuốm lá,
Khắp non mai đã trắng chen ngành
Lòng ưa ý vịnh câu hòa vận,
Bạn với ta đàn tiếng nhịp sênh.
Nồng chén thưởng trăng đêm nhớ cảnh,
Đông Tây cách nẻo mấy chung tình.
Tôn Thất Diệm (1853-1922)
NGHE TIẾNG ĐÀN NHỚ BẠN ĐÀNG XA
Đọc Xuôi :
Ai đàn tiếng vẳng vẳng nghe xa,
Nhớ tưởng thêm lòng nỗi thiết tha.
Lai láng lệ mình khi nghĩ lại,
Thẳng dùi chân đó lúc đi ra.
Tai quen giọng lý câu tình tự
Ý thích lời ngâm khúc nguyệt hoa.
Phai lợt nỡ nào lòng chí quyết,
Dài lâu ngãi kết bạn cùng ta.
Đọc Xuôi :
Ai đàn tiếng vẳng vẳng nghe xa,
Nhớ tưởng thêm lòng nỗi thiết tha.
Lai láng lệ mình khi nghĩ lại,
Thẳng dùi chân đó lúc đi ra.
Tai quen giọng lý câu tình tự
Ý thích lời ngâm khúc nguyệt hoa.
Phai lợt nỡ nào lòng chí quyết,
Dài lâu ngãi kết bạn cùng ta.
Đọc Ngược :
Ta cùng bạn kết ngãi lâu dài,
Quyết chí lòng nào nỡ lợt phai.
Hoa nguyệt khúc ngâm lời thích ý,
Tự tình câu lý giọng quen tai.
Ra đi lúc đó chân dùi thẳng,
Lại nghĩ khi mình lệ láng lai.
Tha thiết nỗi lòng thêm tưởng nhớ,
Xa nghe vẳng vẳng tiếng đàn ai.
Nguyễn Khoa Vy
Ta cùng bạn kết ngãi lâu dài,
Quyết chí lòng nào nỡ lợt phai.
Hoa nguyệt khúc ngâm lời thích ý,
Tự tình câu lý giọng quen tai.
Ra đi lúc đó chân dùi thẳng,
Lại nghĩ khi mình lệ láng lai.
Tha thiết nỗi lòng thêm tưởng nhớ,
Xa nghe vẳng vẳng tiếng đàn ai.
Nguyễn Khoa Vy
VIỄN TƯỢNG HÒA BÌNH
Đọc Xuôi :
Sang thu cảnh nhuốm sắc cây ngàn,
Kể xiết bao tình cảnh chứa chan.
Khoan nhặt tiếng cầm thơ viện trúc,
Ngạt ngào hương huệ gió đình lan.
Vàng hoe nắng nước non hồ hải,
Biếc ánh trời mây khói ải quan.
Vang khúc nhạc hề ! ngưng cuộc chiến,
Sang thu cảnh nhuốm sắc cây ngàn.
Đọc Xuôi :
Sang thu cảnh nhuốm sắc cây ngàn,
Kể xiết bao tình cảnh chứa chan.
Khoan nhặt tiếng cầm thơ viện trúc,
Ngạt ngào hương huệ gió đình lan.
Vàng hoe nắng nước non hồ hải,
Biếc ánh trời mây khói ải quan.
Vang khúc nhạc hề ! ngưng cuộc chiến,
Sang thu cảnh nhuốm sắc cây ngàn.
Đọc Ngược :
Ngàn cây sắc nhuốm cảnh thu sang.
Chiến cuộc ngưng hề ! nhạc khúc vang.
Quan ải khói mây trời ánh biếc,
Hải hồ non nước nắng hoe vàng.
Lan đình gió huệ hương ngào ngạt,
Trúc viện thơ cầm tiếng nhặt khoan.
Chan chứa cảnh tình bao xiết kể,
Ngàn cây sắc nhuốm cảnh thu sang.
Xuân Phong Nguyễn Ngọc Cầm
Ngàn cây sắc nhuốm cảnh thu sang.
Chiến cuộc ngưng hề ! nhạc khúc vang.
Quan ải khói mây trời ánh biếc,
Hải hồ non nước nắng hoe vàng.
Lan đình gió huệ hương ngào ngạt,
Trúc viện thơ cầm tiếng nhặt khoan.
Chan chứa cảnh tình bao xiết kể,
Ngàn cây sắc nhuốm cảnh thu sang.
Xuân Phong Nguyễn Ngọc Cầm
THƠ SẦU QUYỆN GIÓ
Đọc Xuôi :
Thơ sầu quyện gió gởi quê hương,
Lữ khách lòng mong nhớ võ vàng !
Mờ mịt núi sông còn nhục khổ,
Héo tàn hoa cỏ đến thương tang !
Cờ thua nước ngược, đành rơi súng,
Trống bỏ dùi đau, phải đứt đàn !
Xơ xác nỗi tan nhà hận tủi,
Mưa chiều khóc thảm lệ hòa chan !
Đọc Ngược :
Chan hòa lệ thảm khóc chiều mưa,
Tủi hận nhà tan nỗi xác xơ !
Đàn đứt, phải đau dùi bỏ trống,
Súng rơi, đành ngược nước thua cờ !
Tang thương đến cỏ hoa tàn héo,
Khổ nhục còn sông núi mịt mờ !
Vàng võ nhớ mong lòng lữ khách,
Hương quê gởi gió quyện sầu thơ !
Nhật Hồng NTV
Đọc Xuôi :
Thơ sầu quyện gió gởi quê hương,
Lữ khách lòng mong nhớ võ vàng !
Mờ mịt núi sông còn nhục khổ,
Héo tàn hoa cỏ đến thương tang !
Cờ thua nước ngược, đành rơi súng,
Trống bỏ dùi đau, phải đứt đàn !
Xơ xác nỗi tan nhà hận tủi,
Mưa chiều khóc thảm lệ hòa chan !
Đọc Ngược :
Chan hòa lệ thảm khóc chiều mưa,
Tủi hận nhà tan nỗi xác xơ !
Đàn đứt, phải đau dùi bỏ trống,
Súng rơi, đành ngược nước thua cờ !
Tang thương đến cỏ hoa tàn héo,
Khổ nhục còn sông núi mịt mờ !
Vàng võ nhớ mong lòng lữ khách,
Hương quê gởi gió quyện sầu thơ !
Nhật Hồng NTV
Về cách chơi chữ, ta còn thấy có nhiều bài thơ độc đáo như :
RẮN ĐẦU BIẾNG HỌC
(Mỗi câu thơ đều có tên Rắn)
Chẳng phải liu điu cũng giống nhà,
Rắn đầu biếng học lẽ không tha.
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ,
Nay thét mai gầm rát cổ cha.
Ráo mép chỉ quen tuồng láo lếu,
Lằn lưng cam chịu dấu roi da.
Từ rày Trâu, Lỗ xin siêng học, (1)
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.
Lê Quí Đôn
RẮN ĐẦU BIẾNG HỌC
(Mỗi câu thơ đều có tên Rắn)
Chẳng phải liu điu cũng giống nhà,
Rắn đầu biếng học lẽ không tha.
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ,
Nay thét mai gầm rát cổ cha.
Ráo mép chỉ quen tuồng láo lếu,
Lằn lưng cam chịu dấu roi da.
Từ rày Trâu, Lỗ xin siêng học, (1)
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.
Lê Quí Đôn
(1)- Trâu, Lỗ là tên rắn, đồng thời cũng tên nước, quê hương của Khổng Tử và Mạnh Tử).
DẠI KHÔN
(Mỗi câu đều có một hoặc hai chữ Dại-Khôn)
Thế sự đua nhau nói dại-khôn,
Biết ai rằng dại, biết ai khôn ?
Khôn nghề cờ bạc là khôn-dại,
Dại chốn văn chương ấy dại-khôn.
Mấy kẻ nên khôn đều có dại,
Làm người có dại mới nên khôn.
Cái khôn ai cũng biết khôn là thế,
Mới biết trần gian kẻ dại-khôn.
Trần Tế Xương
(Mỗi câu đều có một hoặc hai chữ Dại-Khôn)
Thế sự đua nhau nói dại-khôn,
Biết ai rằng dại, biết ai khôn ?
Khôn nghề cờ bạc là khôn-dại,
Dại chốn văn chương ấy dại-khôn.
Mấy kẻ nên khôn đều có dại,
Làm người có dại mới nên khôn.
Cái khôn ai cũng biết khôn là thế,
Mới biết trần gian kẻ dại-khôn.
Trần Tế Xương
KÝ HÔN THÊ XUÂN LAN (1)
(Mỗi câu có kèm một vị thuốc Bắc)
Bài Xướng :
Một mình nghiêng ngữa chốn sà-sàng*
Trông bạn tần-giao dạ chẳng an.
Lời hẹn đã ghi tờ cố chỉ**,
Chén thề chưa rót rượu hồng hoàng.
Mối duyên tô hạp, chừng trông đợi,
Cái xác phù dung, luống võ vàng.
Buồn nỗi đơn quy chia mối thảm,
Bước sầu thổ biệt cách quan san !
(Mỗi câu có kèm một vị thuốc Bắc)
Bài Xướng :
Một mình nghiêng ngữa chốn sà-sàng*
Trông bạn tần-giao dạ chẳng an.
Lời hẹn đã ghi tờ cố chỉ**,
Chén thề chưa rót rượu hồng hoàng.
Mối duyên tô hạp, chừng trông đợi,
Cái xác phù dung, luống võ vàng.
Buồn nỗi đơn quy chia mối thảm,
Bước sầu thổ biệt cách quan san !
Mộng Lang Nguyễn Thành Phương (1886-1923)
Bài Họa :
Kiết cánh lòng em đã sẵn sàng,
Chàng về thục địa kính bình an.
Chia vui vừa lúc tan sương tử, (2)
Nhớ bạn buồn trông bóng đại hoàng. (3)
Run rủi mã đề, dời gót ngọc,
Bâng khuâng liên nhục, xót gan vàng.
Bồ đào cạn chén tay ngưng rót,
Bận nỗi hoàng anh lúc trẫy sang.
Tam Cơ Trương Xuân Lan (1887-1966)
Bài Họa :
Kiết cánh lòng em đã sẵn sàng,
Chàng về thục địa kính bình an.
Chia vui vừa lúc tan sương tử, (2)
Nhớ bạn buồn trông bóng đại hoàng. (3)
Run rủi mã đề, dời gót ngọc,
Bâng khuâng liên nhục, xót gan vàng.
Bồ đào cạn chén tay ngưng rót,
Bận nỗi hoàng anh lúc trẫy sang.
Tam Cơ Trương Xuân Lan (1887-1966)
(1) - Hai bài thơ xướng họa này làm vào năm 1920, là của Mộng Lang Nguyễn Thành Phương nguyên là ông ngoại của tướng Nguyễn Khánh, và Tam Cơ Trương Xuân Lang là kế thất của ông Mộng Lang, vì bà ngoại ruột của tướng Khánh chết sớm.
- Những chữ in đậm và có gạch dưới là tên vị thuốc Bắc.
- * Sà sàng : là vị thuốc Bắc, còn có ý chỉ là cái giường nằm.
- Những chữ in đậm và có gạch dưới là tên vị thuốc Bắc.
- * Sà sàng : là vị thuốc Bắc, còn có ý chỉ là cái giường nằm.
- ** Cố chỉ : cũng còn là tờ giấy.
- (2) - Ý chỉ về buổi sáng. (3)- Ý chỉ về buổi chiều.
XUÂN LỮ THỨ
(Mỗi câu có một vị thuốc Bắc in chữ đậm)
Quê người kiết cánh đón xuân sang,
Cố chỉ tay nương tả mấy hàng.
Chiều bạch đầu ông trông khắc khoải,
Sáng thanh sương tử nhớ bàn hoàn.
Bồ đào độc ẩm dư ly bạc,
Long não đa ưu thiếu bạn vàng.
Ý muốn đơn quy hồi cố lý,
Trời cao sơn giáp khó băng ngàn.
Virginia 1993
(Mỗi câu có một vị thuốc Bắc in chữ đậm)
Quê người kiết cánh đón xuân sang,
Cố chỉ tay nương tả mấy hàng.
Chiều bạch đầu ông trông khắc khoải,
Sáng thanh sương tử nhớ bàn hoàn.
Bồ đào độc ẩm dư ly bạc,
Long não đa ưu thiếu bạn vàng.
Ý muốn đơn quy hồi cố lý,
Trời cao sơn giáp khó băng ngàn.
Virginia 1993
Vi Linh Nữ Sĩ (1916-1998)
XUÂN XA ĐẤT VIỆT
(Mỗi câu có một vị thuốc Bắc in chữ đậm)
Xuân đến lòng buồn đắng quế khâu,
Châu sa đứt nối suốt canh thâu.
Hoa Kỳ viễn chí thi thơ vắng,
Đất Việt hoài sơn bạn tác đâu ?
Đổ trọng văn nhân niềm thiết thạch,
Liên tâm bằng hữu nghĩa trân châu.
Xa quê cao kỷ buồn da diết,
Hương phụ quay về nơi rốn nhau.
Virginia 1993 – Vi Linh Nữ Sĩ
XUÂN XA ĐẤT VIỆT
(Mỗi câu có một vị thuốc Bắc in chữ đậm)
Xuân đến lòng buồn đắng quế khâu,
Châu sa đứt nối suốt canh thâu.
Hoa Kỳ viễn chí thi thơ vắng,
Đất Việt hoài sơn bạn tác đâu ?
Đổ trọng văn nhân niềm thiết thạch,
Liên tâm bằng hữu nghĩa trân châu.
Xa quê cao kỷ buồn da diết,
Hương phụ quay về nơi rốn nhau.
Virginia 1993 – Vi Linh Nữ Sĩ
XUÂN HY VỌNG I
(Mỗi câu đều có một hoặc hai sao trong Tử Vi )
Đất khách trường sinh xuân thắm sang,
Tử vi giờ đã cất cao hàng.
Hùng tâm bạch hổ không lùi thoái,
Tráng chí thanh long sẽ phục hoàn.
Nhật nguyệt đã nêu ngời chính nghĩa,
Cơ binh thề quyết dựng âu vàng.
Ghìm cương phi mã chờ xông lướt,
Diệt kiếp không kia ruổi gió ngàn.
California (1996) Nhật Hồng NTV
(Mỗi câu đều có một hoặc hai sao trong Tử Vi )
Đất khách trường sinh xuân thắm sang,
Tử vi giờ đã cất cao hàng.
Hùng tâm bạch hổ không lùi thoái,
Tráng chí thanh long sẽ phục hoàn.
Nhật nguyệt đã nêu ngời chính nghĩa,
Cơ binh thề quyết dựng âu vàng.
Ghìm cương phi mã chờ xông lướt,
Diệt kiếp không kia ruổi gió ngàn.
California (1996) Nhật Hồng NTV
XUÂN HY VỌNG II
(Mỗi câu có một “huyệt hoặc mạch” của khoa Châm Cứu)
Lữ khách ngùi thương cảnh ngoại khâu,
Thái dương đau nhức suốt canh thâu.
Kỳ môn còn bế nào thua nhỉ,
Thần đạo chờ khai chẳng kém đâu.
Bách hội toan khua cờ bốn bể,
Ấn đường phải tính thế năm châu.
Kiên trinh gánh vác non cùng nước,
Nhâm đốc hòa thông đợi hiệp nhau.
California (1996) Nhật Hồng NTV
(Mỗi câu có một “huyệt hoặc mạch” của khoa Châm Cứu)
Lữ khách ngùi thương cảnh ngoại khâu,
Thái dương đau nhức suốt canh thâu.
Kỳ môn còn bế nào thua nhỉ,
Thần đạo chờ khai chẳng kém đâu.
Bách hội toan khua cờ bốn bể,
Ấn đường phải tính thế năm châu.
Kiên trinh gánh vác non cùng nước,
Nhâm đốc hòa thông đợi hiệp nhau.
California (1996) Nhật Hồng NTV
Hai bài thơ có các sao trong Tử Vi và Huyệt Mạch trong Châm Cứu vừa nêu, là nương vận theo hai bài thơ Xuân Lữ Thứ và Xuân Xa Đất Việt của Bà Vi Linh ở trên. Lý do là năm 1996 chúng tôi có đến Washington D.C và có gặp Bà Vi Linh, Bà đã yêu cầu họa lại hai bài thơ đó của Bà. Chúng tôi không rành về thuốc Bắc, mà chỉ biết đôi chút về Tử Vi và Châm Cứu, cũng như về niêm luật của thơ Đường, nên đã xin phép khi trở về California dùng các sao trong Tử Vi, và các Huyệt Mạch trong Châm Cứu mà nương vận làm theo cho Bà vui lòng, xin được nêu ra đây, và cũng xin chư vị yêu thơ lượng thứ cho những sai lầm nếu có.
Nhiều khi người chơi thơ, chơi chữ, còn sử dụng những “vần” bó buộc gọi là “Tử Vận”, hoặc những vần hóc búa khác như các bài thơ dưới đây :
Nhiều khi người chơi thơ, chơi chữ, còn sử dụng những “vần” bó buộc gọi là “Tử Vận”, hoặc những vần hóc búa khác như các bài thơ dưới đây :
TỪ THỨ QUY TÀO
Thảo đâu dám sánh kẻ cày voi, (1)
Muối xát lòng ai nấy mặn mòi.
Ở Hớn đã đành trương cội cả, (2)
Về Tào chi xá một cây còi. (3)
Chạnh lòng nhớ mẹ khôn nâng chén,
Thúc dạ thương vua biếng dở roi. (4)
Chẳng được khôn Lưu, cam dại Ngụy, (5)
Thân này nguyện gác ngoại vòng thoi !
Tôn Thọ Tường
Thảo đâu dám sánh kẻ cày voi, (1)
Muối xát lòng ai nấy mặn mòi.
Ở Hớn đã đành trương cội cả, (2)
Về Tào chi xá một cây còi. (3)
Chạnh lòng nhớ mẹ khôn nâng chén,
Thúc dạ thương vua biếng dở roi. (4)
Chẳng được khôn Lưu, cam dại Ngụy, (5)
Thân này nguyện gác ngoại vòng thoi !
Tôn Thọ Tường
Tóm lược ý bài thơ : Từ Thứ vốn là một mưu sĩ có tài trong thời Tam Quốc, theo phò Lưu Bị là dòng dõi Hớn thất, để mưu đồ khôi phục lại triều đại này đang hồi đổ nát.
Tào Tháo là kẻ gian hùng tàn ác, trên lấn vua nhà Hớn, dưới uy hiếp các chư hầu. Nay thấy Từ Thứ theo Lưu Bị, dùng mưu đánh cho quân binh của y thất điên bát đảo, nên dùng kế bắt mẹ của Từ Thứ, rồi giả kiểu chữ của Từ mẫu, viết thư kêu Tử Thứ phải về đầu Tào để cứu bà.
Từ Thứ vì chữ hiếu phải vâng theo. Lưu Bị làm tiệc tiễn hành. Chúa tôi bịn rịn không nỡ chia tay. Từ Thứ có hứa với Lưu Bị là thân mình có về với Tào Tháo, nhưng thề trọn đời sẽ không hiến một mưu kế nhỏ nào để giúp tên gian tặc đó cả.
Ông Tôn Thọ Tường mượn đoạn tâm sự này của Từ Thứ, để bênh vực cho hành động theo làm việc với giặc Pháp của ông.
(1).- Cày voi : mượn điển tích vua Thuấn, lúc thiếu thời vì chữ hiếu phải vâng lệnh bà mẹ ghẻ, ra cày ruộng toàn là sỏi đá ở vùng đất Lịch Sơn. Bầy voi trong rừng động lòng thương, đến cày giúp cho ông ta mới được kết quả như lệnh của bà mẹ ghẻ.
Ý ông Tôn Thọ Tường trong câu 1 và 2, là tuy mình không dám sánh với vua Thuấn là người hiền minh thời xưa, nhưng mỗi người có một hoàn cảnh riêng (muối xát lòng ai nấy mặn mòi).
(2).- Hớn hay Hán : là một triều đại vua chúa bên Tàu, mà Lưu Bị là dòng dõi tôn thất.
(3).- Tào : Là Tào Tháo với chức Thừa Tướng, đang khống chế vua Hiến Đế nhà Hớn.
Ý câu 3 và 4 là Từ Thứ nói với Lưu Bị rằng, Thứ này ở với Lưu Bị (dòng dõi Hớn thất đang chống lại Tào Tháo) được trọng dụng như một cội cây to lớn. Nay bị bắt buộc phải đầu Tào, thì tự mình sẽ biến thành một thân cây còi cọc, Tào Tháo sẽ không dùng gì được. Ông Tôn Thọ Tường mượn ý này để biện minh rằng, mình theo giặc Pháp cũng chỉ là loại cây còi cọc vậy.
(4).- Roi : Chỉ roi ngựa.
(5).- Lưu, Ngụy : Lưu là họ của Lưu Bị và các vua nhà Hớn. Ngụy là chỉ về Tào Tháo, vì y xưng là Ngụy vương. Ông Tôn Thọ Tường mượn câu này để bày tỏ quan điểm của mình khi theo Pháp.
(6).- Vòng Thoi : Ý chỉ về cuộc đời.
Phe phản đối hành động theo Pháp của ông Tôn Thọ Tường, lúc bấy giờ là các sĩ phu miền Nam Kỳ Lục Tỉnh, và cụ Phan Văn Trị – một trong những người phản đối – có họa lại như sau :
Tào Tháo là kẻ gian hùng tàn ác, trên lấn vua nhà Hớn, dưới uy hiếp các chư hầu. Nay thấy Từ Thứ theo Lưu Bị, dùng mưu đánh cho quân binh của y thất điên bát đảo, nên dùng kế bắt mẹ của Từ Thứ, rồi giả kiểu chữ của Từ mẫu, viết thư kêu Tử Thứ phải về đầu Tào để cứu bà.
Từ Thứ vì chữ hiếu phải vâng theo. Lưu Bị làm tiệc tiễn hành. Chúa tôi bịn rịn không nỡ chia tay. Từ Thứ có hứa với Lưu Bị là thân mình có về với Tào Tháo, nhưng thề trọn đời sẽ không hiến một mưu kế nhỏ nào để giúp tên gian tặc đó cả.
Ông Tôn Thọ Tường mượn đoạn tâm sự này của Từ Thứ, để bênh vực cho hành động theo làm việc với giặc Pháp của ông.
(1).- Cày voi : mượn điển tích vua Thuấn, lúc thiếu thời vì chữ hiếu phải vâng lệnh bà mẹ ghẻ, ra cày ruộng toàn là sỏi đá ở vùng đất Lịch Sơn. Bầy voi trong rừng động lòng thương, đến cày giúp cho ông ta mới được kết quả như lệnh của bà mẹ ghẻ.
Ý ông Tôn Thọ Tường trong câu 1 và 2, là tuy mình không dám sánh với vua Thuấn là người hiền minh thời xưa, nhưng mỗi người có một hoàn cảnh riêng (muối xát lòng ai nấy mặn mòi).
(2).- Hớn hay Hán : là một triều đại vua chúa bên Tàu, mà Lưu Bị là dòng dõi tôn thất.
(3).- Tào : Là Tào Tháo với chức Thừa Tướng, đang khống chế vua Hiến Đế nhà Hớn.
Ý câu 3 và 4 là Từ Thứ nói với Lưu Bị rằng, Thứ này ở với Lưu Bị (dòng dõi Hớn thất đang chống lại Tào Tháo) được trọng dụng như một cội cây to lớn. Nay bị bắt buộc phải đầu Tào, thì tự mình sẽ biến thành một thân cây còi cọc, Tào Tháo sẽ không dùng gì được. Ông Tôn Thọ Tường mượn ý này để biện minh rằng, mình theo giặc Pháp cũng chỉ là loại cây còi cọc vậy.
(4).- Roi : Chỉ roi ngựa.
(5).- Lưu, Ngụy : Lưu là họ của Lưu Bị và các vua nhà Hớn. Ngụy là chỉ về Tào Tháo, vì y xưng là Ngụy vương. Ông Tôn Thọ Tường mượn câu này để bày tỏ quan điểm của mình khi theo Pháp.
(6).- Vòng Thoi : Ý chỉ về cuộc đời.
Phe phản đối hành động theo Pháp của ông Tôn Thọ Tường, lúc bấy giờ là các sĩ phu miền Nam Kỳ Lục Tỉnh, và cụ Phan Văn Trị – một trong những người phản đối – có họa lại như sau :
VỊNH HÁT BỘI
Đứa ghẻ ruồi, đứa lại lác voi,
Bao nhiêu xiêm áo cũng trơ mòi.
Người trung mặt đỏ, đôi tròng biếc,
Đứa nịnh râu đen mấy sợi còi.
Trên trính có nhà còn phất lộng, (1)
Dưới chân không ngựa lại quơ roi. (2)
Hèn chi chúng nói bội thì bạc,
Bôi mặt đem nhau đấm lại thoi.
Bao nhiêu xiêm áo cũng trơ mòi.
Người trung mặt đỏ, đôi tròng biếc,
Đứa nịnh râu đen mấy sợi còi.
Trên trính có nhà còn phất lộng, (1)
Dưới chân không ngựa lại quơ roi. (2)
Hèn chi chúng nói bội thì bạc,
Bôi mặt đem nhau đấm lại thoi.
Phan Văn Trị
Ý của cụ Phan Văn Trị muốn ví cảnh võng lộng, ngựa xe, chức tước do người Pháp ban cho ông Tôn Thọ Tường lúc bấy giờ, nào có khác chi một lớp tuồng trong Hát Bội. Trung, Nịnh đã phân biệt rõ ràng, thế mà ông họ Tôn cam tam bội bạc, bôi mặt mình để làm tay sai cho giặc Pháp hãm hại đồng bào.
(1).- Ý câu này nói trên trính của rạp hát đã có mái che, mà khi hát tuồng vua quan còn phải che lộng nữa, tức nói ông Tôn Thọ Tường là người VN đã có Tổ quốc VN trên đầu, thế mà theo giặc Pháp, chỉ làm trò hề mà thôi.
(2).- Trong Hát Bội khi biểu diễn sự phi ngựa, người ta chỉ múa may cái roi ngựa để tượng trưng. Ý nói ông Tôn Thọ Tường cũng chỉ là cái roi ngựa múa may của Pháp. Tuồng hát hết, màn bỏ xuống, thì cái roi ngựa cũng bị quăng một xó.
Bài xướng của ông Tôn Thọ Tường là dùng năm vận Voi – Mòi – Còi – Roi – Thoi khá hóc búa và rất hay; bài họa lại của cụ Phan Văn Trị cũng rất thâm thúy.
Người ta gọi năm vận đó là “Vận Từ Thứ”, cho nên về sau này ai dùng năm vận đó làm thơ, thì gọi là theo vận Từ Thứ.
VỊNH TRỊNH HÂM (1)
(Vận Từ Thứ)
Trịnh Hâm ăn bả núp vòi voi,
Bất nghĩa, vô lương, đủ mọi mòi.
Theo lũ ác quan hầu kẻ dữ,
Hại người hàn sĩ diệt thân còi.
Nghề văn ba chữ còn khoe bút,
Nghiệp võ dăm đường cũng múa roi.
Ăn bẩn của dân thôi bất kể,
Từ hào, từ cắt, đến vàng thoi !
Nhật Hồng NTV
Trịnh Hâm là nhân vật độc ác trong truyện Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu, chuyên nghề lòn cúi với bọn ác quan, và có lần xô Vân Tiên đang ốm yếu, lại mù hai mắt như thân cây còi cọc xuống sông, định giết cho chết.
Vận Voi, Mòi, Còi, Roi, Thoi nêu trên, còn gọi là “Tử Vận”, vì rất khó làm. Về sau này, người làm thơ Đường Thất Ngôn Bát Cú còn đưa ra nhiều Tử Vận khác nữa như :
KHÔNG CHỒNG TRÔNG BÔNG LÔNG
(Mỗi câu có một vị thuốc Bắc)
Trầm hương phảng phất chốn phòng không,
Dựa bóng đăng tâm thảm chập chồng.
Xót phận bồ đào ôm dạ tưởng,
Nổi trang linh thảo, bận lòng trông.
Chờ thu bạch cúc đành khoe nhụy,
Phải hạ huỳnh liên mới trổ bông.
Ngóng bạn kim anh may có gặp,
Sẽ đành phụng vỹ kết thêm lông.
Nữ sĩ Tam Cơ Trương Xuân Lan
Bài này đăng trong báo Lục Tỉnh Nhân Văn Sài Gòn (1919), đã khiến nhiều vị họa lại cũng điên đầu, vì nếu chỉ có Tử Vận Không-Chồng-Trông-Bông-Lông thôi thì cũng dễ làm, ở đây mỗi câu lại có một vị thuốc Bắc nữa mới gay.
KHÔNG CHỒNG TRÔNG BÔNG LÔNG
(Đăng báo Đuốc Nhà Nam ngày 24-3-1970)
Bài Xướng :
Đào tơ hơ hớ chịu phòng không,
Sao chẳng lo toan một tấm chồng ?
Bóng xế ai người hồng sở cậy !
Trời chiều đâu kẻ để dòm trông ?
Hè về bức dạ, dù ngâm nước,
Đông đến lạnh lòng, dẫu đắp bông !
Trai thiếu gái thừa nhan nhản đó,
Tỏ tường bày giải tận chân lông.
Trường Đắc (Gò Công)
Bài Họa : (Đăng báo Đuốc Nhà Nam 5-6-1970)
Ai đành ở vậy một mình không ?
Tạo hóa sinh ra gái có chồng.
Mến nễ quân nhân xông xáo chiến,
Toại cam hiền nội ngóng chờ trông.
May duyên chung hưởng ngồi xe lộc,
Rủi phận riêng sầu đắp chiếu bông !
Quan hệ lắm mà đường vạn nẻo,
Nghe chi mật mở, tiếng mông lông.
Vi Linh (Sài Gòn)
VỊNH Ả GHEN CHỒNG
(Theo vận Không-Chồng-Trông-Bông-Lông)
Cuộc thế vần xoay sắc hóa không !
Đeo chi cái tiếng gái ghen chồng ?
Mưa khuya lệ nhỏ, bôn chôn nhớ,
Gió sớm lòng đau, nhấp nhổm trông !
Mặc kệ vườn kia thêm mấy nhánh,
Cứ cho cây nọ trỗ vài bông.
Lá rơi rồi cũng về nơi cội,
Hơi sức đâu tìm vết bới lông ?!
Nhật Hồng NTV
THẾ TỤC
(Theo vận Không-Chồng-Trông-Bông-Lông)
Vô thường trời đất có như không !
Danh lợi bon chen họa chất chồng.
Gió bụi phồn hoa đừng luyến nhớ,
Phấn son hồng bích chớ hoài trông.
Dãi dầu thân xác chưa ăn quả,
Ngoảnh lại đầu râu đã trỗ bông !
Đem được gi chăng theo dưới mộ ?
Hay là cũng chỉ : thịt-da-lông ?!
Nhật Hồng NTV
Năm 1971, báo Đuốc Nhà Nam Sài Gòn có đăng gởi thi hữu bốn phương với vần “Chàng Sang Quán Làng Oán Than Vạn Ngàn” bắt buộc người làm thơ phải theo, và đầu đề phải là CHINH PHỤ THÁN. Hồi ấy có 6 thi sĩ gởi bài về, hiện chỉ sưu tập được một bài của bà Vi Linh. Đến năm 1984 có một thi hữu cũng làm theo lối trên, và chúng tôi cũng xin phép được góp thêm một bài :
CHINH PHỤ THÁN
Tả bức tâm thư kính gởi chàng,
Mong nhờ cánh nhạn tận đưa sang.
Bom xua, em phải lìa sinh quán,
Súng gọi, mẹ cam vội bỏ làng.
Mạch thảm chứa chan đầy nỗi oán,
Can trường chua xót mựa hề than.
Đường ra biên ải nguy bao vạn,
Chiến sĩ xung xăng bước dặm ngàn.
Vi Linh (1971)
CHINH PHỤ THÁN
Khắc khoải từng đêm tưởng bóng chàng,
Con thơ buồn nhớ mỗi ngày sang.
Non sông binh biến đành xa quán,
Đất nước điêu linh phải bỏ làng !
Kìa dãy Trường Sơn thăm thẳm oán,
Này dòng Bến Hải ngậm ngùi than !
Trời xanh thấu biết chăng muôn vạn…
Chinh phụ sầu thương kẻ trướng ngàn.
Vũ Hoàng (1984)
Nhóm Lạc Sơn Thi Hữu Vũng Tàu.
CHINH PHỤ THÁN
Tòng quân gạt lệ tiễn đưa chàng,
Đã mấy mùa đông gió rét sang.
Chinh chiến, anh cam rời bản quán,
Đợi chờ, em phải bám thôn làng.
Điêu tàn non nước bao người oán,
Thống khổ đời dân lắm kẻ than.
Thiếu phụ nhớ chồng ôi chán vạn…
Nỗi lòng luôn gởi gió mây ngàn !
Nhật Hồng NTV
Năm 1986 là năm đa số người dân không có tiền mua gạo, và củi cũng vô cùng mắc mỏ lúc bấy giờ. Kẻ viết bài này, có được Bà Vi Linh mời họa bài thơ của Bà than thở cho cảnh tình lúc đó, nhưng cũng rất hóc búa, nên đành phải nương vận mà làm theo như sau :
NGƯỢC DÒNG ĐỜI
Vận : Thằng-Ăn-Măng-Nhăng-Răng.
Đầu câu : Gạo-Châu-Củi-Quế-Lời-Người-Than-Van.
Gạo hết rồi ông cũng hóa thằng,
Châu vàng đâu nữa bán mà ăn !
Củi tươi dành bếp rầu un khói,
Quế héo xa rừng, đói bẻ măng.
Lời trẻ bôn chôn, lưng túi rỗng,
Người già trầm lặng thịt da nhăn.
Than thầm trách bấy tay thiên tạo,
Van Thánh chứng dùm môi hại răng !
Vi Linh (Sài Gòn 1986)
VỊNH LŨ ĐẦU CƠ
Gạo chất đầy kho có những thằng,
Châu vàng buộc đổi để mà ăn.
Củi thì bán mắc còn hơn quế,
Quế lại mua hời cũng kém măng !
Lời rủa, lời nguyền, tâm chẳng động,
Người hờn, người oán, mặt nào nhăn.
Than trời cũng kệ dân nghèo khổ,
Van lạy xá gì… có chết răng ?
Nhật Hồng NTV (1986)
Người ta còn làm thơ theo nhiều vận bắt buộc khác nữa, thường thì để châm biếm hoặc diễu cợt như các vận : Ghe-Mè-Đè-Bè-Tre; hay là Xô-Cô-Vô-Ô-Rô; hoặc Đeo-Theo-Mèo-Eo-Xèo; Mèo-Đeo-Theo-Bèo-Nhèo… vv… và độc đáo dí dởm đáng phục như lối làm thơ “nói lái”, thanh mà tục của Bà Chúa Thơ Nôm Hồ Xuân Hương, đã để lại cho hậu thế những bài thơ bất hủ.
Để chấm dứt bài này, xin đưa ra đây hai bài thơ làm theo “Thất Ngôn Bát Cú – Thuận Nghịch độc”, rồi lại cắt bỏ dần dần, mỗi câu còn lại 5 chữ, 4 chữ, 3 chữ, hoặc đọc theo lối thơ Tự Do, nhưng cũng không mất ý nghĩa của đầu đề :
CẢNH XUÂN
(Bài thơ có 8 cách đọc khác nhau)
1.- Đọc Xuôi :
Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngời,
Thú vui thơ rượu chén đầy vơi.
Hoa cài dậu trúc cành xanh biếc,
Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi.
Qua lại khách chờ sông lặng sóng,
Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người.
Xa ngân tiếng hát đàn trầm bổng,
Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười.
2.- Đọc Ngược :
Cười mỉm mắt ai bóng thướt tha,
Bổng trầm đàn hát tiếng ngân xa.
Người đông bến đợi thuyền xuôi ngược,
Sóng lặng sông chờ khách lại qua.
Tươi thắm sắc xuân hương quyện lá,
Biếc xanh cành trúc dậu cài hoa.
Vơi đây chén rượu thơ vui thú,
Ngời sáng ánh xuân cảnh mến ta.
(Không rõ tác giả)
3.- Bỏ 2 chữ đầu mỗi câu bài Xuôi :
Cảnh xuân ánh sáng ngời,
Thơ rượu chén đầy vơi.
Dậu trúc cành xanh biếc,
Hương xuân sắc thắm tươi.
Khách chờ sông lặng sóng,
Thuyền đợi bến đông người.
Tiếng hát đàn trầm bổng,
Bóng ai mắt mỉm cười.
4.- Bỏ 2 chữ đầu mỗi câu bài Ngược :
Mắt ai bóng thướt tha,
Đàn hát tiếng ngân xa.
Bến đợi thuyền xuôi ngược,
Sông chờ khách lại qua.
Sắc xuân hương quyện lá,
Cành trúc dậu cài hoa.
Chén rượu thơ vui thú,
Ánh xuân cảnh mến ta.
5.- Bỏ 3 chữ cuối mỗi câu bài Xuôi :
Ta mến cảnh xuân,
Thú vui thơ rượu.
Hoa cài dậu trúc,
Lá quyện hương xuân.
Qua lại khách chờ,
Ngược xuôi thuyền đợi,
Xa ngân tiếng hát,
Tha thướt bóng ai.
6.- Bỏ 3 chữ cuối mỗi câu bài Ngược :
Cười mỉm mắt ai,
Bổng trầm đàn hát.
Người đông bến đợi,
Sóng lặng sông chờ,
Tươi thắm sắc xuân.
Biếc xanh cành trúc,
Vơi đầy chén rượu,
Ngời sáng ánh xuân.
7.- Bỏ 4 chữ đầu mỗi câu bài Xuôi :
Ánh sáng ngời,
Chén đầy vơi.
Cành xanh biếc,
Sắc thắm tươi.
Sông lặng sóng,
Bến đông người.
Đàn trầm bổng,
Mắt mỉm cười.
8.- Bỏ 4 chữ đầu mỗi câu bài Ngược :
Bóng thướt tha,
Tiếng ngân xa.
Thuyền xuôi ngược,
Khách lại qua.
Hương quyện lá,
Dậu cài hoa.
Thơ vui thú,
Cảnh mến ta ./.
Sau đây là bài thơ Thuận Nghịch Độc “Thương Tiếc”. Bài thơ này đã được tác giả xuất bản vào năm 1996 tại Nam Cali nằm trong tập thơ “Những Vần Thơ Vịnh Kiều” có 14 cách đọc khác nhau. Đến năm 2009 lại xuất bản lần nữa cũng tại Nam Cali, nằm trong tập thơ “Những Bài Thơ Độc Đáo, có bổ túc thêm lên đến 20 cách đọc, và nhiều biến đổi thú vị khác. Bài thơ hân hạnh được nhiều diễn đàn điện tử trong và ngoài nước cho đăng, với nhiều lời khen tặng của độc giả khắp nơi. Tuy nhiên mỗi nơi đăng mỗi khác, số “các cách đọc” nhiều ít khác nhau, và những bài thơ biến đổi theo, cũng đăng không trọn vẹn.
Nay tác giả xin ghi lại đầy đủ vào đây, có sửa chữa cho hoàn chỉnh hơn lên đến 32 cách đọc, nhất là khi cắt bỏ bài thơ còn lại 5 chữ, 4 chữ, và 3 chữ trong mỗi câu cho được trọn ý; cũng như dùng 56 chữ của bài Thất Ngôn Bát Cú “Thương Tiếc” này để sắp xếp lại từng chữ, từng câu biến đổi thành những bài thơ Thất Ngôn Bát Cú khác, cùng các bài Tứ Tuyệt, Lục Bát và Song Thất Lục Bát cho được có hồn hơn, và đề thêm “tựa” cho mỗi bài để quý độc giả dễ phân biệt.
Mục đích là muốn trình bày sự phong phú và độc đáo của tiếng Việt, mà ít có thứ tiếng nào trên thế giới sánh được. Mong tình lượng thứ, và cám ơn sự vui đọc trọn vẹn bài thơ này của quý vị yêu thơ, cũng như phê bình và góp ý vậy).
THƯƠNG TIẾC
1 .- Đọc xuôi :
Vương tình lệ thảm, khóc hồn oan,
Nát rữa đời xuân, mộng dở dang !
Sương khói lạnh sầu, mây khuất nguyệt,
Gió mưa buồn rũ, phím rơi đàn !
Gương phiền tủi phận, vùi son phấn,
Lược trách hờn duyên, lỡ đá vàng !
Hương sắc đắm chìm, thân mệnh bạc,
Thương lòng xót liễu, rụng đài trang !
2 .- Đọc ngược :
Trang đài rụng liễu, xót lòng thương,
Bạc mệnh thân chìm, đắm sắc hương !
Vàng đá lỡ duyên, hờn trách lược,
Phấn son vùi phận, tủi phiền gương !
Đàn rơi phím rũ, buồn mưa gió,
Nguyệt khuất mây sầu, lạnh khói sương !
Dang dở mộng xuân, đời rữa nát,
Oan hồn khóc thảm, lệ tình vương !
A.- THAY ĐỔI VỊ TRÍ CÁC CHỮ VÀ CÁC CÂU :
Dùng 56 chữ của bài thơ trên, làm thành các bài thơ Bát
Cú khác, cùng Tứ Tuyệt, Lục Bát và Song Thất Lục Bát .
Mỗi bài xin cho thêm “tựa” để độc giả dễ phân biệt :
Bài Bát Cú 1 : Sầu Trách Nguyệt.
Mệnh bạc, hồn oan lạnh gió sương,
Thân chìm, liễu rụng, tủi lòng thương !
Lỡ duyên vàng đá, hờn xuân lược,
Vùi phận đài trang, đắm sắc gương !
Phím rũ đàn rơi, sầu trách nguyệt,
Khói phiền mây khuất, xót buồn hương !
Khóc mưa rữa nát, đời son phấn,
Dang dở lệ tình, mộng thảm vương !
Bài Bát Cú 2 : Đắm Hồn Oan.
Lệ thảm, lòng thương mộng dở dang,
Tình xuân sắc rữa, đắm hồn oan !
Khói sương sầu trách, vùi son phấn,
Mưa gió hờn vương, lỡ đá vàng !
Phận tủi gương phiền, mây khuất nguyệt,
Duyên buồn lược rũ, phím rơi đàn !
Khóc đời mệnh bạc, chìm thân lạnh,
Rụng nát đài hương, xót liễu trang !
Bài Bát Cú 3 : Khóc Thảm Gương !
Liễu rụng sầu xuân, đắm sắc hương,
Thân chìm mệnh bạc, nát lòng thương !
Lỡ duyên vàng đá, buồn mưa gió,
Vùi phận đài trang, lạnh khói sương !
Phím rũ, phiền mây, hờn mộng rữa,
Đàn rơi, khuất nguyệt, trách tình vương !
Dở dang… lược tủi đời son phấn,
Lệ xót hồn oan, khóc thảm gương !
Bài Bát Cú 4 : Vương Mệnh Bạc.
Lạnh đắm chìm duyên, mộng dở dang,
Đời xuân rữa nát, tủi đài trang !
Phấn son lỡ phận, tình rơi lệ,
Gương lược vùi thân, phím trách đàn !
Sương khói thảm phiền, vương mệnh bạc,
Gió mưa buồn rũ, khóc hồn oan !
Mây hờn nguyệt khuất, sầu hương sắc,
Liễu rụng lòng thương, xót đá vàng !
Bài Tứ Tuyệt 1 : Khóc Dở Dang !
Xót phận gương rơi… tủi đá vàng,
Đời xuân sầu đắm, rũ hồn oan !
Sắc hương rữa nát, vùi son phấn,
Lệ thảm hờn duyên, lỡ phím đàn !
000
Lược trách tình vương, thân mệnh bạc,
Gió mưa chìm lạnh, mộng đài trang !
Mây phiền nguyệt khuất, buồn sương khói,
Liễu rụng… lòng thương, khóc dở dang !
Bài Tứ Tuyệt 2 : Lỡ Đá Vàng.
Đời xuân chìm đắm, mộng đài trang,
Lệ thảm hờn duyên, khóc dở dang !
Lược trách thân phiền, vương mệnh bạc,
Gió mưa lòng lạnh, tủi hồn oan !
000
Sắc hương rữa nát, vùi son phấn
Xót phận gương rơi, rũ phím đàn !
Thương tình liễu rụng, buồn sương khói,
Nguyệt khuất sầu mây, lỡ đá vàng !
Bài Tứ Tuyệt 3 : Hương Sắc Rũ.
Đời xuân mộng rữa, đắm hồn oan,
Mệnh bạc lòng vương, khóc dở dang !
Lược trách, gương phiền, hương sắc rũ,
Gió mưa chìm lạnh, phím rơi đàn !
000
Mây hờn nguyệt khuất, buồn sương khói,
Xót phận sầu thân, lỡ đá vàng !
Phấn nát vùi son, thương liễu rụng,
Duyên tình lệ thảm, tủi đài trang !
Bài Tứ Tuyệt 4 : Phấn Son Vùi.
Nguyệt khuất, thân chìm, mệnh dở dang,
Xuân phiền lệ thảm, đắm hồn oan !
Sắc vương phận bạc, vùi son phấn,
Lược khóc hờn gương, lạnh phím đàn !
000
Sương khói buồn mây, rơi rụng liễu,
Mưa sầu trách gió, rũ đài trang,
Xót duyên mộng rữa, hương tình nát,
Đời tủi lòng thương, lỡ đá vàng !
Bài Tứ Tuyệt 5 : Xuân Rữa Nát.
Hồn oan mệnh bạc, xót lòng thương,
Chìm đắm mưa rơi, rũ khói sương !
Đàn lạnh phím hờn, son phấn lỡ,
Duyên phiền lược trách, tủi đời gương !
000
Đá vàng nguyệt khuất, sầu mây gió,
Liễu rụng buồn thân, phận sắc hương !
Dang dở mộng vùi, xuân rữa nát,
Trang đài thảm lệ, khóc tình vương !
Bài Tứ Tuyệt 6 : Lệ Xót Thương.
Mệnh bạc hồn oan, rữa sắc hương,
Đá vàng rơi nát, mộng lòng vương.
Đắm chìm trách phận, xuân buồn tủi,
Dang dở thân vùi, lạnh khói sương !
000
Đàn lỡ phím phiền, mây khuất nguyệt,
Duyên hờn lược khóc, thảm đời gương !
Gió mưa sầu rũ, tình son phấn,
Rụng liễu đài trang, lệ xót thương !
Bài Tứ Tuyệt 7 : Rơi Vàng Đá.
Trang đài mệnh bạc, xót lòng thương,
Liễu rụng buồn thân, rũ sắc hương !
Lỡ phím đắm đàn, chìm son phấn,
Mưa phiền nguyệt khuất, khói sầu vương !
000
Mây hờn mộng nát, rơi vàng đá,
Dang dở xuân vùi, lạnh gió sương !
Lệ thảm khóc đời, duyên phận rữa,
Oan hồn tủi lược, trách tình gương !
Bài Tứ Tuyệt 8 : Rũ Gió Sương.
Lệ thảm hồn oan, khóc sắc hương,
Trang đài mệnh đắm, tủi đời gương !
Mưa hờn nguyệt trách, vùi xuân lược,
Phím lỡ đàn rơi, lạnh khói vương !
000
Bạc phận phiền son, buồn phấn rữa,
Dở dang vàng đá, xót lòng thương !
Tình duyên mộng nát, sầu mây khuất,
Liễu rụng thân chìm, rũ gió sương !
Bài “Song Thất Lục Bát 1” : Chìm Hương Sắc.
Thân liễu rụng, xuân sầu dang dở,
Khóc hồn oan, phận lỡ lược gương.
Phấn son rữa nát… lòng thương,
Tủi đời nguyệt khuất, đài trang xót buồn.
000
Đàn rơi phím, trách hờn mệnh bạc,
Khói sương phiền, rũ sắc chìm hương.
Mộng vùi, mây đắm tình vương,
Gió mưa lệ thảm, đá vàng lạnh duyên !
Bài “Song Thất Lục Bát 2” : Khóc Hồn Oan.
Khóc hồn oan, chìm hương sắc rữa,
Liễu rụng sầu, xuân lỡ đài trang.
Gió mưa rũ lạnh khói sương,
Tủi thân mệnh bạc, lược gương trách hờn.
000
Đời dang dở, phấn son lệ thảm,
Phím đàn rơi, vùi đắm tình vương.
Phận buồn duyên nát đá vàng,
Mây phiền nguyệt khuất, xót thương mộng lòng.
Bài “Lục Bát 1” : Phận Đài Trang.
Hồn oan lệ thảm khóc duyên,
Phận sầu liễu rụng, mây phiền khói sương.
Thân chìm khuất, lỡ lược gương,
Trách đời bạc phận, đài trang xót buồn !
Mưa vùi nát rữa phấn son,
Gió xuân nguyệt lạnh, tủi hờn sắc hương.
Đàn rơi phím rũ, lòng thương,
Vương tình mộng đắm, đá vàng dở dang !
Bài “Lục Bát 2” : Tủi Sắc Hương.
Phận sầu bạc mệnh đài trang,
Khóc mưa lệ thảm, đá vàng dở dang.
Phím rơi, duyên lỡ lược gương,
Thân vùi đắm mộng, lòng thương xót đàn.
Mây phiền nguyệt lạnh khói sương,
Gió xuân chìm khuất, hồn oan rũ buồn.
Vương tình nát rữa phấn son,
Trách đời liễu rụng, tủi hờn sắc hương !
Bài “Lục Bát 3” : Tình Duyên Lỡ.
Trang đài bạc mệnh chìm thân,
Đàn vương phím thảm, gió xuân rũ buồn.
Mộng lòng, gương lược, phấn son,
Trách tình duyên lỡ, phận hờn xót thương.
Nguyệt phiền mây khuất khói sương,
Liễu sầu rụng khóc, đá vàng lệ rơi.
Hồn oan lạnh đắm mưa vùi,
Sắc hương nát rữa, tủi đời dở dang !
Bài “Lục Bát 4” : Đá Vàng Rơi.
Trách duyên tình lỡ phấn son,
Thân chìm mệnh bạc, oan hồn xót thương.
Tủi phiền đắm lược hờn gương,
Mộng lòng rữa nát, đá vàng lệ rơi.
Khói sương rũ phận mưa vùi,
Gió xuân khóc lạnh, thảm đời sắc hương.
Vương sầu liễu rụng đài trang,
Mây buồn nguyệt khuất, dở dang phím đàn !
B.- CÁC CÁCH ĐỌC :
Từ Bài “Thương Tiếc” Đầu Tiên Có Hai Cách Đọc Xuôi, và
Ngược, Xin Trình Bày Thêm 30 Cách Đọc Nữa Như Sau :
THƯƠNG TIẾC
1 .- Đọc xuôi :
Vương tình lệ thảm, khóc hồn oan,
Nát rữa đời xuân, mộng dở dang !
Sương khói lạnh sầu, mây khuất nguyệt,
Gió mưa buồn rũ, phím rơi đàn !
Gương phiền tủi phận, vùi son phấn,
Lược trách hờn duyên, lỡ đá vàng !
Hương sắc đắm chìm, thân mệnh bạc,
Thương lòng xót liễu, rụng đài trang !
2 .- Đọc ngược :
Trang đài rụng liễu, xót lòng thương,
Bạc mệnh thân chìm, đắm sắc hương !
Vàng đá lỡ duyên, hờn trách lược,
Phấn son vùi phận, tủi phiền gương !
Đàn rơi phím rũ, buồn mưa gió,
Nguyệt khuất mây sầu, lạnh khói sương !
Dang dở mộng xuân, đời rữa nát,
Oan hồn khóc thảm, lệ tình vương !
3 .- Bỏ 2 chữ đầu mỗi câu Bài Xuôi
thành Bài Thơ Ngũ Ngôn :
Lệ thảm khóc hồn oan…
Đời xuân mộng dở dang…
Lạnh sầu mây khuất nguyệt…
Buồn rũ phím rơi đàn…
Tủi phận vùi son phấn…
Hờn duyên lỡ đá vàng…
Đắm chìm thân mệnh bạc…
Xót liễu rụng đài trang…!
4.- Cũng bỏ 2 chữ đầu mỗi câu Bài Xuôi như cách 3,
nhưng đọc thành Thơ Tự Do, mỗi câu 2 hoặc 3 chữ :
Lệ thảm…
Khóc hồn oan…
Đời xuân…
Mộng dở dang…
Lạnh sầu…
Mây khuất nguyệt…
Buồn rũ…
Phím rơi đàn…
Tủi phận…
Vùi son phấn…
Hờn duyên…
Lỡ đá vàng…
Đắm chìm…
Thân mệnh bạc…
Xót liễu…
Rụng đài trang…!
5 .- Bỏ 2 chữ đầu mỗi câu Bài Ngược
thành Bài Thơ Ngũ Ngôn :
Rụng liễu xót lòng thương…
Thân chìm đắm sắc hương…
Lỡ duyên hờn trách lược…
Vùi phận tủi phiền gương…
Phím rũ buồn mưa gió…
Mây sầu lạnh khói sương…
Mộng xuân đời rữa nát…
Khóc thảm lệ tình vương..!
6.- Cũng bỏ 2 chữ đầu mỗi câu Bài Ngược như cách 5,
nhưng đọc thành Thơ Tự Do, mỗi câu 2 hoặc 3 chữ :
Rụng liễu…
Xót lòng thương…
Thân chìm…
Đắm sắc hương…
Lỡ duyên…
Hờn trách lược…
Vùi phận…
Tủi phiền gương…
Phím rũ…
Buồn mưa gió…
Mây sầu….
Lạnh khói sương…
Mộng xuân…
Đời rữa nát…
Khóc thảm…
Lệ tình vương..!
7 .- Bỏ 3 chữ đầu mỗi câu Bài Xuôi,
thành Thơ Tự Do mỗi câu 4 chữ :
Thảm khóc hồn oan…
Xuân mộng dở dang…
Sầu mây khuất nguyệt…
Rũ phím rơi đàn…
Phận vùi son phấn…
Duyên lỡ đá vàng…
Chìm thân mệnh bạc…
Liễu rụng đài trang…!
8.- Cũng bỏ 3 chữ đầu mỗi câu Bài Xuôi thành Thơ
Tự Do như cách 7, nhưng đọc mỗi câu 2 chữ :
Thảm khóc…
Hồn oan…
Xuân mộng...
Dở dang…
Sầu mây…
Khuất nguyệt…
Rũ phím…
Rơi đàn…
Phận vùi…
Son phấn…
Duyên lỡ…
Đá vàng…
Chìm thân…
Mệnh bạc…
Liễu rụng…
Đài trang…!
9 .- Bỏ 3 chữ đầu mỗi câu Bài Ngược,
thành Bài Thơ Tự Do mỗi câu 4 chữ :
Liễu xót lòng thương…
Chìm đắm sắc hương...
Duyên hờn trách lược…
Phận tủi phiền gương…
Rũ buồn mưa gió…
Sầu lạnh khói sương…
Xuân đời rữa nát…
Thảm lệ tình vương…
10 .- Cũng bỏ 3 chữ đầu mỗi câu Bài Ngược như cách 9,
nhưng đọc thành Thơ Tự Do, mỗi câu 2 chữ :
Liễu xót…
Lòng thương…
Chìm đắm…
Sắc hương...
Duyên hờn…
Trách lược…
Phận tủi…
Phiền gương…
Rũ buồn…
Mưa gió…
Sầu lạnh…
Khói sương…
Xuân đời…
Rữa nát…
Thảm lệ…
Tình vương…!
11 .- Bỏ 4 chữ đầu mỗi câu Bài Xuôi,
thành Thơ Tự Do mỗi câu 3 chữ :
Khóc hồn oan…
Mộng dở dang…
Mây khuất nguyệt…
Phím rơi đàn…
Vùi son phấn…
Lỡ đá vàng…
Thân mệnh bạc…
Rụng đài trang…!
12.- Bỏ 4 chữ đầu mỗi câu Bài Ngược,
Thành Thơ Tự Do mỗi câu 3 chữ :
Xót lòng thương…
Đắm sắc hương…
Hờn trách lược…
Tủi phiền gương…
Buồn mưa gió…
Lạnh khói sương…
Đời rữa nát…
Lệ tình vương…!
13.- Bỏ 3 chữ cuối mỗi câu Bài Xuôi,
thành Thơ Tự Do mỗi câu 4 chữ :
Vương tình lệ thảm…
Nát rữa đời xuân…
Sương khói lạnh sầu…
Gió mưa buồn rũ…
Gương phiền tủi phận…
Lược trách hờn duyên…
Hương sắc đắm chìm…
Thương lòng xót liễu…!
14.- Cũng bỏ 3 chữ cuối mỗi câu Bài Xuôi thành Thơ
Tự Do như cách 13, nhưng đọc mỗi câu 2 chữ :
Vương tình…
Lệ thảm…
Nát rữa…
Đời xuân…
Sương khói…
Lạnh sầu…
Gió mưa…
Buồn rũ…
Gương phiền…
Tủi phận…
Lược trách…
Hờn duyên…
Hương sắc…
Đắm chìm…
Thương lòng…
Xót liễu…!
15 .- Bỏ 3 chữ cuối mỗi câu Bài Ngược,
thành Thơ Tự Do mỗi câu 4 chữ :
Trang đài rụng liễu…
Bạc mệnh thân chìm…
Vàng đá lỡ duyên…
Phấn son vùi phận…
Đàn rơi phím rũ…
Nguyệt khuất mây sầu…
Dang dở mộng xuân…
Oan hồn khóc thảm…!
16.- Cũng bỏ 3 chữ cuối mỗi câu Bài Ngược như cách 15,
nhưng đọc thành Thơ Tự Do, mỗi câu 2 chữ :
Trang đài…
Rụng liễu…
Bạc mệnh…
Thân chìm…
Vàng đá…
Lỡ duyên…
Phấn son…
Vùi phận…
Đàn rơi…
Phím rũ…
Nguyệt khuất…
Mây sầu…
Dang dở…
Mộng xuân…
Oan hồn…
Khóc thảm…!
17 .- Bỏ 3 chữ cuối mỗi câu Bài Xuôi, thành Thơ
Tự Do mỗi câu 4 chữ, và đọc từ câu dưới lên :
Thương lòng xót liễu…
Hương sắc đắm chìm…
Lược trách hờn duyên…
Gương phiền tủi phận…
Gió mưa buồn rũ…
Sương khói lạnh sầu…
Nát rữa đời xuân…
Vương tình lệ thảm…!
18.- Cũng bỏ 3 chữ cuối mỗi câu Bài Xuôi, thành Thơ tự Do
như cách 17, nhưng dọc mỗi câu 2 chữ từ dưới lên :
Thương lòng…
Xót liễu…
Hương sắc…
Đắm chìm…
Lược trách…
Hờn duyên…
Gương phiền…
Tủi phận…
Gió mưa…
Buồn rũ…
Sương khói…
Lạnh sầu…
Nát rữa…
Đời xuân…
Vương tình…
Lệ thảm…!
19 .- Bỏ 3 chữ cuối mỗi câu Bài Ngược, thành Thơ
Tự Do mỗi câu 4 chữ, và đọc từ câu dưới lên :
Oan hồn khóc thảm…
Dang dở mộng xuân…
Nguyệt khuất mây sầu…
Đàn rơi phím rũ…
Phấn son vùi phận…
Vàng đá lỡ duyên…
Bạc mệnh thân chìm…
Trang đài rụng liễu…!
20 .- Cũng bỏ 3 chữ cuối mỗi câu Bài Ngược, thành Thơ Tự Do
như cách 19, nhưng đọc mỗi câu 2 chữ, và từ câu dưới lên :
Oan hồn…
Khóc thảm…
Dang dở…
Mộng xuân…
Nguyệt khuất…
Mây sầu…
Đàn rơi…
Phím rũ…
Phấn son…
Vùi phận…
Vàng đá…
Lỡ duyên…
Bạc mệnh…
Thân chìm…
Trang đài…
Rụng liễu…!
21.- Bỏ 2 chữ đầu mỗi câu Bài Xuôi, thành Thơ
Tự Do, mỗi câu 5 chữ, và đọc từ câu dưới lên :
Xót liễu rụng đài trang…
Đắm chìm thân mệnh bạc…
Hờn duyên lỡ đá vàng…
Tủi phận vùi son phấn…
Buồn rũ phím rơi đàn…
Lạnh sầu mây khuất nguyệt…
Đời xuân mộng dở dang…
Lệ thảm khóc hồn oan…!
22.- Cũng bỏ 2 chữ đầu mỗi câu Bài Xuôi, thành Thơ Tự Do như
cách 21, nhưng đọc mỗi câu 2 hoặc 3 chữ, và từ câu dưới lên :
Xót liễu…
Rụng đài trang…
Đắm chìm…
Thân mệnh bạc…
Hờn duyên…
Lỡ đá vàng…
Tủi phận…
Vùi son phấn…
Buồn rũ…
Phím rơi đàn…
Lạnh sầu…
Mây khuất nguyệt…
Đời xuân…
Mộng dở dang…
Lệ thảm…
Khóc hồn oan…!
23 .- Bỏ 2 chữ đầu mỗi câu Bài Ngược, thành Thơ
Tự Do mỗi câu 5 chữ, và đọc từ câu dưới lên :
Khóc thảm lệ tình vương…
Mộng xuân đời rữa nát…
Mây sầu lạnh khói sương…
Phím rũ buồn mưa gió…
Vùi phận tủi phiền gương…
Lỡ duyên hờn trách lược…
Thân chìm đắm sắc hương…
Rụng liễu xót lòng thương…!
24.- Cũng bỏ 2 chữ đầu mỗi câu Bài Ngược, thành Thơ Tự Do như
cách 23, nhưng đọc mỗi câu 2 hoặc 3 chữ, và từ câu dưới lên :
Khóc thảm…
Lệ tình vương…
Mộng xuân…
Đời rữa nát…
Mây sầu…
Lạnh khói sương…
Phím rũ…
Buồn mưa gió…
Vùi phận…
Tủi phiền gương…
Lỡ duyên…
Hờn trách lược…
Thân chìm…
Đắm sắc hương…
Rụng liễu…
Xót lòng thương…!
25 .- Bỏ 3 chữ đầu mỗi câu Bài Xuôi, thành Thơ
Tự Do mỗi câu 4 chữ, và đọc từ câu dưới lên :
Liễu rụng đài trang…
Chìm thân mệnh bạc…
Duyên lỡ đá vàng…
Phận vùi son phấn…
Rũ phím rơi đàn…
Sầu mây khuất nguyệt…
Xuân mộng dở dang…
Thảm khóc hồn oan…!
26 .- Cũng bỏ 3 chữ đầu mỗi câu Bài Xuôi, thành Thơ Tự Do
như cách 25, nhưng đọc mỗi câu 2 chữ, và từ câu dưới lên :
Liễu rụng…
Đài trang…
Chìm thân…
Mệnh bạc…
Duyên lỡ…
Đá vàng…
Phận vùi…
Son phấn…
Rũ phím…
Rơi đàn…
Sầu mây…
Khuất nguyệt…
Xuân mộng…
Dở dang…
Thảm khóc…
Hồn oan…!
27 .- Bỏ 3 chữ đầu mỗi câu Bài Ngược, thành Thơ
Tự Do mỗi câu 4 chữ, và đọc từ câu dưới lên :
Thảm lệ tình vương…
Xuân đời rữa nát…
Sầu lạnh khói sương…
Rũ buồn mưa gió…
Phận tủi phiền gương…
Duyên hờn trách lược…
Chìm đắm sắc hương…
Liễu xót lòng thương…!
28 .- Cũng bỏ 3 chữ đầu mỗi câu Bài Ngược, thành Thơ Tự Do
như cách 27, nhưng mỗi câu 2 chữ, và đọc từ câu dưới lên :
Thảm lệ…
Tình vương…
Xuân đời…
Rữa nát…
Sầu lạnh…
Khói sương…
Rũ buồn…
Mưa gió…
Phận tủi…
Phiền gương…
Duyên hờn…
Trách lược…
Chìm đắm…
Sắc hương…
Liễu xót…
Lòng thương…!
29 .- Bỏ 4 chữ đầu mỗi câu Bài Xuôi, thành Thơ
Tự Do mỗi câu 3 chữ, và đọc từ câu dưới lên :
Rụng đài trang…
Thân mệnh bạc…
Lỡ đá vàng…
Vùi son phấn…
Phím rơi đàn…
Mây khuất nguyệt…
Mộng dở dang…
Khóc hồn oan…!
30 .- Bỏ 4 chữ đầu mỗi câu Bài Ngược, thành Thơ
Tự Do mỗi câu 3 chữ, và đọc từ câu dưới lên :
Lệ tình vương…
Đời rữa nát…
Lạnh khói sương…
Buồn mưa gió…
Tủi phiền gương…
Hờn trách lược…
Đắm sắc hương…
Xót lòng thương…!
31 .- Đọc Xuôi như thơ tự do mỗi câu 2 hoặc 3 chữ :
Vương tình…
Lệ thảm…
Khóc hồn oan…
Nát rữa…
Đời xuân…
Mộng dở dang…
Sương khói…
Lạnh sầu…
Mây khuất nguyệt…
Gió mưa…
Buồn rũ…
Phím rơi đàn…
Gương phiền…
Tủi phận…
Vùi son phấn…
Lược trách…
Hờn duyên…
Lỡ đá vàng…
Hương sắc…
Đắm chìm…
Thân mệnh bạc…
Thương lòng…
Xót liễu…
Rụng đài trang…!
32 .- Đọc Ngược như thơ tự do mỗi câu 2 hoặc 3 chữ :
Trang đài…yg
Rụng liễu…
Xót lòng thương…
Bạc mệnh…
Thân chìm…
Đắm sắc hương…
Vàng đá…
Lỡ duyên…
Hờn trách lược…
Phấn son…
Vùi phận…
Tủi phiền gương…
Đàn rơi…
Phím rũ…
Buồn mưa gió…
Nguyệt khuất…
Mây sầu…
Lạnh khói sương…
Dang dở…
Mộng xuân…
Đời rữa nát…
Oan hồn…
Khóc thảm…
Lệ tình vương…!
Nhật Hồng NTV
Nhìn hai bài thơ có nhiều cách đọc nêu trên, quả thật là khó làm. Nhưng xét kỹ, thì chỉ có 56 chữ lộn đi lộn lại mà thôi. Nếu biết làm thơ Đường Luật và chịu khó bỏ ra nhiều thời gian đặt câu, xếp chữ, lựa ý, gieo vần, thì cũng có thể làm được. Đó cũng là một thú vị trong cách chơi chữ, chơi thơ.
Thế mới biết trong tiếng Việt của ta rất là phong phú, mà hầu như trên thế giới cũng ít có thứ tiếng nào biến chuyển tuyệt vời như vậy.
Có người nói tiếng Việt là tiếng của thơ ca, và mỗi người Việt là một nhà thơ, nghĩ cũng không phải là ngoa. Người viết chỉ sưu tầm và đơn cử ra đây được một phần nhỏ nào cái phong phú đó, chỉ với mục đích để các bạn trẻ Việt Nam đang lưu lạc ở xứ người, có dịp đọc qua mà hãnh diện ít nhiều về tiếng nói của quê hương.
Nhân đây, kẻ viết bài này cũng xin được đề nghị là đổi tên Thơ “Đường Luật” thành Thơ “Hàn Luật”, vì chính Ông Hàn Dũ đã mang loại thơ này vào nước ta, và đã làm cho hay hơn, phong phú thêm hơn như phần đầu có đề cập qua. Vã lại, càng về sau này, thơ Quốc Ngữ của chúng ta làm theo lối Thất Ngôn Bát Cú, tuy cũng đầy đủ vần, niêm, đối, luật, nhưng không có gì gọi là ảnh hưởng của thơ Đường, thơ Hán hay chữ Tàu cả. Đổi thơ Đường Luật thành thơ Hàn Luật cũng là một hình thức “Thoát Trung” vậy. Dám mong các bậc cao minh chỉ dẫn và góp ý thêm cho.
Nhật Hồng Nguyễn Thanh Vân (Michigan 2014)
0 Comment: