Cảm nghĩ về bài thơ "Hàng cây lá đổ" của Phạm Ngọc Thái- Châu Thạch
Phố núi...
Cảm nghĩ của Châu Thạch về "HÀNG CÂY LÁ ĐỔ", thơ Phạm Ngọc Thái
HÀNG CÂY LÁ ĐỔ
Phạm Ngọc Thái
Thế là hết! Em đi, chôn chiều vào gió...
Ta lang thang qua lá đổ hàng cây,
Bản tình xưa em hát ở đây
Nơi ngày nay xác các con thiên nga đã chết
Ôi, hàng cây! Cùng ta bao đêm từng tha thiết
Những nụ hôn và tấm thân bất hủ của em
Giờ ta sống trong hoang tàn sụp lở
Bên những chiếc bóng của đàn thiên nga
Thời gian phôi pha - Tóc ta hoá đá
Gió cũng làm lau ngàn năm ru rất khẽ!
Xin rụng một bông buồn
lắt lay...
CẢM NGHĨ CỦA CHÂU THẠCH
1)
Những nấm mồ
Có
những bài thơ nói về những nấm mồ khiến đọc thấy buồn, Cũng có những bài thơ
không nói về những nấm mồ nhưng đọc thấy buồn như đang đi giữa những nấm mồ.
Tôi đọc bài thơ “Hàng cây lá đổ” của Phạm Ngọc Thái và liên tưởng như có những
nấm mồ trước mắt. Hãy đọc câu vào đề của bài thơ:
Thế là hết!
Em đi, chôn chiều vào gió…
Thế
là hết, đánh dấu than (!), Mở đầu bài thơ đã là tiếng kêu có thể gọi là tuyệt vọng,
thản thốt và nó trở thành thảm thiết ở nửa câu thơ sau: “Em đi, chôn chiều vào
gió”.
Em
đã đi, chôn chiều vào gió nghĩa là em đã làm cho cả buổi chiều trở thành ngôi mộ
lớn, mà chất liệu vùi lấp ngôi mộ đó không phải là đất mà là gió. Vậy gió chính
là ngôi mộ, buổi chỉều là thi thể chôn trong đó, và em chính là người mưu sát.
Với câu thơ đầu tiên đó, hồn ta đã bị vùi theo trong một ngôi mộ rất lớn, ngôi
mộ trùm lên không gian của buổi chiều và còn có thể trùm lên thời gian của mọi
buổi chiều kế tiếp khi mà em chưa quay lại, Khi gió làm ngôi mộ thì ngôi mộ phải
vô hình và thi thể chôn trong ngôi mộ đó là buổi chiều hiện ra trước mắt với trời
mây, cây cỏ. Vậy gió là cái vô hình chôn được cái hửu hình phải chăng là nghịch
lý?. Tất nhiên gió trời không thể nào chôn được buổi chiều, vì gió trời chỉ làm
cho buổi chiều đẹp và mát mẻ thêm lên. Vậy chỉ có gió trong nội tâm người thi
sĩ đã làm chết buổi chiều trong tâm tưởng và chôn nó trong bóng vô hình của suy
tư sầu não.” Thế là hết! Em đi, chôn chiều vào gió”. Câu thơ là một nấm mộ quá
to, quá rộng, quá lớn và có thể quá lâu đưa người đọc lọt ngay trong vũng u buồn,
làm cho nỗi sầu ập đến ngay tức khắc trong tâm hồn, để rồi tiếp tục rung cảm với
nhiều hình ảnh trong những câu thơ kế tiếp.
Và
câu thơ thứ hai của bài thơ như sau:
Ta lang thang qua lá đổ hàng cây
Buổi
chiều đã được chôn trong ngôi mộ của gió, vậy thì hàng cây cũng đang nằm trong
ngôi mộ đó. Người thi sĩ lang thang qua lá đổ hàng cây là đang đi trong lòng
ngôi mộ lớn, và trong ngôi mộ lớn đó, “ lá đổ hàng cây” cũng là nghĩa địa
của những chiếc lá xanh đã chết. Nói một cách khác người thi sĩ đang đi trong
lòng ngôi mộ và lang thang qua trăm ngàn ngôi mộ nhỏ của màu xanh bị hủy diệt.
Sự
chết kia không những chỉ trùm lên và nằm quanh bước đi của tác giả mà sự chết lại
còn tiếp diễn ở hai câu thơ sau:
Bản tình ca xưa em hát ở đây
Nơi ngày nay xác
các con thiên nga đã chết
Bản
tình xưa kia em đã hát tại nơi đây nay không còn chút âm thanh nào sót lại cũng
có nghĩa là nó đã chết, và không gian nơi đây đã trở thành nấm mộ chôn bản tình
ca đó. Rồi thì “ Nơi ngày nay xác các con thiên nga đã chết". Xác các con
thiên nga có thể là xác bằng xương bằng thịt của bầy thiên nga đã từng sông nơi
đây, cũng có thể là những hình ảnh tương trưng cho cuộc tình với biết bao kỷ niệm
đẹp diễn ra tại đây. Dầu thiên nga thật hay chỉ là thiên nga trong ý niệm thì
câu thơ cũng bày thêm di hài của sự chết, những nấm mộ nơi đây chôn niềm vui
như chôn đôi cánh thiên nga của một thời quá khứ.
2)
Những bóng ma
Bốn
câu thơ đầu của “ Hàng cây lá đổ” đã vẽ bức tranh đầy mộ chí: Mộ của cả buổi
chiều nằm tromg gió, mộ của xác lá cây, mộ của bản tình ca và mộ của những con
thiên nga đã chết. Tất cả những ngôi mộ đó đã làm lạnh tâm hồn và đưa bước
người đi vào một cõi cô liêu.
Ở bốn câu thơ kế tiếp hình ảnh mộ mờ đi và hình ảnh những bóng ma xuất hiện:
Ôi, hàng cây! Cùng ta bao đêm trường tha thiết
Ôi,
hàng cây! (lại dấu than). Lại một tiếng kêu đau thương thứ hai. Hàng cây bây giờ
chắc chắn không còn là hàng cây xanh tươi ngảy trước, khi mà đã “ cùng ta bao
đêm từng tha thiết”. Hàng cây bây giờ đã bị chôn vùi trong mộ gió, có lá thành
mộ dưới chân và chiếc thân khẳng khiu trơ ra cùng mưa gió. Vậy ở mọi khía
cạnh của tâm hồn thì hàng cây “cùng ta bao đêm trường tha thiết” đã chết,
còn lại hàng cây ngày nay chỉ là bóng ma của thời quá khứ.
Bước qua câu thơ kế tiếp:
Những nụ hôn và tấm thân bất hủ của em
Nụ
hôn và tấm thân của em cũng nằm trong quá khứ mà bây giờ là bóng ma vất vưởng
hiện ra trong trí tưởng của tâm hồn giữa cảnh thiên nhiên ngày trước. Qua câu
thứ ba và thứ tư của khổ hai, bóng ma đã hiển hiện rỏ hơn trong cảnh hoang tàn
sụp đổ:
Giờ ta sống
trong hoang tàn sụp lở
Bên những chiếc bóng của đàn thiên nga
Cho
dầu cảnh sụp lở nằm trên hiện trường thực tế hay nằm trong nội tâm của tác giả,
cho dầu những chiếc bóng của đàn thiên nga hiện ra giữa cảnh vật hay trong ký ức
của tác giả cũng đều là hình bóng ma hiện ra giũâ khung trời đã chết. Những
bóng ma của hàng cây, của nụ hôn, của tấm thân bất hủ, của bầy thiên nga đều hiện
ra giữa khung cảnh hoang tàn sụp lở trong khổ hai của bài thơ đưa tâm tư người
đọc lạc đến một miền đất chết. Miền đất chết đó có thể ở trong thực tế, cũng có
thể ở trong tâm hồn tác giả, nhưng đều khơi động một cõi ma nào đá, với những
bóng hình đầy đủ vẽ đẹp hòai niệm và vẽ hoang tưởng liêu trai hòa nhập trong
nhau.
3)
Và bóng người
Khổ một của bài thơ là những nấm mồ, khổ hai của bài thơ là những bóng ma và
qua khổ ba của bài thơ là bóng người, là chiếc bóng đau thương của người thi
sĩ:
Thời gian
phôi pha- Tóc ta hóa đá
“
Thời gian phôi pha” là thời gian làm cho phai nhạt, nhưng trong câu thơ tóc ta
lại không phai nhạt, không bạc màu với thời gian mà tóc ta đã trở thành “ hóa
đá”. Tóc hóa đá thì không thể ngày một ngày hai mà phải trải qua nhiều niên kỷ.
Đây là một câu thơ, nhưng nói về hai thứ thời gian nghịch lý: Thời gian của trái
đất và thời gian tâm lý xảy ra trong lòng tác giả. Thời gian của trái đất thì
mau và làm cho mọi cái phôi pha, nhưng thời gian tâm lý trong lòng thì quá lâu
và làm cho tình yêu lại càng thêm bền bỉ, do đó tóc trên đầu mới hóa ra thành
đá. Nói đến tóc là tượng trưng cho sự thề nguyện ( tóc thê, kết tóc xe tơ). Vậy
tóc trên đầu hóa đá là thứ tóc của tình yêu bền bỉ chẳng phôi pha. Tóc trên đầu
hóa đá là hình bóng của con người phong sương, dày dạn và đau khổ nhiều trong
dài năm tháng đợi trông. Và câu kế riếp như sau:
Gió cũng làm
lau ngàn năm ru rất khẽ!
Gió
đã chôn buổi chiều, là chôn chặc tình ai trong ngôi mộ chí. Gió lại cũng làm
lau thức trắng “ngàn năm ru rất khẽ”, là hành hạ cõi lòng người ở lại trong
thao thức nhớ thương. Tác giả vô tình kết tội gió, nhưng gió ngòai trời chỉ là
cái cớ mà gió trong lòng ai mới là tội đồ, mới là ngôi mộ, mới là hồn ma, mới
là chiếc bóng người vật vờ theo năm tháng ở chốn kỷ niệm xưa. Và câu thơ chót
như sau:
Xin rụng một
bông buồn
Lắt lay…
Câu
thơ nầy làm ta liên tưởng đến một bông lau buồn nhỏ nhoi, rụng xuống, lắt lay rồi
biến mất, Tình yêu trong “Hàng cây lá đổ” là một cảnh hoang tàn sụp lở, và tác
giả vẫn yêu bền bỉ lâu dài đến độ “Tóc ta hóa đá” , vậy sao cuối bài thơ tác giả
chỉ “Xin rụng một bông buồn, lắt lay…”? Đó chỉ là một hình ảnh phôi pha biểu hiện
của sự mong manh, dể dàng tan biến. Bông buồn ở đây phải chăng là hiện thân của
tác giả, lắc lay ở đây phải chăng là rung động trong sâu thẳm cõi lòng
kia. Phải, trước thời gian dài vô tận, trước không gian cao rộng vô cùng, người
thi sĩ bi quan chỉ xin làm một cái bông buồn rụng xuống để lắc lay, vì cái bông
buồn kia rụng xuống, lắc lay trong cõi vô biên cũng đủ cho một cuộc tình dài hạnh
phúc. Tác giả sợ rằng mình không bao giờ làm được một cái bông buồn, vì vậy phải
xin.
Bài
thơ buồn và chưa có câu thơ kết vì lau có rất nhiều mà tác giả chỉ xin cứ rụng
lần lược một bông buồn để được như lời tác giả thổ lộ thêm: “ Người con gái đã
đi xa, lá vẫn ngày ngày đổ xuống dưới hàng cây ấy, để suốt cuộc đời anh đi
trong những chiều gió không em” ./.
Châu Thạch
HÀNG CÂY LÁ ĐỔ
Phạm Ngọc Thái
Thế là hết! Em đi, chôn chiều vào gió...
Ta lang thang qua lá đổ hàng cây,
Bản tình xưa em hát ở đây
Nơi ngày nay xác các con thiên nga đã chết
Ôi, hàng cây! Cùng ta bao đêm từng tha thiết
Những nụ hôn và tấm thân bất hủ của em
Giờ ta sống trong hoang tàn sụp lở
Bên những chiếc bóng của đàn thiên nga
Thời gian phôi pha - Tóc ta hoá đá
Gió cũng làm lau ngàn năm ru rất khẽ!
Xin rụng một bông buồn
lắt lay...
CẢM NGHĨ CỦA CHÂU THẠCH
1)
Những nấm mồ
Có
những bài thơ nói về những nấm mồ khiến đọc thấy buồn, Cũng có những bài thơ
không nói về những nấm mồ nhưng đọc thấy buồn như đang đi giữa những nấm mồ.
Tôi đọc bài thơ “Hàng cây lá đổ” của Phạm Ngọc Thái và liên tưởng như có những
nấm mồ trước mắt. Hãy đọc câu vào đề của bài thơ:
Thế là hết!
Em đi, chôn chiều vào gió…
Thế
là hết, đánh dấu than (!), Mở đầu bài thơ đã là tiếng kêu có thể gọi là tuyệt vọng,
thản thốt và nó trở thành thảm thiết ở nửa câu thơ sau: “Em đi, chôn chiều vào
gió”.
Em
đã đi, chôn chiều vào gió nghĩa là em đã làm cho cả buổi chiều trở thành ngôi mộ
lớn, mà chất liệu vùi lấp ngôi mộ đó không phải là đất mà là gió. Vậy gió chính
là ngôi mộ, buổi chỉều là thi thể chôn trong đó, và em chính là người mưu sát.
Với câu thơ đầu tiên đó, hồn ta đã bị vùi theo trong một ngôi mộ rất lớn, ngôi
mộ trùm lên không gian của buổi chiều và còn có thể trùm lên thời gian của mọi
buổi chiều kế tiếp khi mà em chưa quay lại, Khi gió làm ngôi mộ thì ngôi mộ phải
vô hình và thi thể chôn trong ngôi mộ đó là buổi chiều hiện ra trước mắt với trời
mây, cây cỏ. Vậy gió là cái vô hình chôn được cái hửu hình phải chăng là nghịch
lý?. Tất nhiên gió trời không thể nào chôn được buổi chiều, vì gió trời chỉ làm
cho buổi chiều đẹp và mát mẻ thêm lên. Vậy chỉ có gió trong nội tâm người thi
sĩ đã làm chết buổi chiều trong tâm tưởng và chôn nó trong bóng vô hình của suy
tư sầu não.” Thế là hết! Em đi, chôn chiều vào gió”. Câu thơ là một nấm mộ quá
to, quá rộng, quá lớn và có thể quá lâu đưa người đọc lọt ngay trong vũng u buồn,
làm cho nỗi sầu ập đến ngay tức khắc trong tâm hồn, để rồi tiếp tục rung cảm với
nhiều hình ảnh trong những câu thơ kế tiếp.
Và
câu thơ thứ hai của bài thơ như sau:
Ta lang thang qua lá đổ hàng cây
Buổi
chiều đã được chôn trong ngôi mộ của gió, vậy thì hàng cây cũng đang nằm trong
ngôi mộ đó. Người thi sĩ lang thang qua lá đổ hàng cây là đang đi trong lòng
ngôi mộ lớn, và trong ngôi mộ lớn đó, “ lá đổ hàng cây” cũng là nghĩa địa
của những chiếc lá xanh đã chết. Nói một cách khác người thi sĩ đang đi trong
lòng ngôi mộ và lang thang qua trăm ngàn ngôi mộ nhỏ của màu xanh bị hủy diệt.
Sự
chết kia không những chỉ trùm lên và nằm quanh bước đi của tác giả mà sự chết lại
còn tiếp diễn ở hai câu thơ sau:
Bản tình ca xưa em hát ở đây
Nơi ngày nay xác
các con thiên nga đã chết
Bản
tình xưa kia em đã hát tại nơi đây nay không còn chút âm thanh nào sót lại cũng
có nghĩa là nó đã chết, và không gian nơi đây đã trở thành nấm mộ chôn bản tình
ca đó. Rồi thì “ Nơi ngày nay xác các con thiên nga đã chết". Xác các con
thiên nga có thể là xác bằng xương bằng thịt của bầy thiên nga đã từng sông nơi
đây, cũng có thể là những hình ảnh tương trưng cho cuộc tình với biết bao kỷ niệm
đẹp diễn ra tại đây. Dầu thiên nga thật hay chỉ là thiên nga trong ý niệm thì
câu thơ cũng bày thêm di hài của sự chết, những nấm mộ nơi đây chôn niềm vui
như chôn đôi cánh thiên nga của một thời quá khứ.
2)
Những bóng ma
Bốn
câu thơ đầu của “ Hàng cây lá đổ” đã vẽ bức tranh đầy mộ chí: Mộ của cả buổi
chiều nằm tromg gió, mộ của xác lá cây, mộ của bản tình ca và mộ của những con
thiên nga đã chết. Tất cả những ngôi mộ đó đã làm lạnh tâm hồn và đưa bước
người đi vào một cõi cô liêu.
Ở bốn câu thơ kế tiếp hình ảnh mộ mờ đi và hình ảnh những bóng ma xuất hiện:
Ôi, hàng cây! Cùng ta bao đêm trường tha thiết
Ôi,
hàng cây! (lại dấu than). Lại một tiếng kêu đau thương thứ hai. Hàng cây bây giờ
chắc chắn không còn là hàng cây xanh tươi ngảy trước, khi mà đã “ cùng ta bao
đêm từng tha thiết”. Hàng cây bây giờ đã bị chôn vùi trong mộ gió, có lá thành
mộ dưới chân và chiếc thân khẳng khiu trơ ra cùng mưa gió. Vậy ở mọi khía
cạnh của tâm hồn thì hàng cây “cùng ta bao đêm trường tha thiết” đã chết,
còn lại hàng cây ngày nay chỉ là bóng ma của thời quá khứ.
Bước qua câu thơ kế tiếp:
Những nụ hôn và tấm thân bất hủ của em
Nụ
hôn và tấm thân của em cũng nằm trong quá khứ mà bây giờ là bóng ma vất vưởng
hiện ra trong trí tưởng của tâm hồn giữa cảnh thiên nhiên ngày trước. Qua câu
thứ ba và thứ tư của khổ hai, bóng ma đã hiển hiện rỏ hơn trong cảnh hoang tàn
sụp đổ:
Giờ ta sống
trong hoang tàn sụp lở
Bên những chiếc bóng của đàn thiên nga
Cho
dầu cảnh sụp lở nằm trên hiện trường thực tế hay nằm trong nội tâm của tác giả,
cho dầu những chiếc bóng của đàn thiên nga hiện ra giữa cảnh vật hay trong ký ức
của tác giả cũng đều là hình bóng ma hiện ra giũâ khung trời đã chết. Những
bóng ma của hàng cây, của nụ hôn, của tấm thân bất hủ, của bầy thiên nga đều hiện
ra giữa khung cảnh hoang tàn sụp lở trong khổ hai của bài thơ đưa tâm tư người
đọc lạc đến một miền đất chết. Miền đất chết đó có thể ở trong thực tế, cũng có
thể ở trong tâm hồn tác giả, nhưng đều khơi động một cõi ma nào đá, với những
bóng hình đầy đủ vẽ đẹp hòai niệm và vẽ hoang tưởng liêu trai hòa nhập trong
nhau.
3)
Và bóng người
Khổ một của bài thơ là những nấm mồ, khổ hai của bài thơ là những bóng ma và
qua khổ ba của bài thơ là bóng người, là chiếc bóng đau thương của người thi
sĩ:
Thời gian
phôi pha- Tóc ta hóa đá
“
Thời gian phôi pha” là thời gian làm cho phai nhạt, nhưng trong câu thơ tóc ta
lại không phai nhạt, không bạc màu với thời gian mà tóc ta đã trở thành “ hóa
đá”. Tóc hóa đá thì không thể ngày một ngày hai mà phải trải qua nhiều niên kỷ.
Đây là một câu thơ, nhưng nói về hai thứ thời gian nghịch lý: Thời gian của trái
đất và thời gian tâm lý xảy ra trong lòng tác giả. Thời gian của trái đất thì
mau và làm cho mọi cái phôi pha, nhưng thời gian tâm lý trong lòng thì quá lâu
và làm cho tình yêu lại càng thêm bền bỉ, do đó tóc trên đầu mới hóa ra thành
đá. Nói đến tóc là tượng trưng cho sự thề nguyện ( tóc thê, kết tóc xe tơ). Vậy
tóc trên đầu hóa đá là thứ tóc của tình yêu bền bỉ chẳng phôi pha. Tóc trên đầu
hóa đá là hình bóng của con người phong sương, dày dạn và đau khổ nhiều trong
dài năm tháng đợi trông. Và câu kế riếp như sau:
Gió cũng làm
lau ngàn năm ru rất khẽ!
Gió
đã chôn buổi chiều, là chôn chặc tình ai trong ngôi mộ chí. Gió lại cũng làm
lau thức trắng “ngàn năm ru rất khẽ”, là hành hạ cõi lòng người ở lại trong
thao thức nhớ thương. Tác giả vô tình kết tội gió, nhưng gió ngòai trời chỉ là
cái cớ mà gió trong lòng ai mới là tội đồ, mới là ngôi mộ, mới là hồn ma, mới
là chiếc bóng người vật vờ theo năm tháng ở chốn kỷ niệm xưa. Và câu thơ chót
như sau:
Xin rụng một
bông buồn
Lắt lay…
Câu
thơ nầy làm ta liên tưởng đến một bông lau buồn nhỏ nhoi, rụng xuống, lắt lay rồi
biến mất, Tình yêu trong “Hàng cây lá đổ” là một cảnh hoang tàn sụp lở, và tác
giả vẫn yêu bền bỉ lâu dài đến độ “Tóc ta hóa đá” , vậy sao cuối bài thơ tác giả
chỉ “Xin rụng một bông buồn, lắt lay…”? Đó chỉ là một hình ảnh phôi pha biểu hiện
của sự mong manh, dể dàng tan biến. Bông buồn ở đây phải chăng là hiện thân của
tác giả, lắc lay ở đây phải chăng là rung động trong sâu thẳm cõi lòng
kia. Phải, trước thời gian dài vô tận, trước không gian cao rộng vô cùng, người
thi sĩ bi quan chỉ xin làm một cái bông buồn rụng xuống để lắc lay, vì cái bông
buồn kia rụng xuống, lắc lay trong cõi vô biên cũng đủ cho một cuộc tình dài hạnh
phúc. Tác giả sợ rằng mình không bao giờ làm được một cái bông buồn, vì vậy phải
xin.
Bài
thơ buồn và chưa có câu thơ kết vì lau có rất nhiều mà tác giả chỉ xin cứ rụng
lần lược một bông buồn để được như lời tác giả thổ lộ thêm: “ Người con gái đã
đi xa, lá vẫn ngày ngày đổ xuống dưới hàng cây ấy, để suốt cuộc đời anh đi
trong những chiều gió không em” ./.
Châu Thạch
0 Comment: