Tôi đọc "Ngày ấy Kon Tum"- Trang Y Hạ
Phố núi...
TÔI ĐỌC: “NGÀY ẤY KON TUM”
Trang Y Hạ
Tôi hân hạnh nhận được tác phẩm “Ngày ấy KON TUM” từ quê nhà gởi tặng. Cuốn sách Biên Khảo về vùng đất KonTum do Bác Sĩ ĐÀO DUY AN biên soạn. Nội dung cuốn biên khảo rất công phu, giá trị. Và tôi rất lấy làm vinh dự được tác giả cho đóng góp một phần rất nhỏ (ý & thơ) trong dòng chảy lịch sử KonTum qua các thời kỳ!
Đất là một là (bầu sữa) nuôi nấng con người, vạn vật từ thời “tạo thiên lập địa” cho tới ngày hôm nay. Tuy nhiên ở trong con người vốn sẵn có một tình cảm đặc biệt hơn loài vật về một vùng đất - đã ở, đang ở, sẽ ở... Đất ở lâu ngày lâu năm - hình thành phong tục, tập quán, thói quen, thói quen xuất phát từ thổ nhưỡng, gia đình, gia tộc, làng xóm - từ đó nảy sinh - ca dao, tục ngữ, thành ngữ gọi chung là “văn hóa dân gian”... Để lưu giữ vốn văn hóa, con người tạo ra chữ nhằm ghi lại, gọi là “lịch sử – sử lịch” cho hậu nhân có tài liệu tham khảo… Công lao khám phá và khai triển về mặt tâm linh vùng đất KonTum thuộc Cao Nguyên Trung Phần phần lớn là từ các cha thừa sai đi truyền giáo, các ngài đã tới, đã ở, đã viết…!
Tình cảm con người đối với “đất và nước” không bao giờ phai mờ trong tâm trí bất kể thời gian cư ngụ nơi vùng đất đó dài hay ngắn, cho nên ly hương là một vấn đề nhức nhối lẫn đau khổ cho một ai phải gánh chịu hoàn cảnh như vậy. Thiên di tới một vùng đất khác chưa hẳn là nguôi ngoai... Vùng đất cũ vẫn ray rức nhớ nhung, nhớ nhứt là vùng đất đó đã cưu mang đùm bọc để thoát qua một giai đoạn nghèo đói cùng cực.
Tôi lớn tuổi hơn Bác sĩ Đào Duy An một thế hệ, nhưng lại có chung một điểm chung là lúc lên KonTum từ thuở còn bé - với trí óc còn nớt nên đã ghi nhận, cảm nhận về KonTum rất chân thật sâu đậm, sâu đậm nên dù gì thì vẫn cố sức viết về KonTum, viết về KonTum là viết cho KonTum, viết về KonTum là viết cho chính bản thân, viết về KonTum là viết cho gia đình thân yêu và bạn hữu – dù họ đang còn hiện diện nơi thế gian hay đã nằm xuống vĩnh viễn với bất cứ lý do nào! Tôi đã viết “Cánh Rừng Thời Nhỏ, Từ Một Chín Năm Bảy, Ba Dòng Sông Khói Sương, Mùa Chuyển…”. Tôi cũng như tác giả Đào Duy An viết bằng cả tấm lòng thương nhớ KonTum chứ không phải viết để được nổi tiếng.
Mở trang đầu cuống sách “Ngày Ấy KONTUM”. Tôi thấy bốn chữ “Kính dâng Việt tổ!”. Một thái độ kính trọng tuyệt vời đối với tổ tiên! Nhưng đoạn văn tiếp theo làm cho tôi cảm động, là:
“Cám ơn má dẫn về xứ kì lạ KonTum ngày 1979”.
Chữ “kì lạ” của tác giả có hàm ý […]. Năm 1957 tôi theo cha mẹ lên KonTum…, tôi cũng thấy kỳ lạ và sự kỳ nữa lạ là tôi thấy có người “kinh” sống ở trong làng KonHơring mà trong số người Kinh đó có một người làm Chánh Tổng Konhơring và toàn quận DakTo từ thập niên 1950 cho tới năm 1963... Và lạ lùng hơn nữa là thấy các cha thừa sai, như: cha (Nê-0-Nuy) ở KonHơring cha Carat ở Diên Bình. (Cha Nuy dáng cao to, râu rậm rạp, cha chỉ có mỗi một chiếc xe đạp mà phía sau xe có đeo hai túi xách hai bên). Tôi xưng tội một lần với cha ở trước đầu của chiếc xe deep... Tôi nghĩ người Kinh lên KonTum (KonHơring) truyền đạo và lập nghiệp từ thế kỷ trước – phát xuất từ vùng An Nhơn, Hoài Nhơn... theo chân thầy Sáu Do (sau nầy là cha Do) lên Cao Nguyên truyền đạo.
“Ngày ấy KONTUM” là một cuốn “biên khảo”, biên khảo mà tác giả lại dùng hai chữ “Ngày ấy”, thoạt nghe như là... tự sự của chính tác giả. Đọc hết... thì đúng là như vậy! Không những của tác giả mà còn cho tất cả những ai còn nhớ, còn nghĩ về KonTum với dòng sông DakBla, dòng sông PơKô, dòng sông Dakpsi… Tôi ví chiếc cầu trên sông DakBla, giống như: "Chiếc cầu trên sông Drina". Hai cây cầu là chứng nhân qua từng giai đoạn thăng trầm của lịch sử ... (kẻ ở người đi, kẻ còn người mất)! Trong cuộc đời của mỗi người đều có: “ngày ấy và người ấy”. Tôi nhớ KonTum, tôi cũng nhớ chữ “ấy”. Chữ ấy chứa đựng biết bao nhiêu là tình...!
“Ta về thăm lại nơi xưa ấy
nơi ấy bây giờ đã khác xa
người ấy bây giờ không khác mấy
có chăng tóc điểm giọt sương pha!”.
(Trích thơ: Trang Y Hạ)
nơi ấy bây giờ đã khác xa
người ấy bây giờ không khác mấy
có chăng tóc điểm giọt sương pha!”.
(Trích thơ: Trang Y Hạ)
Phải chăng... tôi và Bác sĩ Đào Duy An, một già một trẻ có cùng một nhịp đập (ấy) về vùng đất Cao Nguyên KonTum, - mà… nơi ấy có tiếng chuông nhà thờ Phương Hòa ở bên kia bờ sông DakBla hòa nhịp với tiếng chuông nhà thờ Phương Quý bên nầy bờ sông DakBla... Tiếng chuông vẫn rung lên mỗi ngày trong lòng người KonTum dù còn đang ở hay là đã ra đi biền biệt...Tác giả đã nghe đã cảm nhận và đã viết…!
Các anh chị em hãy mua một cuốn “Ngày ấy KONTUM” – giá chỉ có: 270.000 VND (ở đây không đề cập tiền mà chỉ nêu lên giá trị của cuốn sách). Mua đọc để biết nội dung tác giả viết, viết về vùng đất đầu nguồn, vùng đất lưu vực của nhiều con sông lớn như: Sông Tranh (Vu Gia), sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Côn, sông KrongPa… Đó là vùng đất “kì lạ” và còn nhiều điều kỳ lạ về KonTum ở trong cuốn Biên Khảo.
Sách “Biên Khảo” thông thường ai cũng nghĩ là sẽ khô khan, đọc sẽ nhàm chán bởi gồm toàn là: tài liệu, tài liệu tham khảo, hình ảnh… chứ không như tiểu thuyết tình cảm lâm ly não nề... Tác giả dự đoán được điều đó nên đã “thi vị hóa” nội dung “Ngày ấy KONTUM” bằng: văn, thơ, nhạc, nhiếp ảnh... mà các tác danh đó có liên quan mật thiết (gián tiếp, trực tiếp) một thời với KonTum, quả thật là sống động!
Cuốn “Ngày ấy KONTUM gồm có 5 phần, mỗi phần chứa đựng khá nhiều tài liệu có chắc lọc, lời văn ngắn gọn dễ hiểu càng đọc càng cuốn hút bởi những điều mới và lạ cũng như có “chỉ mục” tham khảo và minh chứng... Biên Khảo về KonTum là biên khảo không những chỉ có địa lý mà tác giả biên khảo đủ các lãnh vực về con người KonTum, từ tiếng nói, văn học, âm nhạc, cung ná, rượu cần, tâm linh (Chúa, Phật, Đình, Miếu...), con đường, tên đường, nhà sàn, thờ cúng, niềm tin, nỗi nhớ...!
Người KonTum ai cũng hiểu KonTum có nghĩa là Làng Hồ. (Người làng hồ) chính là người KonTum. Tác giả chuyển qua chữ Nho thành (Hồ Hương Nhân). Hồ có nghĩa ao hồ. Hương là đồng (đồng quê, làng quê). Nhân là người. Ý nghĩa như nhau, nhưng đối với văn chương đó là điều thi vị và thú vị…!
Điều thú vị là phần “cước chú” ở trang 79. Tôi đọc hai câu thơ của thi sĩ Trần Danh Án, thi sĩ cùng thời với thi sĩ Nguyễn Gia Thiều và thi sĩ Nguyễn Gia Thiều đã chuyển hai câu thơ qua chữ Nôm: “Phá toái lăng hoa tầm cựu ảnh. Trùng phong khâm tử hộ dư hương”. Đọc hai câu thơ đó tôi nhớ tới hai câu thơ trong bài "Khóc Bằng Phi” của Tự Đức
“Đập cổ kính ra tìm lấy bóng,
Xếp tàn y lại để dành hơi.”.
Xếp tàn y lại để dành hơi.”.
Vậy thì người xưa cũng mượn ý thơ của nhau. Và tôi lại nhớ tới hai câu trong truyện Kiều
“Thuyền tình vừa ghé đến nơi,
Thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ.
Thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ.
Câu nầy Cụ Tiên Điền cũng mượn ý trong câu thơ (không biết tác giả).
“Nhất phiến tình chu dĩ đáo ngạn,
Bình trầm rơi chiết dĩ đa thời”.
Bình trầm rơi chiết dĩ đa thời”.
Harold Bloom, Học Giả và phê bình gia người Hoa Kỳ quan niệm rằng: "Thơ chỉ là những ứng đối lập luận của các nhà thơ với nhau, của người làm thơ thời sau trả lời với người làm thơ thời trước có thơ hay và nổi tiếng hơn". Và thơ cũng là: “The poet is a reporter interviewing his own heart.” (Thi sĩ là người phóng viên tự phỏng vấn tâm hồn). Vậy là mượn ý thơ là giữ ý thơ của tác giả chứ không là “ăn cắp”.
Cuốn “Ngày ấy KONTUM”, Tác giả Bác sĩ Đào Duy An đã vận dụng hết khả năng sưu tầm và đã hoàn thành tác phẩm nhằm tri ân vùng đất mà như anh nói là “kì lạ”. Theo tôi (Kỳ lạ đó chính là người mẹ đã dẫn tác giả đi lên vùng KonTum năm 1979 để rồi khi trưởng thành -anh miệt mài viết về những điều kỳ lạ).
Nhớ KonTum tùy theo hoàn cảnh, tâm trạng của mỗi người, mỗi thế hệ…
“Mây phủ KonTum mờ Tân Cảnh
đường vào Ben Hét mịt mù xa
ĐakTo năm tháng buồn hiu hắt
thương những người tuyết trắng sương pha”
(Trích thơ: Trang Y Hạ.)
đường vào Ben Hét mịt mù xa
ĐakTo năm tháng buồn hiu hắt
thương những người tuyết trắng sương pha”
(Trích thơ: Trang Y Hạ.)
Tôi chân thành cảm ơn Bác sĩ tác giả Đào Duy An. Chúc bác sĩ an vui ./.
Trang Y Hạ
Tháng Giêng 2022.
Tháng Giêng 2022.
-----------------------------------------------------------
Mua "Ngày ấy Kon Tum" tại đâu?
Hiện "Ngày ấy Kon Tum" đã mở bán tại 3 nơi:
1. Nhà sách Sông Trà, 35A Nguyễn Trung Trực, P5, Bình Thạnh, TP.HCM. Độc giả đến tận nơi mua hoặc gởi về tận tay, giá 270.000 đồng cho cả nước. Liên lạc: 0976379849. https://inn.biz.vn/
2. Quán cà phê-ảnh-sách, 79 Lê Lợi, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
http://cafegraphykontum.com/
3. Khu Du lịch sinh thái thác Pa Sỹ, TT Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
Mua "Ngày ấy Kon Tum" tại đâu?
Hiện "Ngày ấy Kon Tum" đã mở bán tại 3 nơi:
1. Nhà sách Sông Trà, 35A Nguyễn Trung Trực, P5, Bình Thạnh, TP.HCM. Độc giả đến tận nơi mua hoặc gởi về tận tay, giá 270.000 đồng cho cả nước. Liên lạc: 0976379849. https://inn.biz.vn/
2. Quán cà phê-ảnh-sách, 79 Lê Lợi, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
http://cafegraphykontum.com/
3. Khu Du lịch sinh thái thác Pa Sỹ, TT Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
Từ tháng 3/2022 "Ngày ấy Kon Tum" mới bán tại chuỗi nhà sách FAHASA và Phương Nam cũng như trên mạng như tại tiki.vn
0 Comment: