Gác cu- Phan Nhật Bắc
Phố núi...
GÁC CU
Lúc học tiểu học, khoảng lớp ba lớp tư, sau giờ học tôi thường la cà ngoài đồng bắt cá hay theo đám bạn tắm sông tắm ao, mình mẩy đen thui vì ba tôi đi làm một tháng mới về nhà một lần. Tôi mặc sức rong chơi trên cánh đồng đầy rạ sau mùa gặt để bắt dế, thích nhất là con dế than đen thui tiếng gáy rất ư là chói tai hớp hồn địch thủ cho dù là dế lửa được moi ra từ ổ rắn hổ mang bán được đến một đồng thời ông Diệm. Những con dế đó được nuôi nấng kỹ lưỡng trong hộp diêm quẹt đã soi lỗ cho dế thở và bỏ thức ăn là cỏ non để vỗ béo, nhưng gặp con dế than sau một hồi choảng nhau là dế lửa bỏ chạy. Một hôm tôi mượn cái cuốc của ông nông dân đi đào tổ dế với thằng cháu bằng tuổi tôi kêu tôi bằng chú và một thằng bạn tên Nghĩa, sớn sác khi ông cháu tôi nhìn thấy lỗ dế vừa khum xuống moi thì ông bạn tôi cuốc một nhát vào đầu ông cháu tôi nứt xương sọ. Tôi hoảng quá chạy về nhà ông nông dân gần đó la bài hãi cầu cứu, may là bệnh viện Phan Thiết gần đó chừng một cây số, ông nông dân cõng đem đến vừa đúng lúc nên ông cháu tôi thoát chết.
Tôi bị một trận đòn nhừ tử hết đi bắt dế. Tuổi thơ của tôi một ngày không ăn đòn là ăn cơm không ngon. Đi học lúc tan trường, tôi thường đi đường tắt về nhà qua một vũng bùn, bạn tôi đem trâu tới rước như Đinh Bộ Lĩnh. Nhớ hồi còn thơ lấy bông lau làm cờ đánh nhau mà bài hát chúng tôi thường hát trong lớp, khi ngồi sau lưng thằng bạn cởi trâu, đuôi trâu đầy bùn quết lên lưng tôi. Cái áo trắng lấm lem bùn và cứt trâu. Về nhà tôi lấm lét cởi ra đem giặt nhưng không qua khỏi cặp mắt của ông anh hung thần thứ Năm. Roi vọt làm mông tôi chai như đít khỉ, đánh riết rồi ông anh quăng roi thở dài: - Tao chịu thua mày lì đòn quá.
Con Sông Cà Ty quê tôi mùa nước chè hai rất nhiều cá, tôm. Tôi là thằng ngu nhất cứ bắt cá cho thằng Đức hưởng. Mẹ nó khai thác lũ nhỏ chúng tôi hết mình, bảo là xúc cát bắt nghêu cho bà, chúng tôi vẫn vô tư nai lưng ra làm, sau này lớn lớn lên nghĩ lại mới biết là mình ngu thậm tệ.
Tôi còn tham gia vào một cái ngu khác (trong tứ đại ngu) là đi gác cu. Cạnh cánh đồng hoang gần mấy đám cây bần có một túp lều nhỏ tồi tàn của anh Phó chuyên gia bắt cu gáy. Anh đan lưới làm bẫy, tôi đi học về lò mò theo quên cả giờ về. Anh dạy tôi đan lưới và kỹ thuật bẫy chim cu, tôi thấy anh bắt hai con chim mồi khâu hai con mắt lại làm tôi xốn xang cõi lòng sợ nó đau.
- Anh Phó ơi! Sao anh khâu mắt nó lại vậy?
- À khâu để nó khỏi ra hiệu cho đồng loại ấy mà !
Tôi hỏi lại:
- Nó bị bắt làm sao mà ra hiệu?
Anh Phó nói:
- Nếu không khâu mắt nó đá lông nheo với con chim đồng loại, tụi nó không dám xuống ăn mồi trong bẫy.
Cái bẫy được làm công phu, hệ thống dây giật cho hai tấm lưới chụp lại được ngụy trang cẩn thận, cái chòi ngồi rình được chặt từ nhánh cây bần, tôi phụ giúp mang về gần một cây số như một lùm cây giữa cánh đồng mông quạnh. Đã tan học lúc 3 giờ mà gần 4 giờ chiều tôi chưa về nhà. Tôi sợ nên nói:
- Anh Phó ơi! em về mai chúa nhật em ra!
- Ừ mày về đi kẻo bị ăn đòn
Tôi về nhà rón rén như tên ăn trộm nhưng hôm nay tôi sạch sẽ quần áo không dính bùn đất. Ăn vội bữa cơm chiều tôi biến mất theo thằng Đức đi bắt nghêu dưới con sông lạnh tanh gần Mả Lạng, nơi đồn nhiều ma nhưng nghêu rất nhiều. Bắt gần nửa đêm tôi mò về chui xuống bộ ván ngủ thì ba tôi hỏi khi thấy tôi thay quần.
- Mày làm gì mà quần áo ướt nhẹp hả con ?
Ba tôi hôm nay về nhà sớm hơn dự kiến. Không nghe tôi trả lời ông bực mình. Sau một hồi tra hỏi, tôi khai hết là đi bắt nghêu cho mẹ thằng Đức bán. Ông dợt cho tôi mấy phát roi cá đuối phơi khô hong trên giàn bếp, roi này để trị ông anh Tám của tôi, hôm nay tôi lãnh đòn đau thấu xương. Từ đó tôi chừa cái tật bắt nghêu dưới sông.
Trưa chủ nhật, ba tôi vừa đi khỏi nhà, tôi chạy đến căn chòi của anh Phó. Vừa chui đầu vào tôi thấy bốn cái chân loi choi trên chiếc giường tre kêu cọt kẹt, cặp đùi trắng toát của bà vợ nẩy lên hùng hục, tiếng thở hổn hển của hai vợ chồng giữa buổi trưa hè nóng làm tôi khựng lại. Tôi chẳng biết gì kêu lớn:
- Anh Phó!
Hai vợ chồng giật mình bừng dậy nói:
- Trời nóng quá tụi tao ở trần cho mát mày đến bất tử quá có gì không?
- Anh không đi ra bẫy bắt cu sao?
- Đi thì đi, mày làm tao mất hứng,
Bà vợ e thẹn nhìn tôi cười bên lẻn hỏi:
- Có thấy gì chưa?
- Dạ em chỉ thấy anh Phó nằm trên, chị nằm dưới rên hừ hừ làm em sợ, tưởng chị bị anh ấy đánh.
Tôi vác bẫy lưới, anh Phó đem cu mồi, chúng tôi ra cái lùm cây hôm qua. Con chim mồi đã bị khâu mắt được đặt trên một cái chạc hình chữ T giữa hai mành lưới rải trên mặt mất, đuôi nó cột với một sợi dây dù kéo vào lùm cây. Nó không thấy đường nên không thể nhảy lung tung, cứ đứng một chổ rồi gáy cúc cu cu cu, cúc cu cu cu … Gài bẫy cho đến trưa thì có đàn chim cu nghe tiếng cu mồi gáy nên bay vòng tới. Anh Phó nắm sợi dây cột đuôi cu mồi kéo kéo nhẹ, con cu mồi mất thăng bằng xòe đuôi, vỗ cánh liên tục như mời gọi. Đàn chim cu thấy vậy cùng sà xuống. Anh Phó giật bẫy, hai mành lưới úp lại, cả đàn cu bay tán loạn, còn dính được 5 con. Tôi hớn hở ra gỡ, những con cu ngơ ngác vùng vẫy tuyệt vọng trong lưới. Anh Phó bẻ cánh bỏ vào giỏ, trông thật tội nghiệp. Những con chim cu thoát nạn đậu trên cây bần kêu thảm thiết. Hai con cu mồi chúng biết nên không gáy thêm một tiếng gáy nào, chúng nhảy loi choi trong chiếc bẫy. Trời đã về chiều, anh Phó và tôi thu dọn ra về.
Căn lều thơm mùi thịt nướng của chim cu. Anh Phó đem ra chai rượu đế rót vào cái ly nhỏ nốc cạn rồi khà một cái khoái trá nói:
-Làm thử một ly mày!
Tôi lắc đầu không dám vì mùi rượu nồng nặc. Chị vợ ngồi vào đối ẩm, hai vợ chồng cùng nhậu, mồi đã hết, tiếng ngâm thơ sang sảng của anh Phó dội xuống con lạch nhỏ lồng lộng:
- Trời say trời cũng đỏ gay. Đất say đất cũng ngã quay ra cười.
Rồi:
- Em ơi lửa tắt bình khô rượu. Đời vắng em rồi say với ai ? (*).
Chị vợ lên tiếng: - Say với em chứ say với ai !
Cả hai vùi đầu bên chung rượu rồi mơn trớn với nhau như cặp rắn đến mùa giao phối. Tôi chẳng biết gì, thấy mình thừa thãi nên lẻn ra về trong tiếng dế bên ngoài cánh đồng vang lên não nùng. Hai ngày sau tôi quay lại lùm cây. Anh Phó đang lui cui ngồi trong đó, đàn chim cu lại về khi nghe tiếng cu mồi gáy. Anh nói:
- Con chim mồi này nó gáy ba cốt thì chim xuống ngay, mày chui vào kẻo tụi nó thấy không xuống.
Tiếng chim cu mồi vang lên cục cú cu cu, cục cù cu cu, cục cù cu cu… đúng ba cốt thì đàn chim sà xuống. Đàn cu bị bắt gọn chỉ còn hai con bay thoát. Chúng bay thật xa không dám đậu lại trên cây bần. Anh Phó mừng rơn:
- Mai vợ tao đem ra chợ bán cũng bộn tiền mua gạo.
Về căn chòi lá, chị vợ vui mừng thấy một lồng đầy chim cu, không làm thịt để đem bán, còn tôi thì đói meo ra về trong buồn tủi. Tôi không thèm đi theo anh Phó bẫy chim cu nữa. Mùa hè năm lớp nhất, sắp thi vào đệ thất trường Công lập, tôi bị kèm kẹp ở nhà không được đi rong chơi. Một hôm tôi ghé vào căn chòi thì anh Phó đã đi lính, chị vợ ngồi một mình bên trong góc. Cái bẫy chim cu nằm trơ vơ trên nền đất, hai con chim mồi đâu mất. Chị hỏi:
- Em muốn cái bẫy đó không?
- Dạ không! em đâu biết đánh bẫy.
- Chị dạy cho, hai chị em mình đi bẫy.
Tôi gật đầu. Hai chị em lui cui vá lại tấm lưới và chị đi mua chim cu mồi. Chuyến đi bẫy đầu tiên, trong lùm bụi cây chị ngồi bên tôi, mùi thơm của bồ kết từ mái tóc làm tôi ngất ngây.Tôi đang mất tự chủ thì bên ngoài tiếng cu gáy rộn ràng, tôi giật mạnh sợi dây, đàn chim cu bị dính lưới. Chị bừng tỉnh chạy ra với tôi, bắt được hơn chục con. Hí hửng đi về đến nhà thì có người đứng chờ báo tin. Anh Phó chồng chị bị chết vì bắt trộm gà của dân vùng xôi đậu, Việt cộng gài lựu đạn dưới ổ gà. Chị lã người trong đôi tay người đàn ông báo tin. Tôi choáng váng khi thấy vậy nên mở lồng thả hết đàn chim cu bay về lại khung trời cao rộng của nó và đem hai con chim mồi tháo chỉ mắt thả luôn.
Sau khi lên trung học tôi ít long nhong. Một hôm chực nhớ đến chị tôi tìm ra căn chòi lá thì nghe tiếng giường tre kêu cọt kẹt, tiếng rên của chị và tiếng thở của người đàn ông thế anh Phó vang lên. Tôi bùi ngùi ra về. Tiếng chim cu gáy vang cục cú cu cu… trên cây bần, nhìn lên chân mây trong xanh dường như có đôi mắt anh Phó theo tôi suốt quãng đường. Tôi còn nhớ từng đêm mưa trên con sông ánh, đèn leo lét bằng khí đá, anh Phó mò mẫm bắt cá như một bóng ma, trong nhà nhìn qua khung cửa tôi lạnh mình. Bây giờ không còn nữa, đời người thấy đó mất đó. Tôi bây giờ bớt quậy phá, đít tôi không còn những lằn roi rướm máu. Anh Năm hung thần của tôi đã vào quân đội. Chiến tranh bùng phát. Cuối năm đó tôi đi vào Vũng Tàu, một khung trời mới đón tôi và tôi quên mất những ngày bẫy chim cu.
Bây giờ đã gần 70 của đời người, ngồi viết lại chút kỷ niệm để mà nhớ, càng lớn tuổi nơi đất khách quê người thì dĩ vãng càng kéo về vây chặt tâm tư. Truyện ngắn Gác cu chỉ là chuyện của tuổi thơ của một khung trời đầy biến động đầy ắp thân yêu của cá nhân tôi. Quanh nhà tôi hiện tại có hai loài chim cu: chim cu đầu có mồng như vương miện của nữ hoàng và chim cu cườm. Chúng về từng đàn, đi thảnh thơi trên đường không e dè loài người. Một đất nước thanh bình vật và người sống chung rất thanh thản. Người Úc họ có tấm lòng thật nhân hậu, cứu một con mèo họ huy động đủ xe cứu hoả, cứu thương, đội ngũ nhân sự tốn kém cả 5 ngàn dollars cho nên chuyện đặt bẫy bắt súc vật là chuyện phạm pháp.
Bên ngoài đã đến giờ đàn chim cu về, chúng đang âu yếm nhau trên cành cây, và vợ chồng tôi cũng chuẩn bị bánh mì đem ra cho chúng như mọi ngày. Cục cù cu cu, cục cù cu cu… trong tiếng gáy bóng anh Phó hiện lên trên dòng sông cũ trước mặt. Tôi không bao giờ quên được cái bụi gác cu năm nào…
------------------------------------
(*): Thơ Vũ Hoàng Chương
Trên đời có bốn cái ngu
Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu
Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu
Lúc học tiểu học, khoảng lớp ba lớp tư, sau giờ học tôi thường la cà ngoài đồng bắt cá hay theo đám bạn tắm sông tắm ao, mình mẩy đen thui vì ba tôi đi làm một tháng mới về nhà một lần. Tôi mặc sức rong chơi trên cánh đồng đầy rạ sau mùa gặt để bắt dế, thích nhất là con dế than đen thui tiếng gáy rất ư là chói tai hớp hồn địch thủ cho dù là dế lửa được moi ra từ ổ rắn hổ mang bán được đến một đồng thời ông Diệm. Những con dế đó được nuôi nấng kỹ lưỡng trong hộp diêm quẹt đã soi lỗ cho dế thở và bỏ thức ăn là cỏ non để vỗ béo, nhưng gặp con dế than sau một hồi choảng nhau là dế lửa bỏ chạy. Một hôm tôi mượn cái cuốc của ông nông dân đi đào tổ dế với thằng cháu bằng tuổi tôi kêu tôi bằng chú và một thằng bạn tên Nghĩa, sớn sác khi ông cháu tôi nhìn thấy lỗ dế vừa khum xuống moi thì ông bạn tôi cuốc một nhát vào đầu ông cháu tôi nứt xương sọ. Tôi hoảng quá chạy về nhà ông nông dân gần đó la bài hãi cầu cứu, may là bệnh viện Phan Thiết gần đó chừng một cây số, ông nông dân cõng đem đến vừa đúng lúc nên ông cháu tôi thoát chết.
Tôi bị một trận đòn nhừ tử hết đi bắt dế. Tuổi thơ của tôi một ngày không ăn đòn là ăn cơm không ngon. Đi học lúc tan trường, tôi thường đi đường tắt về nhà qua một vũng bùn, bạn tôi đem trâu tới rước như Đinh Bộ Lĩnh. Nhớ hồi còn thơ lấy bông lau làm cờ đánh nhau mà bài hát chúng tôi thường hát trong lớp, khi ngồi sau lưng thằng bạn cởi trâu, đuôi trâu đầy bùn quết lên lưng tôi. Cái áo trắng lấm lem bùn và cứt trâu. Về nhà tôi lấm lét cởi ra đem giặt nhưng không qua khỏi cặp mắt của ông anh hung thần thứ Năm. Roi vọt làm mông tôi chai như đít khỉ, đánh riết rồi ông anh quăng roi thở dài: - Tao chịu thua mày lì đòn quá.
Con Sông Cà Ty quê tôi mùa nước chè hai rất nhiều cá, tôm. Tôi là thằng ngu nhất cứ bắt cá cho thằng Đức hưởng. Mẹ nó khai thác lũ nhỏ chúng tôi hết mình, bảo là xúc cát bắt nghêu cho bà, chúng tôi vẫn vô tư nai lưng ra làm, sau này lớn lớn lên nghĩ lại mới biết là mình ngu thậm tệ.
Tôi còn tham gia vào một cái ngu khác (trong tứ đại ngu) là đi gác cu. Cạnh cánh đồng hoang gần mấy đám cây bần có một túp lều nhỏ tồi tàn của anh Phó chuyên gia bắt cu gáy. Anh đan lưới làm bẫy, tôi đi học về lò mò theo quên cả giờ về. Anh dạy tôi đan lưới và kỹ thuật bẫy chim cu, tôi thấy anh bắt hai con chim mồi khâu hai con mắt lại làm tôi xốn xang cõi lòng sợ nó đau.
- Anh Phó ơi! Sao anh khâu mắt nó lại vậy?
- À khâu để nó khỏi ra hiệu cho đồng loại ấy mà !
Tôi hỏi lại:
- Nó bị bắt làm sao mà ra hiệu?
Anh Phó nói:
- Nếu không khâu mắt nó đá lông nheo với con chim đồng loại, tụi nó không dám xuống ăn mồi trong bẫy.
Cái bẫy được làm công phu, hệ thống dây giật cho hai tấm lưới chụp lại được ngụy trang cẩn thận, cái chòi ngồi rình được chặt từ nhánh cây bần, tôi phụ giúp mang về gần một cây số như một lùm cây giữa cánh đồng mông quạnh. Đã tan học lúc 3 giờ mà gần 4 giờ chiều tôi chưa về nhà. Tôi sợ nên nói:
- Anh Phó ơi! em về mai chúa nhật em ra!
- Ừ mày về đi kẻo bị ăn đòn
Tôi về nhà rón rén như tên ăn trộm nhưng hôm nay tôi sạch sẽ quần áo không dính bùn đất. Ăn vội bữa cơm chiều tôi biến mất theo thằng Đức đi bắt nghêu dưới con sông lạnh tanh gần Mả Lạng, nơi đồn nhiều ma nhưng nghêu rất nhiều. Bắt gần nửa đêm tôi mò về chui xuống bộ ván ngủ thì ba tôi hỏi khi thấy tôi thay quần.
- Mày làm gì mà quần áo ướt nhẹp hả con ?
Ba tôi hôm nay về nhà sớm hơn dự kiến. Không nghe tôi trả lời ông bực mình. Sau một hồi tra hỏi, tôi khai hết là đi bắt nghêu cho mẹ thằng Đức bán. Ông dợt cho tôi mấy phát roi cá đuối phơi khô hong trên giàn bếp, roi này để trị ông anh Tám của tôi, hôm nay tôi lãnh đòn đau thấu xương. Từ đó tôi chừa cái tật bắt nghêu dưới sông.
Trưa chủ nhật, ba tôi vừa đi khỏi nhà, tôi chạy đến căn chòi của anh Phó. Vừa chui đầu vào tôi thấy bốn cái chân loi choi trên chiếc giường tre kêu cọt kẹt, cặp đùi trắng toát của bà vợ nẩy lên hùng hục, tiếng thở hổn hển của hai vợ chồng giữa buổi trưa hè nóng làm tôi khựng lại. Tôi chẳng biết gì kêu lớn:
- Anh Phó!
Hai vợ chồng giật mình bừng dậy nói:
- Trời nóng quá tụi tao ở trần cho mát mày đến bất tử quá có gì không?
- Anh không đi ra bẫy bắt cu sao?
- Đi thì đi, mày làm tao mất hứng,
Bà vợ e thẹn nhìn tôi cười bên lẻn hỏi:
- Có thấy gì chưa?
- Dạ em chỉ thấy anh Phó nằm trên, chị nằm dưới rên hừ hừ làm em sợ, tưởng chị bị anh ấy đánh.
Tôi vác bẫy lưới, anh Phó đem cu mồi, chúng tôi ra cái lùm cây hôm qua. Con chim mồi đã bị khâu mắt được đặt trên một cái chạc hình chữ T giữa hai mành lưới rải trên mặt mất, đuôi nó cột với một sợi dây dù kéo vào lùm cây. Nó không thấy đường nên không thể nhảy lung tung, cứ đứng một chổ rồi gáy cúc cu cu cu, cúc cu cu cu … Gài bẫy cho đến trưa thì có đàn chim cu nghe tiếng cu mồi gáy nên bay vòng tới. Anh Phó nắm sợi dây cột đuôi cu mồi kéo kéo nhẹ, con cu mồi mất thăng bằng xòe đuôi, vỗ cánh liên tục như mời gọi. Đàn chim cu thấy vậy cùng sà xuống. Anh Phó giật bẫy, hai mành lưới úp lại, cả đàn cu bay tán loạn, còn dính được 5 con. Tôi hớn hở ra gỡ, những con cu ngơ ngác vùng vẫy tuyệt vọng trong lưới. Anh Phó bẻ cánh bỏ vào giỏ, trông thật tội nghiệp. Những con chim cu thoát nạn đậu trên cây bần kêu thảm thiết. Hai con cu mồi chúng biết nên không gáy thêm một tiếng gáy nào, chúng nhảy loi choi trong chiếc bẫy. Trời đã về chiều, anh Phó và tôi thu dọn ra về.
Căn lều thơm mùi thịt nướng của chim cu. Anh Phó đem ra chai rượu đế rót vào cái ly nhỏ nốc cạn rồi khà một cái khoái trá nói:
-Làm thử một ly mày!
Tôi lắc đầu không dám vì mùi rượu nồng nặc. Chị vợ ngồi vào đối ẩm, hai vợ chồng cùng nhậu, mồi đã hết, tiếng ngâm thơ sang sảng của anh Phó dội xuống con lạch nhỏ lồng lộng:
- Trời say trời cũng đỏ gay. Đất say đất cũng ngã quay ra cười.
Rồi:
- Em ơi lửa tắt bình khô rượu. Đời vắng em rồi say với ai ? (*).
Chị vợ lên tiếng: - Say với em chứ say với ai !
Cả hai vùi đầu bên chung rượu rồi mơn trớn với nhau như cặp rắn đến mùa giao phối. Tôi chẳng biết gì, thấy mình thừa thãi nên lẻn ra về trong tiếng dế bên ngoài cánh đồng vang lên não nùng. Hai ngày sau tôi quay lại lùm cây. Anh Phó đang lui cui ngồi trong đó, đàn chim cu lại về khi nghe tiếng cu mồi gáy. Anh nói:
- Con chim mồi này nó gáy ba cốt thì chim xuống ngay, mày chui vào kẻo tụi nó thấy không xuống.
Tiếng chim cu mồi vang lên cục cú cu cu, cục cù cu cu, cục cù cu cu… đúng ba cốt thì đàn chim sà xuống. Đàn cu bị bắt gọn chỉ còn hai con bay thoát. Chúng bay thật xa không dám đậu lại trên cây bần. Anh Phó mừng rơn:
- Mai vợ tao đem ra chợ bán cũng bộn tiền mua gạo.
Về căn chòi lá, chị vợ vui mừng thấy một lồng đầy chim cu, không làm thịt để đem bán, còn tôi thì đói meo ra về trong buồn tủi. Tôi không thèm đi theo anh Phó bẫy chim cu nữa. Mùa hè năm lớp nhất, sắp thi vào đệ thất trường Công lập, tôi bị kèm kẹp ở nhà không được đi rong chơi. Một hôm tôi ghé vào căn chòi thì anh Phó đã đi lính, chị vợ ngồi một mình bên trong góc. Cái bẫy chim cu nằm trơ vơ trên nền đất, hai con chim mồi đâu mất. Chị hỏi:
- Em muốn cái bẫy đó không?
- Dạ không! em đâu biết đánh bẫy.
- Chị dạy cho, hai chị em mình đi bẫy.
Tôi gật đầu. Hai chị em lui cui vá lại tấm lưới và chị đi mua chim cu mồi. Chuyến đi bẫy đầu tiên, trong lùm bụi cây chị ngồi bên tôi, mùi thơm của bồ kết từ mái tóc làm tôi ngất ngây.Tôi đang mất tự chủ thì bên ngoài tiếng cu gáy rộn ràng, tôi giật mạnh sợi dây, đàn chim cu bị dính lưới. Chị bừng tỉnh chạy ra với tôi, bắt được hơn chục con. Hí hửng đi về đến nhà thì có người đứng chờ báo tin. Anh Phó chồng chị bị chết vì bắt trộm gà của dân vùng xôi đậu, Việt cộng gài lựu đạn dưới ổ gà. Chị lã người trong đôi tay người đàn ông báo tin. Tôi choáng váng khi thấy vậy nên mở lồng thả hết đàn chim cu bay về lại khung trời cao rộng của nó và đem hai con chim mồi tháo chỉ mắt thả luôn.
Sau khi lên trung học tôi ít long nhong. Một hôm chực nhớ đến chị tôi tìm ra căn chòi lá thì nghe tiếng giường tre kêu cọt kẹt, tiếng rên của chị và tiếng thở của người đàn ông thế anh Phó vang lên. Tôi bùi ngùi ra về. Tiếng chim cu gáy vang cục cú cu cu… trên cây bần, nhìn lên chân mây trong xanh dường như có đôi mắt anh Phó theo tôi suốt quãng đường. Tôi còn nhớ từng đêm mưa trên con sông ánh, đèn leo lét bằng khí đá, anh Phó mò mẫm bắt cá như một bóng ma, trong nhà nhìn qua khung cửa tôi lạnh mình. Bây giờ không còn nữa, đời người thấy đó mất đó. Tôi bây giờ bớt quậy phá, đít tôi không còn những lằn roi rướm máu. Anh Năm hung thần của tôi đã vào quân đội. Chiến tranh bùng phát. Cuối năm đó tôi đi vào Vũng Tàu, một khung trời mới đón tôi và tôi quên mất những ngày bẫy chim cu.
Bây giờ đã gần 70 của đời người, ngồi viết lại chút kỷ niệm để mà nhớ, càng lớn tuổi nơi đất khách quê người thì dĩ vãng càng kéo về vây chặt tâm tư. Truyện ngắn Gác cu chỉ là chuyện của tuổi thơ của một khung trời đầy biến động đầy ắp thân yêu của cá nhân tôi. Quanh nhà tôi hiện tại có hai loài chim cu: chim cu đầu có mồng như vương miện của nữ hoàng và chim cu cườm. Chúng về từng đàn, đi thảnh thơi trên đường không e dè loài người. Một đất nước thanh bình vật và người sống chung rất thanh thản. Người Úc họ có tấm lòng thật nhân hậu, cứu một con mèo họ huy động đủ xe cứu hoả, cứu thương, đội ngũ nhân sự tốn kém cả 5 ngàn dollars cho nên chuyện đặt bẫy bắt súc vật là chuyện phạm pháp.
Bên ngoài đã đến giờ đàn chim cu về, chúng đang âu yếm nhau trên cành cây, và vợ chồng tôi cũng chuẩn bị bánh mì đem ra cho chúng như mọi ngày. Cục cù cu cu, cục cù cu cu… trong tiếng gáy bóng anh Phó hiện lên trên dòng sông cũ trước mặt. Tôi không bao giờ quên được cái bụi gác cu năm nào…
Phan Nhật Bắc
------------------------------------
(*): Thơ Vũ Hoàng Chương
0 Comment: