Anh Tư Công- Phan Nhật Bắc
Phố núi...
ANH TƯ CÔNG
Cuối khúc sông, nằm sâu trong con lạch nhỏ, trên một chiếc ghe rách nát vá chùm vá đụp, giữa lòng ghe là thùng đan bằng tre trét dầu rái đựng nước để bán cho dân đánh cá khi khúc sông nhiễm mặn, hai vợ chồng anh Tư Công sống như dân thương hồ rày đây mai đó không nơi ổn định. Không biết hai vợ chồng anh gốc gác từ đâu trôi nổi về đây. Anh múc nước con lạch còn đọng phù sa lờ lợ được xả ra từ nhà máy nước đục ngầu, rồi đánh phèn cho lắng trở thành trong vắt, bán mỗi đôi nước là 5 cắc. Anh có đứa con trai bại liệt hai cẳng, thằng bé khôi ngô trắng bóc, nụ cười rất tươi, đã đến tuổi đi học nhưng không có trường nào nhận. Tôi hay lân la khi tan học, đem theo cuốn vần dạy thằng bé tập đánh vần và đếm số. Nó sáng dạ và học rất nhanh, hai vợ chồng anh Tư Công cám ơn tôi lia lịa. Anh ứa nước mắt nói:
- Qua cám ơn chú đã thương nó, dạy cho nó biết vài chữ phòng thân sau này.
- Sao anh không đem nó ra nhà thương để họ chữa trị cái chân cho nó?
Anh Tư Công lắc đầu:
- Sau một trận trúng gió tự nhiên nó liệt xụi luôn. Anh không có tiền đem nó đi bác sĩ hay nhà thương em à.
- Nhà thương đâu có lấy tiền đâu anh Tư?
Hai vợ chồng đôi mắt trầm ngâm, nhìn về hướng phương trời xa xăm. Không biết họ nghĩ gì, nhưng tôi thấy những giọt lệ chảy dài trong khoé mắt.
Năm 1965 không biết kên kên ở đâu xuất hiện rất nhiều phía sâu trong con lạch, con nào cũng to lớn chuyên bắt vịt gà của dân trong xóm tôi. Mỗi khi có đám ma là cả đàn kéo về phía bên kia gò mả la um tỏi. Mỗi lần lùa vịt xuống sông cho tìm mồi tôi phải ngồi canh với cây sào thật dài. Đôi khi ngủ gục, nghe vịt la hoảng loạn, giật mình thức dậy thì kên kên đã gắp một con bay đi và đít tôi sẽ hằn nhiều vết roi khi lùa vịt về bị thiếu. Anh Tư Công bẫy rất nhiều kên kên xẻ thịt phơi khô, máu kên kên loang cả một khúc lạch. Tôi lạ lẫm khi thấy anh dùng lưỡi câu móc nguyên một con cá đối:
- Anh Tư làm lưỡi câu chi vây?
- Anh câu kên kên em, nhiều quá mình phải giết bớt.
Nhìn con kên kên bị mắc lưỡi câu oằn oại máu me đầy mình, tôi chạnh lòng nhưng lại hả hê vì ghét nó ăn vịt của tôi. Còn vài tháng nữa tôi sẽ nhập học tại trường TSQ Vũng Tàu, tôi tranh thủ thời gian khi rảnh đem cuốn tập vỡ lòng ABC ra dạy cho thằng Xụi con anh Tư Công. Tội nghiệp thằng bé cả ngày cứ ngóng tôi. Đôi chân nó teo lại, các bắp thịt biến mất, nó chỉ lết đi bằng miếng vỏ xe độn dưới đít đã mòn gần hết. Tôi không giúp được gì ngoài việc dạy nó tập viết và đánh vần. Nó ê a đánh vần chữ cha và mẹ, ngọng nghệu nhưng rất cố gắng và nhìn tôi cười với đôi mắt như hai viên bi, miệng có hai đồng tiền rất dễ thương.
Anh Tư Công cười hớn hở nói:
- Qua dốt, mẹ nó dốt, bây giờ nó biết chữ cũng nhờ chú em. Cho vợ chồng anh bái em một bái
Nói xong hai người quỳ xuống nói:
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư…
Anh Tư Công tuy dốt nát nhưng không biết học ở đâu câu nói rất đạo lý này. Tôi mất hồn lùi lại rớt xuống con lạch, loi ngoi bò lên làm hai vợ chồng anh và thằng Xụi cười vang lên giữa buổi trưa hè tháng tư nắng như thiêu đốt.
Cuối gò Mồ côi có một ông thầy pháp mập ù trôi dạt về đây làm nghề thầy bùa chữa bệnh bằng lá cây. Ông phơi đủ thứ lá cây gom được từ gò Mồ côi đầy mả này, rồi gói với giấy nhật trình vuông vức thật khéo tay. Có những đêm tối ông dắt ba cây nhang trên cái khăn đỏ chói trên đầu, bụng buộc một khúc vải lụa màu vàng vừa đi vừa gõ chuông từ bờ sông về ngôi nhà thân chủ. Người ta nói ông đi bắt vong, tôi chẳng biết bắt vong là gì, cùng bọn trẻ con bu theo ông. Cái lần thân chủ là bà Ba bán bánh canh, chồng bà vừa mới chết, bà nhớ chồng da diết nên phải nhờ thầy pháp gọi hồn về cho bà nói chuyện. Ông léo nhéo gọi: - Hồn ư hồn hỡi, hồn đầu non cuối bãi í a í a hồn về, hồn ở non bồng, lang thang bãi cạn xin hồn về đây,… Rồi ông vung ba cây nhang uốn éo nghiến răng, bà Ba bán bánh canh quỳ mọp lạy như tế sao. Trong nhà bà Ba đèn dầu tù mù, thằng ôn dịch bạn tôi chơi nghịch lấy nhành gai cây chùm lé nhọn hoắt, nói với tôi:
- Mày để tao chơi ông thầy này một cú
Nói xong hắn bỏ nhành gai xuống cái ghế ông thầy pháp sau một màn lên vùng sẽ ngồi xuống. Tôi hưởng ứng nồng nhiệt trò chơi này. Ông thầy pháp vác cái bụng phệ to tướng sau khi múa may gọi hồn chồng bà Ba bán bánh canh về thấy đuối sức, ông phán:
- Đem ghế ra cho ta
Thằng bạn tôi lẹ tay đem ghế ra, tranh tối tranh sáng ông thầy pháp không để ý. Trước khi ngồi ông còn nói:
- Như ta đây là Long Hải Đại vương, ta chết được phong chức bà nơi dương trần. Đừng lo lắng, đem lễ vật ra đây.
Dứt lời ông ngồi xuống, bị gai chùm lé đâm vào đít. Ông nhảy dựng lên chửi tổ cha thằng nào chơi tao. Thằng bạn tôi trốn mất, tôi bị lãnh đạn. Ông chỉ mặt tôi nói:
- Thần trùng, thổ địa, thành hoàng, chư binh âm tướng đâu, trảm thằng này cho ta
Nghe xong tôi rụng rời phân bua:
- Cháu đâu có làm gì, thằng Đức nó làm nó chạy mất rồi.
Ông thầy pháp mập ú chu cái đít ra cho bà Ba gỡ gai, cả đám người cười ồn lên. Gai chùm lé là một loại gai độc, đâm vào là thối thịt nếu không rút đầu gai ra. Buổi cầu hồn chấm dứt, ông thầy pháp lếch thếch ra về vừa đi vừa chửi thằng Đức thậm tệ. Hôm sau gặp tôi ông hỏi ngày sanh tháng đẻ của nó, mà tôi ngu thiệt, tôi nói vanh vách nó sinh ngày 25 tháng 1 năm Giáp Ngọ. Ông thầy pháp nói:
- Mẹ họ Giáp Ngọ, tao ếm bùa cho mày sình bụng luôn
Ngày hôm sau tôi hớt hãi chạy tìm thằng Đức báo tin:
- Đức tao thấy hình nhơn của mày tại am ông thầy pháp với ngày sinh tháng đẻ.
Hắn nghe tôi nói rụng rời tay chân, mặt lo âu nhưng vẫn vỗ tay cái bốp cười:
- Tao đâu phải sinh ngày tháng năm đó, ba tao khai bớt tuổi để đi học, khỏi lo.
Nhưng rồi nó nói:
- Mày có thấy ông thầy pháp châm kim vô hình nhơn của tao không?
- Có, (tôi nói thêm vô) châm từ hai con mắt xuống lỗ rún và ngay nơi cu mày một cây kim to tổ bố luôn.
Thằng Đức phản xạ tự nhiên bụm cu, nói:
- Hèn gì mấy hôm nay tao bị đau nơi bìu dái, chết mẹ rồi. Mày phải giúp tao trộm cái hình nhơn đó, tao không dám đến cái am đâu.
- Mày đi với tao một mình tao sợ
Hai thằng tôi làm một cái cần móc lòn vào khe lá móc cái hình nhơn tên Võ Văn Đức lôi ra, trong lúc ông thầy pháp đang ngủ trưa ngáy như sấm, cái bụng to như cái trống nằm trên cái giường tre kêu cọt kẹt. Lấy được hình nhơn hai đứa tôi đem ra sông vứt bỏ. Thằng Đức vẫn còn sợ, nó là thằng mê tín tin bùa ngải thầy pháp nhất vì ba nó là dân đánh cá, nên quỳ xuống bờ sông lạy cái hình nhơn trôi bập bềnh trên mặt nước. Rồi hai thằng thả bộ về, nghe ngóng cả tuần lễ trôi qua ông thầy pháp không nói gì. Gặp tụi tôi ông nhìn với ánh mắt đe dọa. Sau vụ gỡ gai ông thầy pháp thành người yêu của bà Ba bán bánh canh dù chồng bà mới chết ba tháng, mèo mù vớ được cá rán, lúc này ông cơm no bò cưỡi. Ông làm ăn khấm khá do cho số đề đánh trúng vài vụ, tiếng lành đồn xa, thiên hạ ùn ùn kéo về gò Mồ côi nhộn nhịp. Rồi ông kiêm thêm thầy địa lý nhắm hướng cho mồ mả. Ông còn là một cái máy truyền tin bắt sóng đại diện thân chủ nói chuyện với người chết, người chết nằm trong huyệt mộ muốn cái gì ông gọi hồn về hỏi. Trong vườn nhà nào có xương cốt người chết ông đều biết và chỉ cho thân chủ đào lên trúng phóc. Tóm lại ông thầy pháp mập có biệt tài mà không ai làm được, nhưng nguồn gốc của ông mù tịt, kể cả ông liên gia trưởng ghi tên ông trong sổ dân số khu 3 cũng không biết, chỉ biết ông về đây sau khi ông Diệm bị lật đổ. Người ta nói ông là mật vụ của chế độ trước hết thời về đây ẩn mình như con giao long chờ ngày lành tháng tốt vùng dậy. Những đêm trăng sáng ông thầy pháp cất tiếng hát: - Ý a… sông Cà ty nước chảy í a… lững lờ í a…Hồn về nương tựa với ta í a… tháng ngày… Nghe ông hát con nít quanh xóm nổi da gà.
Ông phá một cái án chưa ai tìm ra thủ phạm. Một hôm ngày mùng một có một bà tên Cai từ Đức Thắng lên xem quẻ cầu đề, đông nghịt. Mụ Cai cầm ba cây nhang cúi đầu khấn lâm râm thì ông thầy pháp mập nhổm dậy trợn mắt đi vòng quanh rồi cười lên cả tràng dài ma quái, múa tay quay cuồng chỉ mặt mụ Cai nói:
- Ý a… ý a…ở đâu , ở đâu người về ý a… mà chẳng biết ta.
Mụ Cai hoảng hồn ngước nhìn thầy pháp cúi xuống lạy lia lịa:
- Trăm lạy ngài ngàn lạy ngài, ngài là ai xin cho con biết.
Ông thầy pháp mập lắc lư cái bụng trước ngọn đèn sáp được thắp thêm cho sáng, khói hương dật dờ, mờ mờ hư ảo. Bọn tôi nhấp nhổm ngồi hả họng vạch tai, cả đám người trong căn chòi được gọi là cái am lặng thinh hồi hộp nghe ông thầy pháp phán:
- Ý a… ý a…, ta là ông sấu, ông sông, là con ông kẹ cháu bà Tây vương. Trễ rồi chồng nhà ngươi bị giết rồi.
Bà Cai bổng nổi xung thiên nhìn ông thầy pháp:
- Ông xạo, chồng tôi còn sống đang đi hành quân làm sao ông biết tin mà nói bậy!
- Nhà ngươi đi lên Mã lạng, chổ cái giếng cạn cách đây một tháng có cái xác người đàn bà bị hãm hiếp rồi giết vứt trong đó chưa tìm ra thủ phạm, sẽ thấy xác chồng ngươi. Nhân quả có vay có trả, chồng nhà ngươi là thủ phạm, giờ chồng ngươi bị giết bỏ ở đó.
Cả đám người hỗn loạn cùng bà Cai tung ra khỏi cái am đốt đuốc chạy lên khu Mả lạng gần bờ sông Cà ty. Ông liên gia trưởng dẫn theo hai ông dân vệ xách hai cây mút cơ tông bắn phát một chạy theo. Đúng như lời ông thầy pháp mập nói, ông chồng bà Cai bị giết vứt vào cái giếng trước đây có xác người đàn bà, cảnh sát chưa tìm ra thủ phạm. Bà Cai khóc rống lên tru tréo: - Ông ơi! Thằng thầy pháp chắc nó giết ông nên mới biết rành rọt chuyện của ông... Sau này cảnh sát tư pháp về điều tra thì chính chồng người đàn bà bị ông Cai hiếp dâm rồi giết từ trên rừng về tìm ông Cai thanh toán trả thù.
Ông thầy pháp nổi như cồn. Ông xây lên một cái am hoành tráng nhờ tiền từ thập phương. Gò Mồ côi tấp nập khách đến xin số đề và nói chuyện với vong hồn người chết. Bà Ba bánh canh bỏ nghề dọn về ở chung với ông thầy pháp mập, khi ông thầy pháp lên đồng thì bà cũng nghiến răng uốn éo. Cái mồm cá ngao của bà nhai trầu đỏ lòm làm bọn con nít són đái khi nhìn thấy.
Một hôm anh Tư Công nói với tôi:
- Này chú em, mốt anh cõng thằng Xụi lên ông thầy pháp chữa bệnh cái chân. Anh dành dụm được chút đỉnh, em theo qua lên đó được không? Đi đốc tờ tây mình không có tiền.
Tôi nói:
- Đốc tờ trên nhà thương đâu có lấy tiền?
Anh Tư Công gãi đầu:
- Qua tiếng tây tiếng u không biết làm sao nói chuyện?
- Trời ơi anh, đốc tờ nói tiếng mình, chứ tiếng tây tiếng u gì.
Tôi không thuyết phục được anh Tư Công đem thằng Xụi đến nhà thương. Sự mê tín đã thấm vào trong máu những người dân suốt đời lang bạt trên khúc sông này, họ tin thầy bùa thầy pháp hơn đốc tờ, nhà thương. Còn một tháng nữa tôi đi xa, nên cũng theo anh Tư Công cõng thằng Xụi lên ông thầy pháp mập ú chữa bệnh. Ông thầy vác cái bụng chang bang ra đón. Vào cái am khói nhang mù mịt, nhận tiền lễ 10 đồng xong, ông nai nịt áo quần đỏ chói nhìn thằng Xụi phán một câu:
- Thằng này bị ngạ quỷ nhập nên trục nó ra thì chân sẽ lành.
Vợ chồng anh Tư Công lạy khum đít, van lơn xin thầy cứu giúp. Liếc xéo qua tôi ông thầy pháp nói: - tránh ra, mày lạng quang tao ém bùa chết ngắt. Ông ta nhớ vụ gai chùm lé bạn tôi chơi ông, tôi làm thinh. Ông đè thằng Xụi ra lấy nhang và nước tro giấy vàng bạc vẽ bùa lên đó, rồi bẻ răng rắc. Thằng Xụi đau quá khóc ngất, khoảng chừng một tiếng ông nói xong rồi. Vậy mà chữa vài lần là thằng Xụi đi được?!
Sau khi chôn thằng Xụi nơi gò Mồ côi, hai vợ chồng anh Tư Công bỏ đi đâu mất. Còn ông thầy pháp sau đó bị cảnh sát đến bắt vì họ phát hiện ra nguồn gốc rất quan trọng của ông ở phe trên rừng, chính vì vậy mà ông biết rõ cái chết của ông Cai. Cái am nhang tàn khói lạnh, bà Ba bán bánh canh trở lại nghề bán bánh canh, còn tôi khăn gói đi Vũng Tàu. Ba tôi là người đưa tôi đi. Lúc chia tay, tôi đứng bên cửa sổ phòng hiệu trưởng nhìn bóng ba tôi cao lêu nghêu như cây tre già đi về phía trước sân trường như mang theo cả hình bóng cái xóm nhỏ nơi tôi lớn lên- giờ bỏ lại sau lưng cùng hàng cây bần, cây đước, cùng bạn bè thời ấu thơ, tiếng í a…, í a… của ông thầy pháp nghe lạnh xương sống ./
(Truyện ngắn)
Cuối khúc sông, nằm sâu trong con lạch nhỏ, trên một chiếc ghe rách nát vá chùm vá đụp, giữa lòng ghe là thùng đan bằng tre trét dầu rái đựng nước để bán cho dân đánh cá khi khúc sông nhiễm mặn, hai vợ chồng anh Tư Công sống như dân thương hồ rày đây mai đó không nơi ổn định. Không biết hai vợ chồng anh gốc gác từ đâu trôi nổi về đây. Anh múc nước con lạch còn đọng phù sa lờ lợ được xả ra từ nhà máy nước đục ngầu, rồi đánh phèn cho lắng trở thành trong vắt, bán mỗi đôi nước là 5 cắc. Anh có đứa con trai bại liệt hai cẳng, thằng bé khôi ngô trắng bóc, nụ cười rất tươi, đã đến tuổi đi học nhưng không có trường nào nhận. Tôi hay lân la khi tan học, đem theo cuốn vần dạy thằng bé tập đánh vần và đếm số. Nó sáng dạ và học rất nhanh, hai vợ chồng anh Tư Công cám ơn tôi lia lịa. Anh ứa nước mắt nói:
- Qua cám ơn chú đã thương nó, dạy cho nó biết vài chữ phòng thân sau này.
- Sao anh không đem nó ra nhà thương để họ chữa trị cái chân cho nó?
Anh Tư Công lắc đầu:
- Sau một trận trúng gió tự nhiên nó liệt xụi luôn. Anh không có tiền đem nó đi bác sĩ hay nhà thương em à.
- Nhà thương đâu có lấy tiền đâu anh Tư?
Hai vợ chồng đôi mắt trầm ngâm, nhìn về hướng phương trời xa xăm. Không biết họ nghĩ gì, nhưng tôi thấy những giọt lệ chảy dài trong khoé mắt.
Năm 1965 không biết kên kên ở đâu xuất hiện rất nhiều phía sâu trong con lạch, con nào cũng to lớn chuyên bắt vịt gà của dân trong xóm tôi. Mỗi khi có đám ma là cả đàn kéo về phía bên kia gò mả la um tỏi. Mỗi lần lùa vịt xuống sông cho tìm mồi tôi phải ngồi canh với cây sào thật dài. Đôi khi ngủ gục, nghe vịt la hoảng loạn, giật mình thức dậy thì kên kên đã gắp một con bay đi và đít tôi sẽ hằn nhiều vết roi khi lùa vịt về bị thiếu. Anh Tư Công bẫy rất nhiều kên kên xẻ thịt phơi khô, máu kên kên loang cả một khúc lạch. Tôi lạ lẫm khi thấy anh dùng lưỡi câu móc nguyên một con cá đối:
- Anh Tư làm lưỡi câu chi vây?
- Anh câu kên kên em, nhiều quá mình phải giết bớt.
Nhìn con kên kên bị mắc lưỡi câu oằn oại máu me đầy mình, tôi chạnh lòng nhưng lại hả hê vì ghét nó ăn vịt của tôi. Còn vài tháng nữa tôi sẽ nhập học tại trường TSQ Vũng Tàu, tôi tranh thủ thời gian khi rảnh đem cuốn tập vỡ lòng ABC ra dạy cho thằng Xụi con anh Tư Công. Tội nghiệp thằng bé cả ngày cứ ngóng tôi. Đôi chân nó teo lại, các bắp thịt biến mất, nó chỉ lết đi bằng miếng vỏ xe độn dưới đít đã mòn gần hết. Tôi không giúp được gì ngoài việc dạy nó tập viết và đánh vần. Nó ê a đánh vần chữ cha và mẹ, ngọng nghệu nhưng rất cố gắng và nhìn tôi cười với đôi mắt như hai viên bi, miệng có hai đồng tiền rất dễ thương.
Anh Tư Công cười hớn hở nói:
- Qua dốt, mẹ nó dốt, bây giờ nó biết chữ cũng nhờ chú em. Cho vợ chồng anh bái em một bái
Nói xong hai người quỳ xuống nói:
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư…
Anh Tư Công tuy dốt nát nhưng không biết học ở đâu câu nói rất đạo lý này. Tôi mất hồn lùi lại rớt xuống con lạch, loi ngoi bò lên làm hai vợ chồng anh và thằng Xụi cười vang lên giữa buổi trưa hè tháng tư nắng như thiêu đốt.
Cuối gò Mồ côi có một ông thầy pháp mập ù trôi dạt về đây làm nghề thầy bùa chữa bệnh bằng lá cây. Ông phơi đủ thứ lá cây gom được từ gò Mồ côi đầy mả này, rồi gói với giấy nhật trình vuông vức thật khéo tay. Có những đêm tối ông dắt ba cây nhang trên cái khăn đỏ chói trên đầu, bụng buộc một khúc vải lụa màu vàng vừa đi vừa gõ chuông từ bờ sông về ngôi nhà thân chủ. Người ta nói ông đi bắt vong, tôi chẳng biết bắt vong là gì, cùng bọn trẻ con bu theo ông. Cái lần thân chủ là bà Ba bán bánh canh, chồng bà vừa mới chết, bà nhớ chồng da diết nên phải nhờ thầy pháp gọi hồn về cho bà nói chuyện. Ông léo nhéo gọi: - Hồn ư hồn hỡi, hồn đầu non cuối bãi í a í a hồn về, hồn ở non bồng, lang thang bãi cạn xin hồn về đây,… Rồi ông vung ba cây nhang uốn éo nghiến răng, bà Ba bán bánh canh quỳ mọp lạy như tế sao. Trong nhà bà Ba đèn dầu tù mù, thằng ôn dịch bạn tôi chơi nghịch lấy nhành gai cây chùm lé nhọn hoắt, nói với tôi:
- Mày để tao chơi ông thầy này một cú
Nói xong hắn bỏ nhành gai xuống cái ghế ông thầy pháp sau một màn lên vùng sẽ ngồi xuống. Tôi hưởng ứng nồng nhiệt trò chơi này. Ông thầy pháp vác cái bụng phệ to tướng sau khi múa may gọi hồn chồng bà Ba bán bánh canh về thấy đuối sức, ông phán:
- Đem ghế ra cho ta
Thằng bạn tôi lẹ tay đem ghế ra, tranh tối tranh sáng ông thầy pháp không để ý. Trước khi ngồi ông còn nói:
- Như ta đây là Long Hải Đại vương, ta chết được phong chức bà nơi dương trần. Đừng lo lắng, đem lễ vật ra đây.
Dứt lời ông ngồi xuống, bị gai chùm lé đâm vào đít. Ông nhảy dựng lên chửi tổ cha thằng nào chơi tao. Thằng bạn tôi trốn mất, tôi bị lãnh đạn. Ông chỉ mặt tôi nói:
- Thần trùng, thổ địa, thành hoàng, chư binh âm tướng đâu, trảm thằng này cho ta
Nghe xong tôi rụng rời phân bua:
- Cháu đâu có làm gì, thằng Đức nó làm nó chạy mất rồi.
Ông thầy pháp mập ú chu cái đít ra cho bà Ba gỡ gai, cả đám người cười ồn lên. Gai chùm lé là một loại gai độc, đâm vào là thối thịt nếu không rút đầu gai ra. Buổi cầu hồn chấm dứt, ông thầy pháp lếch thếch ra về vừa đi vừa chửi thằng Đức thậm tệ. Hôm sau gặp tôi ông hỏi ngày sanh tháng đẻ của nó, mà tôi ngu thiệt, tôi nói vanh vách nó sinh ngày 25 tháng 1 năm Giáp Ngọ. Ông thầy pháp nói:
- Mẹ họ Giáp Ngọ, tao ếm bùa cho mày sình bụng luôn
Ngày hôm sau tôi hớt hãi chạy tìm thằng Đức báo tin:
- Đức tao thấy hình nhơn của mày tại am ông thầy pháp với ngày sinh tháng đẻ.
Hắn nghe tôi nói rụng rời tay chân, mặt lo âu nhưng vẫn vỗ tay cái bốp cười:
- Tao đâu phải sinh ngày tháng năm đó, ba tao khai bớt tuổi để đi học, khỏi lo.
Nhưng rồi nó nói:
- Mày có thấy ông thầy pháp châm kim vô hình nhơn của tao không?
- Có, (tôi nói thêm vô) châm từ hai con mắt xuống lỗ rún và ngay nơi cu mày một cây kim to tổ bố luôn.
Thằng Đức phản xạ tự nhiên bụm cu, nói:
- Hèn gì mấy hôm nay tao bị đau nơi bìu dái, chết mẹ rồi. Mày phải giúp tao trộm cái hình nhơn đó, tao không dám đến cái am đâu.
- Mày đi với tao một mình tao sợ
Hai thằng tôi làm một cái cần móc lòn vào khe lá móc cái hình nhơn tên Võ Văn Đức lôi ra, trong lúc ông thầy pháp đang ngủ trưa ngáy như sấm, cái bụng to như cái trống nằm trên cái giường tre kêu cọt kẹt. Lấy được hình nhơn hai đứa tôi đem ra sông vứt bỏ. Thằng Đức vẫn còn sợ, nó là thằng mê tín tin bùa ngải thầy pháp nhất vì ba nó là dân đánh cá, nên quỳ xuống bờ sông lạy cái hình nhơn trôi bập bềnh trên mặt nước. Rồi hai thằng thả bộ về, nghe ngóng cả tuần lễ trôi qua ông thầy pháp không nói gì. Gặp tụi tôi ông nhìn với ánh mắt đe dọa. Sau vụ gỡ gai ông thầy pháp thành người yêu của bà Ba bán bánh canh dù chồng bà mới chết ba tháng, mèo mù vớ được cá rán, lúc này ông cơm no bò cưỡi. Ông làm ăn khấm khá do cho số đề đánh trúng vài vụ, tiếng lành đồn xa, thiên hạ ùn ùn kéo về gò Mồ côi nhộn nhịp. Rồi ông kiêm thêm thầy địa lý nhắm hướng cho mồ mả. Ông còn là một cái máy truyền tin bắt sóng đại diện thân chủ nói chuyện với người chết, người chết nằm trong huyệt mộ muốn cái gì ông gọi hồn về hỏi. Trong vườn nhà nào có xương cốt người chết ông đều biết và chỉ cho thân chủ đào lên trúng phóc. Tóm lại ông thầy pháp mập có biệt tài mà không ai làm được, nhưng nguồn gốc của ông mù tịt, kể cả ông liên gia trưởng ghi tên ông trong sổ dân số khu 3 cũng không biết, chỉ biết ông về đây sau khi ông Diệm bị lật đổ. Người ta nói ông là mật vụ của chế độ trước hết thời về đây ẩn mình như con giao long chờ ngày lành tháng tốt vùng dậy. Những đêm trăng sáng ông thầy pháp cất tiếng hát: - Ý a… sông Cà ty nước chảy í a… lững lờ í a…Hồn về nương tựa với ta í a… tháng ngày… Nghe ông hát con nít quanh xóm nổi da gà.
Ông phá một cái án chưa ai tìm ra thủ phạm. Một hôm ngày mùng một có một bà tên Cai từ Đức Thắng lên xem quẻ cầu đề, đông nghịt. Mụ Cai cầm ba cây nhang cúi đầu khấn lâm râm thì ông thầy pháp mập nhổm dậy trợn mắt đi vòng quanh rồi cười lên cả tràng dài ma quái, múa tay quay cuồng chỉ mặt mụ Cai nói:
- Ý a… ý a…ở đâu , ở đâu người về ý a… mà chẳng biết ta.
Mụ Cai hoảng hồn ngước nhìn thầy pháp cúi xuống lạy lia lịa:
- Trăm lạy ngài ngàn lạy ngài, ngài là ai xin cho con biết.
Ông thầy pháp mập lắc lư cái bụng trước ngọn đèn sáp được thắp thêm cho sáng, khói hương dật dờ, mờ mờ hư ảo. Bọn tôi nhấp nhổm ngồi hả họng vạch tai, cả đám người trong căn chòi được gọi là cái am lặng thinh hồi hộp nghe ông thầy pháp phán:
- Ý a… ý a…, ta là ông sấu, ông sông, là con ông kẹ cháu bà Tây vương. Trễ rồi chồng nhà ngươi bị giết rồi.
Bà Cai bổng nổi xung thiên nhìn ông thầy pháp:
- Ông xạo, chồng tôi còn sống đang đi hành quân làm sao ông biết tin mà nói bậy!
- Nhà ngươi đi lên Mã lạng, chổ cái giếng cạn cách đây một tháng có cái xác người đàn bà bị hãm hiếp rồi giết vứt trong đó chưa tìm ra thủ phạm, sẽ thấy xác chồng ngươi. Nhân quả có vay có trả, chồng nhà ngươi là thủ phạm, giờ chồng ngươi bị giết bỏ ở đó.
Cả đám người hỗn loạn cùng bà Cai tung ra khỏi cái am đốt đuốc chạy lên khu Mả lạng gần bờ sông Cà ty. Ông liên gia trưởng dẫn theo hai ông dân vệ xách hai cây mút cơ tông bắn phát một chạy theo. Đúng như lời ông thầy pháp mập nói, ông chồng bà Cai bị giết vứt vào cái giếng trước đây có xác người đàn bà, cảnh sát chưa tìm ra thủ phạm. Bà Cai khóc rống lên tru tréo: - Ông ơi! Thằng thầy pháp chắc nó giết ông nên mới biết rành rọt chuyện của ông... Sau này cảnh sát tư pháp về điều tra thì chính chồng người đàn bà bị ông Cai hiếp dâm rồi giết từ trên rừng về tìm ông Cai thanh toán trả thù.
Ông thầy pháp nổi như cồn. Ông xây lên một cái am hoành tráng nhờ tiền từ thập phương. Gò Mồ côi tấp nập khách đến xin số đề và nói chuyện với vong hồn người chết. Bà Ba bánh canh bỏ nghề dọn về ở chung với ông thầy pháp mập, khi ông thầy pháp lên đồng thì bà cũng nghiến răng uốn éo. Cái mồm cá ngao của bà nhai trầu đỏ lòm làm bọn con nít són đái khi nhìn thấy.
Một hôm anh Tư Công nói với tôi:
- Này chú em, mốt anh cõng thằng Xụi lên ông thầy pháp chữa bệnh cái chân. Anh dành dụm được chút đỉnh, em theo qua lên đó được không? Đi đốc tờ tây mình không có tiền.
Tôi nói:
- Đốc tờ trên nhà thương đâu có lấy tiền?
Anh Tư Công gãi đầu:
- Qua tiếng tây tiếng u không biết làm sao nói chuyện?
- Trời ơi anh, đốc tờ nói tiếng mình, chứ tiếng tây tiếng u gì.
Tôi không thuyết phục được anh Tư Công đem thằng Xụi đến nhà thương. Sự mê tín đã thấm vào trong máu những người dân suốt đời lang bạt trên khúc sông này, họ tin thầy bùa thầy pháp hơn đốc tờ, nhà thương. Còn một tháng nữa tôi đi xa, nên cũng theo anh Tư Công cõng thằng Xụi lên ông thầy pháp mập ú chữa bệnh. Ông thầy vác cái bụng chang bang ra đón. Vào cái am khói nhang mù mịt, nhận tiền lễ 10 đồng xong, ông nai nịt áo quần đỏ chói nhìn thằng Xụi phán một câu:
- Thằng này bị ngạ quỷ nhập nên trục nó ra thì chân sẽ lành.
Vợ chồng anh Tư Công lạy khum đít, van lơn xin thầy cứu giúp. Liếc xéo qua tôi ông thầy pháp nói: - tránh ra, mày lạng quang tao ém bùa chết ngắt. Ông ta nhớ vụ gai chùm lé bạn tôi chơi ông, tôi làm thinh. Ông đè thằng Xụi ra lấy nhang và nước tro giấy vàng bạc vẽ bùa lên đó, rồi bẻ răng rắc. Thằng Xụi đau quá khóc ngất, khoảng chừng một tiếng ông nói xong rồi. Vậy mà chữa vài lần là thằng Xụi đi được?!
* *
*
Tháng 6 về, trời bỗng đổ mưa như trút. Mỗi năm xóm tôi đều nhận vài trận lụt, nước từ Mương mán đổ về con sông Cà ty như một biển nước, đồng ruộng bị ngập lênh láng. Gia đình tôi phải di chuyển lên nơi gò đất cao ráo tránh lụt. Đến khi nước rút, nhìn về hướng gò Mồ côi thấy chiếc ghe vợ chồng anh Tư Công lật úp chồng lên mái am của ông thầy pháp mập, bên dưới là cái xác thằng Xụi chết đuối tay còn cầm cuốn tập vở mà tôi cho nó. Tôi buồn vô cùng… *
Sau khi chôn thằng Xụi nơi gò Mồ côi, hai vợ chồng anh Tư Công bỏ đi đâu mất. Còn ông thầy pháp sau đó bị cảnh sát đến bắt vì họ phát hiện ra nguồn gốc rất quan trọng của ông ở phe trên rừng, chính vì vậy mà ông biết rõ cái chết của ông Cai. Cái am nhang tàn khói lạnh, bà Ba bán bánh canh trở lại nghề bán bánh canh, còn tôi khăn gói đi Vũng Tàu. Ba tôi là người đưa tôi đi. Lúc chia tay, tôi đứng bên cửa sổ phòng hiệu trưởng nhìn bóng ba tôi cao lêu nghêu như cây tre già đi về phía trước sân trường như mang theo cả hình bóng cái xóm nhỏ nơi tôi lớn lên- giờ bỏ lại sau lưng cùng hàng cây bần, cây đước, cùng bạn bè thời ấu thơ, tiếng í a…, í a… của ông thầy pháp nghe lạnh xương sống ./
Phan Nhật Bắc- Melbourne 2021
0 Comment: