Những ngày cuối năm- Hà An
Phố núi...
NHỮNG NGÀY CUỐI NĂM
Ông Niên khoan khoái ngồi trên chiếc xe bán hàng của ông đang xổ dốc trên con đường từ núi Hàm Rồng về phố thị. Mặc dù vận trong người chiếc áo khoát màu bleu marine sờn cũ- cái aó kỷ niệm thời làm thủy thủ-, ông vẫn suýt soa với cái rét đậm vào những ngày cuối năm ở Phố Núi. Có lẽ vì vậy nên phố vắng thưa người qua lại, chỉ có tiếng rao của những người bán quà đêm: hột vịt lộn, nem, xôi chiên…vang lên lanh lảnh trong đêm. Bất giác ông hình dung hình ảnh người bạn đời của ông vừa ngồi đạp xe, vừa rao “ai bánh bao nóng hôn…bánh bao nóng đây…” khiến ông nhớ lại mà bồi hồi thương cảm…
Sau ngày thống nhất đất nước; vợ chồng ông, kẻ thì lính tráng, người làm công chức của chế độ cũ nên không có việc làm ổn định. Cuối cùng, ông cũng được làm công nhân một xưởng gỗ, còn vợ ông buôn thúng, bán bưng qua ngày. Rồi bà bàn với ông, đóng một chiếc xe đi bán bánh bao đêm, thiết kế giống như xe ba gát có bánh sau, có chỗ ngồi đạp để việc vận chuyển đỡ tốn sức và nhanh hơn. Có xe, bà hăng hái đi bán hằng đêm( có khi khá khuya ) ,không lúc nào chịu ngơi nghỉ. Tiền kiếm được góp phần thay đổi cuộc sống gia đình và nuôi được đứa con gái đi học ở Sài gòn. Vì quá ham công, tiếc việc, nhiều khi đau ốm bà vẫn đi bán; thân đàn bà mảnh mai không chịu nỗi sương gió đêm khuya nên bà ngã bệnh nặng, sóm bỏ ông ra đi. Còn lại mình ông trơ trọi trong căn nhà hiu quạnh vì đứa con gái học hành xong, đi lấy chồng ở miền Tây, thỉnh thoảng có gửi về cho ông một ít tiền…
Rồi ông nghỉ hưu; ông phân vân, lưỡng lự, không biết làm thêm nghề gì để kiếm sống ! Một ngày ông nhìn thấy cái xe bán bánh bao nằm chỏng chơ bên vách nhà, bèn nảy sinh ý tưởng nối nghiệp bà.
Ông sửa sang lại chiếc xe, đi đếm bánh bao và làm thêm cà phê “ bỏ bịch”, đẩy đi tới cổng các công ty, xí nghiệp nằm rải theo quốc lộ 14( đi Daklak ), có công nhân lớp tan ca, lớp vào ca, vô ra nhộn nhịp để bán. Ông không có thói quen rao hàng nên thoạt đầu có ít người để ý tới xe bánh của ông, nhưng sau đó có lẻ do bà phò hộ nên những người công nhân nhận ra xe bán bánh bao của bà ngày xưa, họ đỗ xô tới mua vì thế bánh bao và cà phê của ông trở nên đắt khách. Nhiều khi vui quá, ông thì thầm lời cám ơn bà…
Tình hình kinh tế của đất nước khó khăn, ảnh hưởng đến sản xuất của các doanh nghiệp nên lượng công nhân giảm dần, do đó hàng ông bán không còn chạy như trước. Sau khi bán cho công nhân xong, ông đap xe ra bến xe liên tỉnh để bán, cũng kiếm thêm được chút đỉnh.
Rồi khó khăn qua đi, mọi việc trở lại ổn định, các doanh nghiệp tuyển thêm người để sản xuất hàng tết và ở bến xe, hành khách đi các tỉnh đông hơn nên công việc mua bán của ông Niên lúc này cũng khấm khá . Ông nhẫm tính số tiền kiếm được mấy bữa nay sẽ giúp ông có một cái Tết tạm đủ hơn; ông dự định sẽ làm mâm cơm thịnh soạn để giỗ bà…
Vừa cho xe từ từ thả dốc, vừa miên man suy nghĩ; ông chợt nghe tiếng gọi mua bánh bao từ bên kia đường. Đó là người phụ nữ luống tuổi và đứng bên cạnh là một bé gái, họ vẫy tay gọi ông. Ông ngần ngại vì chỗ ông với chỗ người đứng bên kia bị nghịch đường bởi chính giữa có giải phân cách bằng bê tông để xe cộ lưu thông hai chiều. Vì vậy ông tiếp tục đạp xe đi. Đứa bé níu áo ngươi phụ nữ khóc:
_ Bà ơi mua bánh bao cho cháu, cháu thèm ăn quá.
_Nhưng ông “ bánh bao” đi rồi.
_Cháu hổng chịu đâu…
Cuối cùng người phụ nữ kêu to lên kèm theo lời năn nỉ:
_Ông ơi! Ông chịu khó dừng xe, xách bánh qua đây bán cho cháu. Ông làm ơn đi mà…
Ông nói :
_Thôi được! Bà mua mấy cái?
_Ông còn bao nhiêu, tôi mua hết. Bà trả lời.
Ông dừng xe; coi trong nồi hấp còn bốn, năm cái, bèn bỏ bì, vượt qua giải phân cách, băng tiếp qua đường đến giao bánh cho khách
Mãi miết đi, ông không để ý một xe máy với tốc độ nhanh chạy về phía ông. Va chạm xảy ra, ông té xuống đường. Nếu người trên xe không lách hết cỡ thì có lẻ thì không biết điều gì xảy ra với tính mạng của ông.
Tiếng người thanh niên quát lên bưc bội:
_ Ông già để mắt, để mũi ở đâu mà đi đứng lạ vậy.
Nói thế nhưng người thanh niên vẫn dừng xe, chạy lại phía ông. Tuy nhiên, người đàn bà bên đường nhanh hơn, chạy lại đỡ ông, vừa nói:
_Trời ơi! Ông có sao không? Lỗi tại bà cháu tôi hết thẩy…Khi không đã hại ông…
Cả hai người cùng xốc ông dậy. Quan sát kỷ, chỉ thấy tay chân ông bị trầy xước, gót bị trật nên không đứng được. Người đàn bà liền nói:
_ Tôi và cậu dìu ông già vào nhà tôi ở đằng kia. Xong cậu chịu khó đẩy chiếc xe của ông qua đây.
Người thanh niên làm theo lời bà nói, đẩy chiếc xe bỏ trước hiên nhà bà và trước khi từ giã, cậu không quên gửi cho ông Niên một ít tiền để thuốc men.
Vào đến nhà, bà băng bó, xức thuốc chỗ vết thương cho ông. Những ngọn đèn trong nhà khách đều bật sáng. Hai người chợt nhìn nhau sửng sốt, họ ngờ ngợ hình như đã quen nhau.
_Xin lỗi, có phải An Cư đó không? Ông hỏi.
_Vâng, tôi là Cư. Còn ông là Niên phải hông? Bà tiếp lời.
Ông Niên gật đầu. Những giọt nước mắt lăn trên gò má nhăn nheo của hai người. Ký ức xa xưa của họ chợt quay về: An Cư là cô gái Bắc 54,-cha đặt tên cho cô với tâm nguyện muốn an cư, lạc nghiệp nơi gia đình ông đến. Cô học dưới Niên hai lớp, có đôi mắt to, đen láy khiến Niên mê mẫn nên anh đã cố chinh phục trái tim của An Cư. Họ yêu nhau theo tháng ngày tươi đẹp của thời áo trắng. Nhưng mối tình của họ không bền lâu, cha mẹ của An Cư đã gã nàng cho một người có địa vị trong xã hội và hơn nàng nhiều tuổi. Còn Niên, hai năm sau tốt nghiệp trung học rồi đi lính, cưới một cô gái làm công chức về làm vợ. Cuộc sống hai vợ chồng sẽ êm trôi theo dòng thời gian nếu không có sự kiện 1975…
Tâm sự, Niên mới biết sau khi đất nước thống nhất, chồng An Cư đươc đi đước ngoài theo diện H.O nhưng ông ta đã có vợ trước khi lén lút cưới cô, cho nên khi đi, ông ta chỉ bảo lãnh được bà vợ lớn và các con. Còn An Cư ở lại sống hẩm hiu một mình. Tuy nhiên, cô được ông chồng thường xuyên gửi tiền về nên cuộc sống có phần nhàn nhã. Còn đứa cháu gọi bà là ngoại được bà nhận nuôi từ trại mồ côi, đem về hủ hỉ cho vui nhà, vui cửa.
Biết đươc hoàn cảnh cảnh của ông Niên, bà cảm thấy ái ngại, thương hại cho ông ấy. Những ngón tay đan chặt vào nhau như muốn nối lại những gì đã mất. Ánh mắt họ nhìn nhau trìu mến như đôi tình nhân trong “Tình già” của Phan Khôi:
_Hay là anh ở lại đây để chữa trị vết thương. Bao lâu cũng được. Kể cả những ngày Tết…
Ông Niên lắc đầu, gạt ngang:
_Anh không thể để nhà bụi bám, nhện giăng. Hơn nữa, những ngày này anh phải hương khói, cúng dường tổ tiên và vọ anh…
Ngừng một lúc, ông khẻ nói:
_ Nhưng Tết này, anh sẽ thường xuyên đến thăm em.
Bà Cư bỏ dỡ cuộc trò chuyện, bước vào nhà trong rồi đi ra với một phong bì cầm trên tay. Bà nói đây là món quà bà tặng cho ông để chữa bệnh và bù đắp cho những ngày ông không thể đi bán. Ông Niên xua tay từ chối. Nhưng bà Cư dùng những lý lẻ phân tích kèm theo sự năn nỉ nên cuối cùng ông đành phải nhận…
Sáng hôm sau, bà Cư xe ôm chở ông về nhà.Trên đường đi, lòng ông dâng trào cảm xúc vui buồn lẫn lộn. Trong cái rủi cũng có cái may mắn là từ nay ông được bầu bạn, trò chuyện với người xưa tình cờ gặp lại.Nhất là sẽ giảm bớt những năm tháng cô đơn kéo dài trong cuối đời còn lại của ông.
HÀ AN ( Tháng 1 năm 2015)
Ông Niên khoan khoái ngồi trên chiếc xe bán hàng của ông đang xổ dốc trên con đường từ núi Hàm Rồng về phố thị. Mặc dù vận trong người chiếc áo khoát màu bleu marine sờn cũ- cái aó kỷ niệm thời làm thủy thủ-, ông vẫn suýt soa với cái rét đậm vào những ngày cuối năm ở Phố Núi. Có lẽ vì vậy nên phố vắng thưa người qua lại, chỉ có tiếng rao của những người bán quà đêm: hột vịt lộn, nem, xôi chiên…vang lên lanh lảnh trong đêm. Bất giác ông hình dung hình ảnh người bạn đời của ông vừa ngồi đạp xe, vừa rao “ai bánh bao nóng hôn…bánh bao nóng đây…” khiến ông nhớ lại mà bồi hồi thương cảm…
Sau ngày thống nhất đất nước; vợ chồng ông, kẻ thì lính tráng, người làm công chức của chế độ cũ nên không có việc làm ổn định. Cuối cùng, ông cũng được làm công nhân một xưởng gỗ, còn vợ ông buôn thúng, bán bưng qua ngày. Rồi bà bàn với ông, đóng một chiếc xe đi bán bánh bao đêm, thiết kế giống như xe ba gát có bánh sau, có chỗ ngồi đạp để việc vận chuyển đỡ tốn sức và nhanh hơn. Có xe, bà hăng hái đi bán hằng đêm( có khi khá khuya ) ,không lúc nào chịu ngơi nghỉ. Tiền kiếm được góp phần thay đổi cuộc sống gia đình và nuôi được đứa con gái đi học ở Sài gòn. Vì quá ham công, tiếc việc, nhiều khi đau ốm bà vẫn đi bán; thân đàn bà mảnh mai không chịu nỗi sương gió đêm khuya nên bà ngã bệnh nặng, sóm bỏ ông ra đi. Còn lại mình ông trơ trọi trong căn nhà hiu quạnh vì đứa con gái học hành xong, đi lấy chồng ở miền Tây, thỉnh thoảng có gửi về cho ông một ít tiền…
Rồi ông nghỉ hưu; ông phân vân, lưỡng lự, không biết làm thêm nghề gì để kiếm sống ! Một ngày ông nhìn thấy cái xe bán bánh bao nằm chỏng chơ bên vách nhà, bèn nảy sinh ý tưởng nối nghiệp bà.
Ông sửa sang lại chiếc xe, đi đếm bánh bao và làm thêm cà phê “ bỏ bịch”, đẩy đi tới cổng các công ty, xí nghiệp nằm rải theo quốc lộ 14( đi Daklak ), có công nhân lớp tan ca, lớp vào ca, vô ra nhộn nhịp để bán. Ông không có thói quen rao hàng nên thoạt đầu có ít người để ý tới xe bánh của ông, nhưng sau đó có lẻ do bà phò hộ nên những người công nhân nhận ra xe bán bánh bao của bà ngày xưa, họ đỗ xô tới mua vì thế bánh bao và cà phê của ông trở nên đắt khách. Nhiều khi vui quá, ông thì thầm lời cám ơn bà…
Tình hình kinh tế của đất nước khó khăn, ảnh hưởng đến sản xuất của các doanh nghiệp nên lượng công nhân giảm dần, do đó hàng ông bán không còn chạy như trước. Sau khi bán cho công nhân xong, ông đap xe ra bến xe liên tỉnh để bán, cũng kiếm thêm được chút đỉnh.
Rồi khó khăn qua đi, mọi việc trở lại ổn định, các doanh nghiệp tuyển thêm người để sản xuất hàng tết và ở bến xe, hành khách đi các tỉnh đông hơn nên công việc mua bán của ông Niên lúc này cũng khấm khá . Ông nhẫm tính số tiền kiếm được mấy bữa nay sẽ giúp ông có một cái Tết tạm đủ hơn; ông dự định sẽ làm mâm cơm thịnh soạn để giỗ bà…
Vừa cho xe từ từ thả dốc, vừa miên man suy nghĩ; ông chợt nghe tiếng gọi mua bánh bao từ bên kia đường. Đó là người phụ nữ luống tuổi và đứng bên cạnh là một bé gái, họ vẫy tay gọi ông. Ông ngần ngại vì chỗ ông với chỗ người đứng bên kia bị nghịch đường bởi chính giữa có giải phân cách bằng bê tông để xe cộ lưu thông hai chiều. Vì vậy ông tiếp tục đạp xe đi. Đứa bé níu áo ngươi phụ nữ khóc:
_ Bà ơi mua bánh bao cho cháu, cháu thèm ăn quá.
_Nhưng ông “ bánh bao” đi rồi.
_Cháu hổng chịu đâu…
Cuối cùng người phụ nữ kêu to lên kèm theo lời năn nỉ:
_Ông ơi! Ông chịu khó dừng xe, xách bánh qua đây bán cho cháu. Ông làm ơn đi mà…
Ông nói :
_Thôi được! Bà mua mấy cái?
_Ông còn bao nhiêu, tôi mua hết. Bà trả lời.
Ông dừng xe; coi trong nồi hấp còn bốn, năm cái, bèn bỏ bì, vượt qua giải phân cách, băng tiếp qua đường đến giao bánh cho khách
Mãi miết đi, ông không để ý một xe máy với tốc độ nhanh chạy về phía ông. Va chạm xảy ra, ông té xuống đường. Nếu người trên xe không lách hết cỡ thì có lẻ thì không biết điều gì xảy ra với tính mạng của ông.
Tiếng người thanh niên quát lên bưc bội:
_ Ông già để mắt, để mũi ở đâu mà đi đứng lạ vậy.
Nói thế nhưng người thanh niên vẫn dừng xe, chạy lại phía ông. Tuy nhiên, người đàn bà bên đường nhanh hơn, chạy lại đỡ ông, vừa nói:
_Trời ơi! Ông có sao không? Lỗi tại bà cháu tôi hết thẩy…Khi không đã hại ông…
Cả hai người cùng xốc ông dậy. Quan sát kỷ, chỉ thấy tay chân ông bị trầy xước, gót bị trật nên không đứng được. Người đàn bà liền nói:
_ Tôi và cậu dìu ông già vào nhà tôi ở đằng kia. Xong cậu chịu khó đẩy chiếc xe của ông qua đây.
Người thanh niên làm theo lời bà nói, đẩy chiếc xe bỏ trước hiên nhà bà và trước khi từ giã, cậu không quên gửi cho ông Niên một ít tiền để thuốc men.
Vào đến nhà, bà băng bó, xức thuốc chỗ vết thương cho ông. Những ngọn đèn trong nhà khách đều bật sáng. Hai người chợt nhìn nhau sửng sốt, họ ngờ ngợ hình như đã quen nhau.
_Xin lỗi, có phải An Cư đó không? Ông hỏi.
_Vâng, tôi là Cư. Còn ông là Niên phải hông? Bà tiếp lời.
Ông Niên gật đầu. Những giọt nước mắt lăn trên gò má nhăn nheo của hai người. Ký ức xa xưa của họ chợt quay về: An Cư là cô gái Bắc 54,-cha đặt tên cho cô với tâm nguyện muốn an cư, lạc nghiệp nơi gia đình ông đến. Cô học dưới Niên hai lớp, có đôi mắt to, đen láy khiến Niên mê mẫn nên anh đã cố chinh phục trái tim của An Cư. Họ yêu nhau theo tháng ngày tươi đẹp của thời áo trắng. Nhưng mối tình của họ không bền lâu, cha mẹ của An Cư đã gã nàng cho một người có địa vị trong xã hội và hơn nàng nhiều tuổi. Còn Niên, hai năm sau tốt nghiệp trung học rồi đi lính, cưới một cô gái làm công chức về làm vợ. Cuộc sống hai vợ chồng sẽ êm trôi theo dòng thời gian nếu không có sự kiện 1975…
Tâm sự, Niên mới biết sau khi đất nước thống nhất, chồng An Cư đươc đi đước ngoài theo diện H.O nhưng ông ta đã có vợ trước khi lén lút cưới cô, cho nên khi đi, ông ta chỉ bảo lãnh được bà vợ lớn và các con. Còn An Cư ở lại sống hẩm hiu một mình. Tuy nhiên, cô được ông chồng thường xuyên gửi tiền về nên cuộc sống có phần nhàn nhã. Còn đứa cháu gọi bà là ngoại được bà nhận nuôi từ trại mồ côi, đem về hủ hỉ cho vui nhà, vui cửa.
Biết đươc hoàn cảnh cảnh của ông Niên, bà cảm thấy ái ngại, thương hại cho ông ấy. Những ngón tay đan chặt vào nhau như muốn nối lại những gì đã mất. Ánh mắt họ nhìn nhau trìu mến như đôi tình nhân trong “Tình già” của Phan Khôi:
“…Hai mươi bốn năm sau. Tình cờ đất khách gặp nhau.Bất chợt bà Cư nói:
Đôi cái đầu đều bạc.
Nếu chẳng quen lung, đố nhìn ra được.
Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi.
Con mắt còn có đuôi…”
_Hay là anh ở lại đây để chữa trị vết thương. Bao lâu cũng được. Kể cả những ngày Tết…
Ông Niên lắc đầu, gạt ngang:
_Anh không thể để nhà bụi bám, nhện giăng. Hơn nữa, những ngày này anh phải hương khói, cúng dường tổ tiên và vọ anh…
Ngừng một lúc, ông khẻ nói:
_ Nhưng Tết này, anh sẽ thường xuyên đến thăm em.
Bà Cư bỏ dỡ cuộc trò chuyện, bước vào nhà trong rồi đi ra với một phong bì cầm trên tay. Bà nói đây là món quà bà tặng cho ông để chữa bệnh và bù đắp cho những ngày ông không thể đi bán. Ông Niên xua tay từ chối. Nhưng bà Cư dùng những lý lẻ phân tích kèm theo sự năn nỉ nên cuối cùng ông đành phải nhận…
Sáng hôm sau, bà Cư xe ôm chở ông về nhà.Trên đường đi, lòng ông dâng trào cảm xúc vui buồn lẫn lộn. Trong cái rủi cũng có cái may mắn là từ nay ông được bầu bạn, trò chuyện với người xưa tình cờ gặp lại.Nhất là sẽ giảm bớt những năm tháng cô đơn kéo dài trong cuối đời còn lại của ông.
HÀ AN ( Tháng 1 năm 2015)
0 Comment: