Phạm Ngọc Thái với "Chùm thơ hay về tình yêu & đàn bà"- Trần Tứ Đức
Phố núi...
Phạm Ngọc Thái với "Chùm thơ hay về tình yêu & đàn bà"
Trần Tứ Đức
Cái tên gọi "tình yêu & đàn bà" không phải do tôi đặt ra, mà là nhan đề một chùm thơ của nhà thơ Phạm Ngọc Thái đã đăng nhiều trên các trang mạng. Trong bài của một văn nghệ sỹ ở Việt-Nam-thư-quán "Về một huyền thoại thi ca", khi bình phẩm thơ ông - có đoạn viết:
- Phạm Ngọc Thái là một nhà thơ của tự do. Thơ ông thẳm sâu như bể cả mà rung rinh tựa lá hoa ngàn. Ông viết về nỗi đời dân gian, về tình yêu và đàn bà... Đọc thơ ông như đi vào trong động tích, càng vào sâu càng huyền thẳm vô biên.
Hiện ông đang sống cùng gia đình trong một ngôi nhà gác nhỏ. Phía trước trông ra khu quảng trường thành phố, mặt sau soi bóng xuống hồ Tây quanh năm sóng vỗ. Cõi trần ai ông đã nếm đủ mùi khổ hạnh, đắng cay... cũng từng có những tháng năm phiêu du qua hải ngoại, rồi trở về vui thú trong cảnh sống phong trần của một thi nhân - Viết để lại cho đời một Bộ-thi-ca-thời-đại tầm vóc với bao nhiêu áng thơ tình huyền diệu, sẽ còn sống mãi với sơn hà...
Thơ tình hay ở các cung bậc khác nhau của Phạm Ngọc Thái thì nhiều, tôi chỉ chọn ra đây ba bài theo ý riêng mình và chưa có ai bình. Gọi là để đàm đạo ở tao đàn cùng vui trong chốn văn chương:
1. "Người đàn bà trắng" - Một đỉnh cao trong thi ca.
2. "Cây thầm tiếc bóng"
3. "Dưới hàng sấu đêm và con phố nhỏ".
Xin đi thứ tự từng bài một:
A. NGƯỜI ĐÀN BÀ TRẮNG
Người đàn bà đi trong mưa rơi
Chứa một trời thầm như hoa vậy...
Chiếc mũ trắng mềm em đội bầu trời
Khóm mây trắng bay nghiêng trôi trên tóc
Đôi mắt em đong những áng mây
Người đàn bà trắng!
Em đi, về... chao những hàng cây
Hồ gió thổi lệch vành mũ đội
Thấm đẫm mình em cả thềm nắng gội
Xoã ngang vai mái hất tơi bời.
Nỗi niềm thao thức
Những đêm trăng nước...
Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai!
Người đàn bà ai mà định nghĩa?
Đường xưa đó về đây em ơi!
Những con đường đã đầy xác lá rơi
Xác ve, xác gió và xác của mưa.
Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu
Anh cũng không làm chàng Trương Chi
suốt đời chèo sông vắng
Ta không đi theo Con Đường Lông Ngỗng Trắng
Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau.
Vết thương lòng không dễ đã lành đâu
Những đêm sao buồn, những đêm gió khát
Khúc thơ tình anh lại viết về em!
Người đàn bà ngậm cả vầng trăng...
Thơ - Phạm Ngọc Thái
Lời bình:
Theo như bình luận ở giới văn chương, báo chí: "Người đàn bà trắng" là bài thơ tình hay nhất của nhà thơ Phạm Ngọc Thái. Trên con đường vô định của tình yêu, những đêm hoang vắng và sâu thẳm trong không gian mênh mông, lòng nhà thơ vẫn âm thầm khắc khoải nhớ về mối tình đã qua:
Những đêm sao buồn, những đêm gió khát
Khúc thơ tình anh lại viết về em!
Người đàn bà ngậm cả vầng trăng...
Những ngôi sao trên vòm trời xa xôi kia, ngọn gió đêm vô tình... nó cũng hiu hắt như nỗi vắng vẻ, trống lạnh của lòng chàng. Tác giả gọi em là "Người đàn bà trắng", thực ra khi ấy em vẫn còn là một thiếu nữ. Từ chiếc mũ vải trắng mềm một thuở nào người yêu thường đội lệch trên đầu, lẫn vào trong khóm mây. Khóm mây đó lại vờn bay trên mái tóc nàng - Tất cả đã trở thành ấn tượng để nhà thơ mô tả về hình ảnh người đẹp:
Chiếc mũ trắng mềm em đội bầu trời
Khóm mây trắng bay nghiêng trôi trên tóc
Đôi mắt em đong những áng mây
Người đàn bà trắng!
Đó là đôi mắt của mùa thu huyền diệu và xa thẳm. Bích Khê cũng từng mô tả về đôi mắt đẹp của người mỹ nữ trong bài thơ "Tranh loã thể" nổi tiếng của ông, rằng:
Mắt ngời châu rung ánh sáng nghê thường...
Nó chìm ngập một thế giới, chiếu rọi vào ngõ nghách tâm hồn của thi nhân sáng bừng lên. Hay như Xuân Diệu tả về đôi mắt người yêu cũng thật kỳ ảo:
Mắt em thăm thẳm như màu gió
Thơ cũng vàng trong như nắng hanh
Ta trở lại với bài Người Đàn Bà Trắng: Đôi mắt em đong những áng mây /- Như thể đã bao lần nhà thơ từng phiêu du trong đôi mắt ấy. Nó bộc lộ một sự hiền hoà, nhân ái. Tác giả lấy hình ảnh của vũ trụ qua cảm xúc mà mô tả, quyện với mái tóc nàng trong mây bay, gió cuốn... hiển hiện dưới bầu trời cao vời vợi. Bầu trời ấy vừa để nói về tình yêu của người đàn bà ở cõi nhân sinh, vừa là bầu trời của quê hương đất nước ta vậy.
Sang khổ thơ thứ hai - Hình bóng người thiếu nữ hiện lên trong một khung cảnh thiên nhiên rực rỡ:
Em đi, về... chao những hàng cây
Hồ gió thổi lệch vành mũ đội
Thấm đẫm mình em cả thềm nắng gội
Cả thềm nắng hắt lên mình em như tơ lụa đất trời, có gió thổi, cây đưa... Vẫn chiếc mũ vải trắng mềm xưa mà em thường đội lệch, che lên khuôn mặt đẹp như một vầng trăng. Cái bờ hồ gió thổi ấy chứng kiến bao nhiêu kỷ niệm, những tháng năm anh đã sống êm đềm trong hạnh phúc tình yêu. Giờ đi lại trên con đường đã qua, anh như nghe thấy cả khúc tình ca đang sống lại. Mái tóc người con gái xưa vẫn xoã bay trên đôi vai trần trắng của nàng:
Xoã ngang vai mái hất tơi bời
Bồi hồi trong kí ức, hồn nhà thơ tựa con đò mộng lạc vào nơi bến vắng. Chỉ còn nghe thấy tiếng gió táp, mưa sa... cùng những chiếc lá vàng rơi phủ xuống trong trời đất:
Đường xưa đó về đây em ơi!
Những con đường đã đầy xác lá rơi
Xác ve, xác gió và xác của mưa.
Tiếng lòng nhà thơ cất lên để gọi vọng tình em. Con đường giờ đây hoang dã trong qui luật bụi cát của thời gian. Con đường mà người con gái đã đến với cuộc đời anh. Năm tháng cứ trôi nhưng hình bóng em không phai nhoà. Hình ảnh đoạn thơ nghe như trong giấc mộng: xác gió, xác mưa, đã đầy xác lá, xác ve... trôi. Tưởng như cái bờ hồ gió thổi đó ngàn năm sau vẫn còn quyến luyến bóng hình người yêu ở đấy, mãi mãi trong trái tim thương nhớ của nhà thơ.
Xin trở lại để phân tích sâu thêm về khổ thơ thứ ba:
Nỗi niềm thao thức
Những đêm trăng nước...
Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai!
Người đàn bà ai mà định nghĩa?
Hình ảnh đã được cách điệu hoá: Chùm trinh em hát: đấy chỗ thiên thai! /- Biểu tượng thơ mô tả tuy mang màu sắc trừu tượng nhưng vẫn rất gợi cảm.
"Chùm trinh em hát...": Nó đã mang cái của nàng bay lên! Suy cho cùng vũ trụ và thế giới đều tồn tại, sinh ra ở đó. Nó vừa vĩ đại và man dại. Nếu không có cái chỗ thiên thai ấy của người đàn bà thì không có cả linh hồn lẫn sự sống, cũng không có ý nghĩa gì về lịch sử của thế giới này. Còn câu thơ:
Người đàn bà ai mà định nghĩa?
Đại văn hào Lép-Tônxtôi - Ông là một thiên tài xây dựng hàng trăm tính cách về đàn bà có những mẫu mực khác nhau. Người từng nói những câu đại ý rằng: Không thể đưa ra những nguyên lý có tính khuôn mẫu nhất định đối với người đàn bà, chỉ có những sự tìm tòi, tìm tòi và tìm tòi mãi...
Nàng không thể nào định nghĩa được trong sự tồn tại của đời ta? Câu thơ treo trên đầu ta như một câu hỏi vĩnh cửu, lại như thể một định mệnh.
Tôi bình khổ thơ thứ năm:
Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu
Anh cũng không làm chàng Trương Chi
suốt đời chèo sông vắng
Ta không đi theo Con Đường Lông Ngỗng Trắng
Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau.
Là một mảng thơ đời, đã triết lý về những mâu thuẫn giữa tình yêu và cuộc sống của nhà thơ với người-đàn-bà-trắng. Đó cũng là một nghịch lý cuộc đời: Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu /- Còn anh cũng không đầy mình để làm mãi cái anh chàng Trương Chi suốt đời chèo thuyền trên con sông quạnh vắng, cô đơn, rồi tương tư nàng Mỵ Nương mà chết. Hay, cái con-đường-lông-ngỗng-trắng mà nàng Mỵ Châu đã rắc cho chàng Trọng Thuỷ theo, thần tượng thì rất đẹp, nhưng để cuối cùng chàng cũng nhảy xuống biển mà chết, hoá thành ngọc trai giữ tình son sắt với nàng. Nó bi ai quá!
Cái hay của khúc triết lý trong bài thơ Người Đàn Bà Trắng là nó đã được viết như đời. Dẫu mối tình bị tan vỡ phải chia lìa năm tháng, nhưng tình thơ đã không kết thúc bằng sự bi thảm. Đôi trai gái vẫn phải sống và tồn tại, dù là theo chiều gió cuốn cuộc đời. Phải chăng đó cũng là một cuốn tiểu thuyết "cuốn theo chiều gió" như bao bi kịch tình-đời trên bờ bến nhân gian? Cả đoạn thơ thấm đẫm máu tim, được bật ra trong đời sống đầy mất mát và đau đớn của tình yêu.
Đây là một trong hai mảng thơ xương cốt nhất - Mảng thơ thứ nhất như trên đã nói, chính là khổ thơ thứ ba:
Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai!...
Cùng với khổ thơ thứ năm này - Làm thành nền tảng, như tim óc, tuỷ sống cho cả tình thi. Nhà thơ vẫn thiết tha khao khát gặp lại người thiếu nữ:
Những đêm sao buồn, những đêm gió khát
Ngọn lửa tình đã từng sưởi ấm trái tim anh. Để rồi bài thơ được kết thúc bằng một câu thơ đẹp nhất về nàng:
Người đàn bà ngậm cả vầng trăng...
Đây là một câu thơ siêu thực chứa đầy trầm tích đã được thăng hoa. Một thiên tạo vĩ đại đang nép trong tấm thân người đàn bà trẻ hay chính nàng là một vầng trăng? Cái vầng trăng ấy của nàng nó cứ nguyên thuỷ như hang động thời tiền sử, lại huyền bí như thánh linh. Nhưng chao ôi! Dù gì thì nàng cũng "ngậm" cả cái vầng trăng của nàng rời bỏ nhà thơ để đi rồi! Những tháng năm buồn nhớ người yêu, anh đã viết ra thiên tình ca Người Đàn Bà Trắng bất hủ này để lại cho thế gian.
"Người đàn bà trắng" là một bài thơ tình hay thuộc vào hàng đỉnh cao trong thi ca, với sự viên mãn và hoàn bích của nó. Tình thi sẽ còn sống mãi với thời gian cũng như nền văn học nước nhà.
B. CÂY THẦM TIẾC BÓNG
Nàng đi mãi mà không trở lại
Gió bên đường kéo liễu hát trong mưa
Và mặt nước bi bô lời than thở
Chiều buông rèm tàn tạ nắng buồn mơ.
Anh ngắm liễu bên hồ càng nhớ bóng
Ai ru mình trong trăng sáng nép vào anh
Làn da trắng, vòm ngực nàng hưng phấn
Tan tành rồi! Ôi, mộng thuở ái ân...
Người đàn bà ra đi không trở lại
Để cây thầm tiếc bóng hoá bơ vơ
Và gió nữa cũng giông cuồng rồ dại
Hồn thi nhân tan tác giữa hư vô.
Đôi mắt đẹp nàng dịu dàng đong trời biếc
Thân hoa thơm mà lại ủ bão dông
Anh tê dại cõi hồn hoang biền biệt
Bao sầu tư vương vấn các nẻo đường.
Người đàn bà ra đi không trở lại
Bãi-cuộc-đời cát bụi, gió mưa
Hoa sẽ úa, nhị sẽ tàn và lụi
Một đời trôi theo năm tháng xô bồ...
Phạm Ngọc Thái
Trích tập "Rung động trái tim" 2009
Lời bình:
Một bài thơ tình mà lại có cái tên "Cây thầm tiếc bóng"? Ta thấy trong khổ thơ thứ ba đã viết:
Người đàn bà ra đi không trở lại
Để cây thầm tiếc bóng hoá bơ vơ
Và gió nữa cũng giông cuồng rồ dại
Hồn thi nhân tan tác giữa hư vô.
Hình ảnh cây âm thầm tiếc bóng - Không phải là bóng của nó, mà là bóng của người đàn bà đã ra đi không trở lại ấy! Tác giả chỉ lấy thiên nhiên, trời đất làm biểu tượng cho sự chia ly tình yêu đó thôi. Đến gió cũng phải "giông cuồng rồ dại", hồn thi nhân thì tan tác, năm tháng hoá hư vô.
Tôi sẽ quay trở lại nói thêm về những câu thơ này - Giờ ta đến với khổ thơ thứ nhất:
Nàng đi mãi mà không trở lại
Gió bên đường kéo liễu hát trong mưa
Và mặt nước bi bô lời than thở
Chiều buông rèm tàn tạ nắng buồn mơ.
Khung cảnh: liễu đứng hát trong mưa và những lời thở than của nước, mỗi khi tiếng sóng vỗ xô bờ khe khẽ, xôn xao... vào trong cảm xúc nhà thơ như là những tiếng lòng thương nhớ, thuở nàng vẫn thường cùng anh đến bên hồ. Giờ sóng vẫn vỗ mà em thì mãi mãi không trở về. Rồi cái ánh hoàng chiều của một ngày tàn như bức rèm buông xuống phủ trùm lên mặt đất, để vào những giấc mơ đêm tưởng nhớ đến người yêu. Cách diễn tả tâm trạng hoà trong hình ảnh thiên nhiên đồng vọng tạo nên sự huyền thẳm của thi ca, chứa chất ý tình. Giọng điệu, ngôn ngữ thơ đọc lôi cuốn như lời hát mà vẫn sâu. Tuy không nói về người nhưng cảnh vật được nhân sinh hoá - Nghĩa là những cảnh vật ấy biết nói, thể hiện sự vui buồn, thương nhớ từ trong tâm tư, tình cảm của nhà thơ.
Về hình ảnh câu đầu:
Nàng đi mãi mà không trở lại
Hay là: Người đàn bà ra đi không trở lại /- Được điệp khúc nhiều lần bộc lộ một tình thương yêu da diết, song cũng là nhằm nhấn mạnh tình ý, chủ đề của cả bài.
Sang khổ thơ thứ hai:
Anh ngắm liễu bên hồ càng nhớ bóng
Ai ru mình trong trăng sáng nép vào anh
Làn da trắng, vòm ngực nàng hưng phấn
Đó phải là một người đàn bà đẹp và nhà thơ rất yêu nên lời thơ mới say sưa, hình ảnh duy mỹ như vậy. Mỗi khi ngắm những nhành liễu ru bên hồ, thi nhân lại nhớ tới bóng xưa. Những đêm trăng sáng hồi ấy, như vẫn còn đây cả tấm thân, hơi thở của nàng... lòng Người lại bồi hồi, da diết: Làn da trắng, vòm ngực nàng hưng phấn /- Thế mà nay chỉ còn là kí ức?... rồi tác giả buông xuống một câu thơ đầy xa xót:
Tan tành rồi! Ôi, mộng thuở ái ân...
Ta tưởng như chính lòng mình tan vỡ. Về mặt cấu trúc đã đạt được độ viên mãn ngay của khổ thơ. Sang đoạn thơ thứ ba mà tôi đã nói ở phần đầu cũng thế - Cuối đoạn đã được gieo một câu thơ rất mạnh:
Hồn thi nhân tan tác giữa hư vô
Cho nên, tuy viết tung hứng theo sự thăng hoa của tâm hồn mà thơ vẫn súc tích, không rơi vào sự dàn trải tràn theo cảm xúc thường thấy của dòng lãng mạn trước kia. Hình tượng thơ giàu chất sống và đầy ắp nội tâm. Có khi những hình ảnh đó còn mang theo cả tính triết lý về tình yêu và đàn bà. Thí dụ, ta xem tiếp khổ thơ thứ tư:
Đôi mắt đẹp nàng dịu dàng đong trời biếc
Thân hoa thơm mà lại ủ bão dông
Anh tê dại cõi hồn hoang biền biệt
Bao sầu tư vương vấn các nẻo đường.
Thi nhân mô tả đôi mắt đẹp của người yêu... "đong cả trời biếc" - Còn khi tả về tấm thân nàng lại đưa ra một biểu tượng rất triết học:
Thân hoa thơm mà lại ủ bão dông
Để nói cả hai mặt: Người đàn bà vừa nồng nàn, êm ấm lại vừa là trái gió, trở giời và dông bão... làm trái tim ta đau đớn. Tấm thân đàn bà thật huyền diệu cũng như sức mạnh của tình yêu là vô bờ bến. Câu thơ sinh động mà tích tụ cả một đời sống tâm lý bên trong. Vì tha thiết nên lòng thi nhân mới: "... tê dại cõi hồn hoang biền biệt" - Nghĩa là khi người yêu xa, lòng thì sầu, tâm hồn thành hoang vắng, cô đơn.
Giọng thơ hay lại hàm chứa, tạo nên vẻ đẹp và tấm vóc của thi phẩm. Đến khổ thơ cuối cùng:
Người đàn bà ra đi không trở lại
Bãi-cuộc-đời cát bụi, gió mưa
Hoa sẽ úa, nhị sẽ tàn và lụi
Một đời trôi theo năm tháng xô bồ...
Hình ảnh câu thơ: Người đàn bà ra đi không trở lại /- Được điệp thêm một lần nữa để khắc sâu vào lòng người sự nuối cảm. Một đặc điểm thơ Phạm Ngọc Thái khi nói về chốn dân gian, nhà thơ thường dùng hình tượng "bờ bãi...". Thí dụ như trong bài Váy Thiếu Nữ Bay:
"Bờ bãi con người" em trổ hoa trái ngọt
Đến đế vương cũng khum gối cầu mong
Hay tình thơ Em Về Biển:
Bờ-bãi-đời-người cuộc sống tình yêu
Trái tim nhỏ em dựng cả toà sen chân phật tổ!
Còn bài Cỏ Hoang sáng tác ở nước ngoài, nói về hình ảnh một cô gái cùng những người xuất khẩu lao động sống trôi dạt trên đất khách quê người, tác giả viết:
Ôi, cuộc bèo hoang trời đất trầm luân
Và bản chất muôn đời còn muông thú
Nhà chính khách cùng đứa du côn tranh thủ chơi thánh nữ
Em vũ ba lê trong thế giới hỗn mang gieo hoa cấy linh hồn...
Đó chính là chốn bể dâu của đời người, bèo dạt mây trôi... với những sướng khổ, buồn vui, hạnh phúc và mất mát. Trong khổ thơ cuối của bài này, người đàn bà ấy cũng đang trôi dạt ở nơi đó. Như câu:
Bãi-cuộc-đời cát bụi, gió mưa
Theo qui luật thời gian - Năm tháng cứ trôi... tất cả sẽ úa tàn, bụi cát. Thơ đưa ta vào cõi vô định của cuộc sống con người, chỉ có tình yêu trường cửu mãi không già. Giờ đây chỉ còn lại khoảng trời xưa, những nhành liễu, bờ hồ, trăng sao cùng những cơn mưa gió của lòng anh, của đất trời và cuộc sống với bao xô bồ, vật vã.
Điều đặc biệt bao trùm trong bài thơ là hầu hết đều dùng cảnh họa lòng. Những cảnh vật đó được tắm trong hồn, đầm đìa tình ý. Như trên đã nói, nào là: Liễu hát trong mưa, hồ nước than thở, chiều buông rèm mơ, nàng ru mình trong trăng sáng, cây thầm tiếc bóng, gió lại giông cuồng rồ dại, trái tim thì tan tác, cuộc sống hoá hư vô, đôi mắt người yêu dịu dàng đong cả bầu trời, tấm thân nàng tắm hoa thơm nhưng lại ủ cả cuồng phong dông bão, v.v...
Một tình thơ làn điệu du dương được tác giả sáng tác cũng chính ở trên "bãi cuộc đời..." đầy cát bụi, gió mưa ấy - Nơi thi nhân cùng với người đàn bà đẹp từng tha thiết yêu nhau. Tình yêu của họ đã một thời đơm hoa, kết nhụy. Dù nay đã xa vời, nhưng tình thi vẫn đang truyền cảm, cuốn hút ta trầm sâu hơn vào ý nghĩa của thi ca. Như nhiều văn nghệ sĩ khi thưởng thức thơ anh vẫn nói: Thơ Phạm Ngọc Thái càng đọc càng hay! "Cây thầm tiếc bóng" là một bài thơ tình nhiều hương sắc, khá độc đáo và hấp dẫn của văn đàn.
C. DƯỚI HÀNG SẤU ĐÊM VÀ CON PHỐ NHỎ
Phố vẫn phố hàng sấu xưa rụng lá
Ngỡ yên rồi... còn lạc bước canh khuya
Nên câu thơ anh theo đông về vội vã
Tình của đôi ta dòng sông chảy man mê...
Đêm đã lạnh, vầng trăng còn thao thức
Trăng bay trên trời, anh cứ thương em
Xưa mộng nguyệt này, nay sao thấy khác
Gió nhắc thầm thì, em có nhớ không?
Em ngủ bên chồng. Thôi, cũng đừng tiếc nữa...
Mấy ai yêu trọn vẹn đâu em?
Thuở đó đẹp nhiều mộng mơ, em nhỉ!
Thơm mát cõi thơ, hồn ta ru êm.
Anh lưu giữ chút tình trên trang giấy
Đi hết phố xa về khắc khoải bên thềm
Rồi tự trách với mình sao buổi ấy
Lại giục em lấy chồng để đau mãi con tim?
Phạm Ngọc Thái
Mùa đông 2010
Trích tập "Hồ Xuân Hương tái lai" 2012
Lời bình:
Đi lại những đường phố đêm dưới hàng sấu xưa, lòng nhà thơ bồi hồi nhớ về một thuở:
Phố vẫn phố hàng sấu xưa rụng lá
Ngỡ yên rồi còn lạc bước canh khuya
Nên câu thơ anh theo đông về vội vã
Bài thơ được viết vào mùa đông năm 2010, khi anh đã ngoài tuổi lục tuần, nhưng tâm hồn thi nhân thì còn trẻ mãi. Con sông tình ngày đêm vẫn xao xiết chảy trong trái tim anh, như câu thơ đã viết:
Tình của đôi ta dòng sông chảy man mê...
Chưa thấy ai đảo ngược chữ "mê man" để viết thành "man mê..." như Phạm Ngọc Thái, để cho âm điệu thơ không rơi vào sự cũ càng. Cũng thấy là lạ, hay hay. Có một nhà giáo khi khi bình thơ anh đã viết:
Ngôn ngữ thi ca Phạm Ngọc Thái là ngôn ngữ của hình tượng hội hoạ. Khi đọc những thi phẩm hay của ông, giống như bức tranh hoàn bích, càng đằm sâu vào trong tranh càng chứa chất ý, tình.
Theo con gió đông nhà thơ "lạc bước" lang thang, hồn vía đang bay về một phương nào?... thuở em yêu vẫn cùng anh đêm đêm dưới hàng sấu phố khuya này. Cái phố nhỏ với hàng cây xưa thật thân thiết. Bao năm qua tưởng tình cũ đã yên, nào ngờ đêm nay thi nhân lại chạnh lòng thổn thức, rồi bài thơ "Dưới hàng sấu đêm và con phố nhỏ" ra đời.
Mặc dù nhà thơ đã nói với mình và khuyên người yêu:
Em ngủ bên chồng. Thôi, cũng đừng tiếc nữa...
Mấy ai yêu trọn vẹn đâu em?
Ai mà chẳng có lúc bồi hồi vương vấn tới tình xưa? Nói rằng: "Em đang ngủ bên chồng..." - Nhưng đọc thơ không thấy sượng, còn tăng thêm sự cảm khoái, diễn đạt ý tình thấm thía hơn. Khi nhà thơ tự vấn: thôi, đừng tiếc nữa! /- Tức là lòng anh đang... mong nhớ. Anh còn biện hộ cả với người xưa: Mấy ai yêu trọn vẹn đâu em? /- Có nghĩa, đây là mối tình dang dở mà sự tiếc nuối của cả hai người chứ không chỉ đơn phương về phía thi nhân.
Khuyên thế thì khuyên: Rằng, đừng nhớ thương, đừng tiếc nữa em yêu! Song, chính nhà thơ vẫn hoài vọng, tự ru mình trong giấc xa xăm:
Thuở đó đẹp nhiều mộng mơ, em nhỉ!
Thơm mát cõi thơ, hồn ta ru êm.
Tình yêu không chỉ là sự êm ái và niềm vui sướng, còn mang lại cho hồn thơ anh biết bao cảm xúc ngọt ngào. Trong cuộc sống xô bồ, cát bụi... mỗi khi nhớ về thuở ấy, thi nhân như được tắm trong niềm hạnh phúc của tình yêu, như lời thơ đã viết: Thơm mát cõi thơ, hồn ta ru êm /- Tôi trở lại phân tích về khổ thơ thứ hai:
Đêm đã lạnh, vầng trăng còn thao thức
Trăng bay trên trời, anh cứ thương em
Xưa mộng nguyệt này, nay sao thấy khác
Gió nhắc thầm thì, em có nhớ không?
Thao thức cùng với nhà thơ, vầng trăng trong đêm đông giá lạnh kia có ngủ được đâu, như lòng người hiu hắt bay vơ vẩn trên trời. Vẫn nguyệt đó mà sao nay thấy lạ? Hồi cùng em tắm trong trăng êm đềm và mơ mộng, giờ trở nên xa vời và lòng anh càng cô quạnh. Cơn gió khuya cũng không ngủ, cứ thầm thì bên tai: Liệu em có còn nhớ đến thuở của đôi ta? Cả đoạn thơ với hình ảnh gió, trăng... thấm đẫm hồn, xao xiết một nỗi tình. Như câu thơ trên đã nói:
Em ngủ bên chồng. Thôi, cũng đừng tiếc nữa...
Nhà thơ Phạm Ngọc Thái ơi, đọc thơ anh mà tôi thấy nao lòng. Người ta đã ngủ với chồng rồi, anh còn nghĩ đến làm gì? Nhưng phải chăng chuyện tình, khi lòng đã tương tư, mấy ai gỡ ra được? Như Nguyễn Bính từng viết:
Gió mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
Bài thơ có sức truyền cảm, như thể ngòi bút thi nhân hoà lẫn máu tim mà viết ra. Trong canh khuya yên tĩnh, dưới trăng sao, gió thổi và vòm trời. Khi cả thành phố đã chìm vào giấc ngủ đêm. Chỉ còn nhà thơ lặng lẽ đi dưới hàng sấu xưa và con phố. Chúng đang thì thào tâm sự với anh. Dòng thơ cứ nhè nhẹ, dìu dịu tuôn trào ra như vậy. Lời thơ như mơ và đầy chất mỹ học. Hình tượng thơ không kiêu sa mà thanh thoát, tình thơ thấm đượm sự thương yêu.
Như những tiếng đàn tình gảy lên trong không gian sâu thẳm, mênh mông. Tiếng đàn ấy ru theo bước chân người thi sỹ, cùng những cánh lá sấu nhỏ đang rụng xuống tâm hồn mộng mơ của thi nhân, để những lời thơ say đắm bay ra:
Phố vẫn phố hàng sấu xưa rụng lá
Ngỡ yên rồi... còn lạc bước canh khuya
Đây là hai câu thơ hay nhất chăng? không hẳn vậy - Những câu thơ khác cũng rất hay, thí dụ:
Đêm đã lạnh, vầng trăng còn thao thức
Trăng bay trên trời, anh cứ thương em
Vầng trăng kia thao thức hay chính tiếng lòng của chàng đang thao thiết dưới trăng? Bóng nguyệt thì trôi mãi vào cõi vô biên, còn hồn thi nhân bay theo những áng thơ đến tận bến xa vời...
Đấy, thi ca Phạm Ngọc Thái là thế! Đọc câu thơ nào cũng thấy đầy chất sống và sâu lắng. Mỗi câu lại có một hương sắc và sự hay riêng. Tiếng thơ mỏng mảnh tựa dây đàn, như trái tim của thi nhân khẽ bật lên là rung. Nghe êm đềm và tha thiết, nhưng lại có chút gì đó khắc khoải ở bên trong.
Tôi xin bình vào đoạn kết:
Anh lưu giữ chút tình trên trang giấy
Đi hết phố xa về khắc khoải bên thềm
Rồi tự trách với mình sao buổi ấy
Lại giục em lấy chồng để đau mãi con tim?
Vậy, lý do vì sao nhà thơ lại giục người yêu đi lấy chồng? Không ai biết cả. Nhưng như thế cũng đã hé mở ra căn nguyên của mối tình bị đứt đoạn này: Hai người cùng yêu nhau nhưng hoàn cảnh éo le không thể lấy nhau được. Một bi kịch tình đời chăng? Biết không thể lấy được nhau, sao lại còn yêu để giờ phải khắc khoải nhớ thương? Nhưng cuộc sống vốn dĩ cũng thường hay nghịch lý như vậy mà. Nếu không thế thì đã không có thi ca!...
Nhà thơ vì quá yêu nên tự dằn vặt với mình đó thôi. Đoạn thơ kết lại như lưu giữ một tấm tình kỷ niệm trong ảo mộng, rồi những đêm lang thang trong phố hay về khắc khoải bên thềm, thi nhân lại cảm xúc sáng tác ra những vần thơ tình chan chứa yêu đương, để thêm nhiều áng thi ca hay cho nền văn học nước nhà.
"Dưới hàng sấu đêm và con phố nhỏ" là một bài thơ tình gan ruột: Rất Phạm Ngọc Thái! Phong điệu nhẹ nhàng, lời thơ súc tích, hoà quyện tình yêu - cuộc sống với hình ảnh thân thiết của thành phố quê hương mà rung cảm trái tim những người yêu thơ.
Trần Tứ Đức
Cái tên gọi "tình yêu & đàn bà" không phải do tôi đặt ra, mà là nhan đề một chùm thơ của nhà thơ Phạm Ngọc Thái đã đăng nhiều trên các trang mạng. Trong bài của một văn nghệ sỹ ở Việt-Nam-thư-quán "Về một huyền thoại thi ca", khi bình phẩm thơ ông - có đoạn viết:
- Phạm Ngọc Thái là một nhà thơ của tự do. Thơ ông thẳm sâu như bể cả mà rung rinh tựa lá hoa ngàn. Ông viết về nỗi đời dân gian, về tình yêu và đàn bà... Đọc thơ ông như đi vào trong động tích, càng vào sâu càng huyền thẳm vô biên.
Hiện ông đang sống cùng gia đình trong một ngôi nhà gác nhỏ. Phía trước trông ra khu quảng trường thành phố, mặt sau soi bóng xuống hồ Tây quanh năm sóng vỗ. Cõi trần ai ông đã nếm đủ mùi khổ hạnh, đắng cay... cũng từng có những tháng năm phiêu du qua hải ngoại, rồi trở về vui thú trong cảnh sống phong trần của một thi nhân - Viết để lại cho đời một Bộ-thi-ca-thời-đại tầm vóc với bao nhiêu áng thơ tình huyền diệu, sẽ còn sống mãi với sơn hà...
Thơ tình hay ở các cung bậc khác nhau của Phạm Ngọc Thái thì nhiều, tôi chỉ chọn ra đây ba bài theo ý riêng mình và chưa có ai bình. Gọi là để đàm đạo ở tao đàn cùng vui trong chốn văn chương:
1. "Người đàn bà trắng" - Một đỉnh cao trong thi ca.
2. "Cây thầm tiếc bóng"
3. "Dưới hàng sấu đêm và con phố nhỏ".
Xin đi thứ tự từng bài một:
A. NGƯỜI ĐÀN BÀ TRẮNG
Người đàn bà đi trong mưa rơi
Chứa một trời thầm như hoa vậy...
Chiếc mũ trắng mềm em đội bầu trời
Khóm mây trắng bay nghiêng trôi trên tóc
Đôi mắt em đong những áng mây
Người đàn bà trắng!
Em đi, về... chao những hàng cây
Hồ gió thổi lệch vành mũ đội
Thấm đẫm mình em cả thềm nắng gội
Xoã ngang vai mái hất tơi bời.
Nỗi niềm thao thức
Những đêm trăng nước...
Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai!
Người đàn bà ai mà định nghĩa?
Đường xưa đó về đây em ơi!
Những con đường đã đầy xác lá rơi
Xác ve, xác gió và xác của mưa.
Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu
Anh cũng không làm chàng Trương Chi
suốt đời chèo sông vắng
Ta không đi theo Con Đường Lông Ngỗng Trắng
Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau.
Vết thương lòng không dễ đã lành đâu
Những đêm sao buồn, những đêm gió khát
Khúc thơ tình anh lại viết về em!
Người đàn bà ngậm cả vầng trăng...
Lời bình:
Theo như bình luận ở giới văn chương, báo chí: "Người đàn bà trắng" là bài thơ tình hay nhất của nhà thơ Phạm Ngọc Thái. Trên con đường vô định của tình yêu, những đêm hoang vắng và sâu thẳm trong không gian mênh mông, lòng nhà thơ vẫn âm thầm khắc khoải nhớ về mối tình đã qua:
Những đêm sao buồn, những đêm gió khát
Khúc thơ tình anh lại viết về em!
Người đàn bà ngậm cả vầng trăng...
Những ngôi sao trên vòm trời xa xôi kia, ngọn gió đêm vô tình... nó cũng hiu hắt như nỗi vắng vẻ, trống lạnh của lòng chàng. Tác giả gọi em là "Người đàn bà trắng", thực ra khi ấy em vẫn còn là một thiếu nữ. Từ chiếc mũ vải trắng mềm một thuở nào người yêu thường đội lệch trên đầu, lẫn vào trong khóm mây. Khóm mây đó lại vờn bay trên mái tóc nàng - Tất cả đã trở thành ấn tượng để nhà thơ mô tả về hình ảnh người đẹp:
Chiếc mũ trắng mềm em đội bầu trời
Khóm mây trắng bay nghiêng trôi trên tóc
Đôi mắt em đong những áng mây
Người đàn bà trắng!
Đó là đôi mắt của mùa thu huyền diệu và xa thẳm. Bích Khê cũng từng mô tả về đôi mắt đẹp của người mỹ nữ trong bài thơ "Tranh loã thể" nổi tiếng của ông, rằng:
Mắt ngời châu rung ánh sáng nghê thường...
Nó chìm ngập một thế giới, chiếu rọi vào ngõ nghách tâm hồn của thi nhân sáng bừng lên. Hay như Xuân Diệu tả về đôi mắt người yêu cũng thật kỳ ảo:
Mắt em thăm thẳm như màu gió
Thơ cũng vàng trong như nắng hanh
Ta trở lại với bài Người Đàn Bà Trắng: Đôi mắt em đong những áng mây /- Như thể đã bao lần nhà thơ từng phiêu du trong đôi mắt ấy. Nó bộc lộ một sự hiền hoà, nhân ái. Tác giả lấy hình ảnh của vũ trụ qua cảm xúc mà mô tả, quyện với mái tóc nàng trong mây bay, gió cuốn... hiển hiện dưới bầu trời cao vời vợi. Bầu trời ấy vừa để nói về tình yêu của người đàn bà ở cõi nhân sinh, vừa là bầu trời của quê hương đất nước ta vậy.
Sang khổ thơ thứ hai - Hình bóng người thiếu nữ hiện lên trong một khung cảnh thiên nhiên rực rỡ:
Em đi, về... chao những hàng cây
Hồ gió thổi lệch vành mũ đội
Thấm đẫm mình em cả thềm nắng gội
Cả thềm nắng hắt lên mình em như tơ lụa đất trời, có gió thổi, cây đưa... Vẫn chiếc mũ vải trắng mềm xưa mà em thường đội lệch, che lên khuôn mặt đẹp như một vầng trăng. Cái bờ hồ gió thổi ấy chứng kiến bao nhiêu kỷ niệm, những tháng năm anh đã sống êm đềm trong hạnh phúc tình yêu. Giờ đi lại trên con đường đã qua, anh như nghe thấy cả khúc tình ca đang sống lại. Mái tóc người con gái xưa vẫn xoã bay trên đôi vai trần trắng của nàng:
Xoã ngang vai mái hất tơi bời
Bồi hồi trong kí ức, hồn nhà thơ tựa con đò mộng lạc vào nơi bến vắng. Chỉ còn nghe thấy tiếng gió táp, mưa sa... cùng những chiếc lá vàng rơi phủ xuống trong trời đất:
Đường xưa đó về đây em ơi!
Những con đường đã đầy xác lá rơi
Xác ve, xác gió và xác của mưa.
Tiếng lòng nhà thơ cất lên để gọi vọng tình em. Con đường giờ đây hoang dã trong qui luật bụi cát của thời gian. Con đường mà người con gái đã đến với cuộc đời anh. Năm tháng cứ trôi nhưng hình bóng em không phai nhoà. Hình ảnh đoạn thơ nghe như trong giấc mộng: xác gió, xác mưa, đã đầy xác lá, xác ve... trôi. Tưởng như cái bờ hồ gió thổi đó ngàn năm sau vẫn còn quyến luyến bóng hình người yêu ở đấy, mãi mãi trong trái tim thương nhớ của nhà thơ.
Xin trở lại để phân tích sâu thêm về khổ thơ thứ ba:
Nỗi niềm thao thức
Những đêm trăng nước...
Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai!
Người đàn bà ai mà định nghĩa?
Hình ảnh đã được cách điệu hoá: Chùm trinh em hát: đấy chỗ thiên thai! /- Biểu tượng thơ mô tả tuy mang màu sắc trừu tượng nhưng vẫn rất gợi cảm.
"Chùm trinh em hát...": Nó đã mang cái của nàng bay lên! Suy cho cùng vũ trụ và thế giới đều tồn tại, sinh ra ở đó. Nó vừa vĩ đại và man dại. Nếu không có cái chỗ thiên thai ấy của người đàn bà thì không có cả linh hồn lẫn sự sống, cũng không có ý nghĩa gì về lịch sử của thế giới này. Còn câu thơ:
Người đàn bà ai mà định nghĩa?
Đại văn hào Lép-Tônxtôi - Ông là một thiên tài xây dựng hàng trăm tính cách về đàn bà có những mẫu mực khác nhau. Người từng nói những câu đại ý rằng: Không thể đưa ra những nguyên lý có tính khuôn mẫu nhất định đối với người đàn bà, chỉ có những sự tìm tòi, tìm tòi và tìm tòi mãi...
Nàng không thể nào định nghĩa được trong sự tồn tại của đời ta? Câu thơ treo trên đầu ta như một câu hỏi vĩnh cửu, lại như thể một định mệnh.
Tôi bình khổ thơ thứ năm:
Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu
Anh cũng không làm chàng Trương Chi
Ta không đi theo Con Đường Lông Ngỗng Trắng
Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau.
Là một mảng thơ đời, đã triết lý về những mâu thuẫn giữa tình yêu và cuộc sống của nhà thơ với người-đàn-bà-trắng. Đó cũng là một nghịch lý cuộc đời: Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu /- Còn anh cũng không đầy mình để làm mãi cái anh chàng Trương Chi suốt đời chèo thuyền trên con sông quạnh vắng, cô đơn, rồi tương tư nàng Mỵ Nương mà chết. Hay, cái con-đường-lông-ngỗng-trắng mà nàng Mỵ Châu đã rắc cho chàng Trọng Thuỷ theo, thần tượng thì rất đẹp, nhưng để cuối cùng chàng cũng nhảy xuống biển mà chết, hoá thành ngọc trai giữ tình son sắt với nàng. Nó bi ai quá!
Cái hay của khúc triết lý trong bài thơ Người Đàn Bà Trắng là nó đã được viết như đời. Dẫu mối tình bị tan vỡ phải chia lìa năm tháng, nhưng tình thơ đã không kết thúc bằng sự bi thảm. Đôi trai gái vẫn phải sống và tồn tại, dù là theo chiều gió cuốn cuộc đời. Phải chăng đó cũng là một cuốn tiểu thuyết "cuốn theo chiều gió" như bao bi kịch tình-đời trên bờ bến nhân gian? Cả đoạn thơ thấm đẫm máu tim, được bật ra trong đời sống đầy mất mát và đau đớn của tình yêu.
Đây là một trong hai mảng thơ xương cốt nhất - Mảng thơ thứ nhất như trên đã nói, chính là khổ thơ thứ ba:
Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai!...
Cùng với khổ thơ thứ năm này - Làm thành nền tảng, như tim óc, tuỷ sống cho cả tình thi. Nhà thơ vẫn thiết tha khao khát gặp lại người thiếu nữ:
Những đêm sao buồn, những đêm gió khát
Ngọn lửa tình đã từng sưởi ấm trái tim anh. Để rồi bài thơ được kết thúc bằng một câu thơ đẹp nhất về nàng:
Người đàn bà ngậm cả vầng trăng...
Đây là một câu thơ siêu thực chứa đầy trầm tích đã được thăng hoa. Một thiên tạo vĩ đại đang nép trong tấm thân người đàn bà trẻ hay chính nàng là một vầng trăng? Cái vầng trăng ấy của nàng nó cứ nguyên thuỷ như hang động thời tiền sử, lại huyền bí như thánh linh. Nhưng chao ôi! Dù gì thì nàng cũng "ngậm" cả cái vầng trăng của nàng rời bỏ nhà thơ để đi rồi! Những tháng năm buồn nhớ người yêu, anh đã viết ra thiên tình ca Người Đàn Bà Trắng bất hủ này để lại cho thế gian.
"Người đàn bà trắng" là một bài thơ tình hay thuộc vào hàng đỉnh cao trong thi ca, với sự viên mãn và hoàn bích của nó. Tình thi sẽ còn sống mãi với thời gian cũng như nền văn học nước nhà.
B. CÂY THẦM TIẾC BÓNG
Nàng đi mãi mà không trở lại
Gió bên đường kéo liễu hát trong mưa
Và mặt nước bi bô lời than thở
Chiều buông rèm tàn tạ nắng buồn mơ.
Anh ngắm liễu bên hồ càng nhớ bóng
Ai ru mình trong trăng sáng nép vào anh
Làn da trắng, vòm ngực nàng hưng phấn
Tan tành rồi! Ôi, mộng thuở ái ân...
Người đàn bà ra đi không trở lại
Để cây thầm tiếc bóng hoá bơ vơ
Và gió nữa cũng giông cuồng rồ dại
Hồn thi nhân tan tác giữa hư vô.
Đôi mắt đẹp nàng dịu dàng đong trời biếc
Thân hoa thơm mà lại ủ bão dông
Anh tê dại cõi hồn hoang biền biệt
Bao sầu tư vương vấn các nẻo đường.
Người đàn bà ra đi không trở lại
Bãi-cuộc-đời cát bụi, gió mưa
Hoa sẽ úa, nhị sẽ tàn và lụi
Một đời trôi theo năm tháng xô bồ...
Trích tập "Rung động trái tim" 2009
Lời bình:
Một bài thơ tình mà lại có cái tên "Cây thầm tiếc bóng"? Ta thấy trong khổ thơ thứ ba đã viết:
Người đàn bà ra đi không trở lại
Để cây thầm tiếc bóng hoá bơ vơ
Và gió nữa cũng giông cuồng rồ dại
Hồn thi nhân tan tác giữa hư vô.
Hình ảnh cây âm thầm tiếc bóng - Không phải là bóng của nó, mà là bóng của người đàn bà đã ra đi không trở lại ấy! Tác giả chỉ lấy thiên nhiên, trời đất làm biểu tượng cho sự chia ly tình yêu đó thôi. Đến gió cũng phải "giông cuồng rồ dại", hồn thi nhân thì tan tác, năm tháng hoá hư vô.
Tôi sẽ quay trở lại nói thêm về những câu thơ này - Giờ ta đến với khổ thơ thứ nhất:
Nàng đi mãi mà không trở lại
Gió bên đường kéo liễu hát trong mưa
Và mặt nước bi bô lời than thở
Chiều buông rèm tàn tạ nắng buồn mơ.
Khung cảnh: liễu đứng hát trong mưa và những lời thở than của nước, mỗi khi tiếng sóng vỗ xô bờ khe khẽ, xôn xao... vào trong cảm xúc nhà thơ như là những tiếng lòng thương nhớ, thuở nàng vẫn thường cùng anh đến bên hồ. Giờ sóng vẫn vỗ mà em thì mãi mãi không trở về. Rồi cái ánh hoàng chiều của một ngày tàn như bức rèm buông xuống phủ trùm lên mặt đất, để vào những giấc mơ đêm tưởng nhớ đến người yêu. Cách diễn tả tâm trạng hoà trong hình ảnh thiên nhiên đồng vọng tạo nên sự huyền thẳm của thi ca, chứa chất ý tình. Giọng điệu, ngôn ngữ thơ đọc lôi cuốn như lời hát mà vẫn sâu. Tuy không nói về người nhưng cảnh vật được nhân sinh hoá - Nghĩa là những cảnh vật ấy biết nói, thể hiện sự vui buồn, thương nhớ từ trong tâm tư, tình cảm của nhà thơ.
Về hình ảnh câu đầu:
Nàng đi mãi mà không trở lại
Hay là: Người đàn bà ra đi không trở lại /- Được điệp khúc nhiều lần bộc lộ một tình thương yêu da diết, song cũng là nhằm nhấn mạnh tình ý, chủ đề của cả bài.
Sang khổ thơ thứ hai:
Anh ngắm liễu bên hồ càng nhớ bóng
Ai ru mình trong trăng sáng nép vào anh
Làn da trắng, vòm ngực nàng hưng phấn
Đó phải là một người đàn bà đẹp và nhà thơ rất yêu nên lời thơ mới say sưa, hình ảnh duy mỹ như vậy. Mỗi khi ngắm những nhành liễu ru bên hồ, thi nhân lại nhớ tới bóng xưa. Những đêm trăng sáng hồi ấy, như vẫn còn đây cả tấm thân, hơi thở của nàng... lòng Người lại bồi hồi, da diết: Làn da trắng, vòm ngực nàng hưng phấn /- Thế mà nay chỉ còn là kí ức?... rồi tác giả buông xuống một câu thơ đầy xa xót:
Tan tành rồi! Ôi, mộng thuở ái ân...
Ta tưởng như chính lòng mình tan vỡ. Về mặt cấu trúc đã đạt được độ viên mãn ngay của khổ thơ. Sang đoạn thơ thứ ba mà tôi đã nói ở phần đầu cũng thế - Cuối đoạn đã được gieo một câu thơ rất mạnh:
Hồn thi nhân tan tác giữa hư vô
Cho nên, tuy viết tung hứng theo sự thăng hoa của tâm hồn mà thơ vẫn súc tích, không rơi vào sự dàn trải tràn theo cảm xúc thường thấy của dòng lãng mạn trước kia. Hình tượng thơ giàu chất sống và đầy ắp nội tâm. Có khi những hình ảnh đó còn mang theo cả tính triết lý về tình yêu và đàn bà. Thí dụ, ta xem tiếp khổ thơ thứ tư:
Đôi mắt đẹp nàng dịu dàng đong trời biếc
Thân hoa thơm mà lại ủ bão dông
Anh tê dại cõi hồn hoang biền biệt
Bao sầu tư vương vấn các nẻo đường.
Thi nhân mô tả đôi mắt đẹp của người yêu... "đong cả trời biếc" - Còn khi tả về tấm thân nàng lại đưa ra một biểu tượng rất triết học:
Thân hoa thơm mà lại ủ bão dông
Để nói cả hai mặt: Người đàn bà vừa nồng nàn, êm ấm lại vừa là trái gió, trở giời và dông bão... làm trái tim ta đau đớn. Tấm thân đàn bà thật huyền diệu cũng như sức mạnh của tình yêu là vô bờ bến. Câu thơ sinh động mà tích tụ cả một đời sống tâm lý bên trong. Vì tha thiết nên lòng thi nhân mới: "... tê dại cõi hồn hoang biền biệt" - Nghĩa là khi người yêu xa, lòng thì sầu, tâm hồn thành hoang vắng, cô đơn.
Giọng thơ hay lại hàm chứa, tạo nên vẻ đẹp và tấm vóc của thi phẩm. Đến khổ thơ cuối cùng:
Người đàn bà ra đi không trở lại
Bãi-cuộc-đời cát bụi, gió mưa
Hoa sẽ úa, nhị sẽ tàn và lụi
Một đời trôi theo năm tháng xô bồ...
Hình ảnh câu thơ: Người đàn bà ra đi không trở lại /- Được điệp thêm một lần nữa để khắc sâu vào lòng người sự nuối cảm. Một đặc điểm thơ Phạm Ngọc Thái khi nói về chốn dân gian, nhà thơ thường dùng hình tượng "bờ bãi...". Thí dụ như trong bài Váy Thiếu Nữ Bay:
"Bờ bãi con người" em trổ hoa trái ngọt
Đến đế vương cũng khum gối cầu mong
Hay tình thơ Em Về Biển:
Bờ-bãi-đời-người cuộc sống tình yêu
Trái tim nhỏ em dựng cả toà sen chân phật tổ!
Còn bài Cỏ Hoang sáng tác ở nước ngoài, nói về hình ảnh một cô gái cùng những người xuất khẩu lao động sống trôi dạt trên đất khách quê người, tác giả viết:
Ôi, cuộc bèo hoang trời đất trầm luân
Và bản chất muôn đời còn muông thú
Nhà chính khách cùng đứa du côn tranh thủ chơi thánh nữ
Em vũ ba lê trong thế giới hỗn mang gieo hoa cấy linh hồn...
Đó chính là chốn bể dâu của đời người, bèo dạt mây trôi... với những sướng khổ, buồn vui, hạnh phúc và mất mát. Trong khổ thơ cuối của bài này, người đàn bà ấy cũng đang trôi dạt ở nơi đó. Như câu:
Bãi-cuộc-đời cát bụi, gió mưa
Theo qui luật thời gian - Năm tháng cứ trôi... tất cả sẽ úa tàn, bụi cát. Thơ đưa ta vào cõi vô định của cuộc sống con người, chỉ có tình yêu trường cửu mãi không già. Giờ đây chỉ còn lại khoảng trời xưa, những nhành liễu, bờ hồ, trăng sao cùng những cơn mưa gió của lòng anh, của đất trời và cuộc sống với bao xô bồ, vật vã.
Điều đặc biệt bao trùm trong bài thơ là hầu hết đều dùng cảnh họa lòng. Những cảnh vật đó được tắm trong hồn, đầm đìa tình ý. Như trên đã nói, nào là: Liễu hát trong mưa, hồ nước than thở, chiều buông rèm mơ, nàng ru mình trong trăng sáng, cây thầm tiếc bóng, gió lại giông cuồng rồ dại, trái tim thì tan tác, cuộc sống hoá hư vô, đôi mắt người yêu dịu dàng đong cả bầu trời, tấm thân nàng tắm hoa thơm nhưng lại ủ cả cuồng phong dông bão, v.v...
Một tình thơ làn điệu du dương được tác giả sáng tác cũng chính ở trên "bãi cuộc đời..." đầy cát bụi, gió mưa ấy - Nơi thi nhân cùng với người đàn bà đẹp từng tha thiết yêu nhau. Tình yêu của họ đã một thời đơm hoa, kết nhụy. Dù nay đã xa vời, nhưng tình thi vẫn đang truyền cảm, cuốn hút ta trầm sâu hơn vào ý nghĩa của thi ca. Như nhiều văn nghệ sĩ khi thưởng thức thơ anh vẫn nói: Thơ Phạm Ngọc Thái càng đọc càng hay! "Cây thầm tiếc bóng" là một bài thơ tình nhiều hương sắc, khá độc đáo và hấp dẫn của văn đàn.
C. DƯỚI HÀNG SẤU ĐÊM VÀ CON PHỐ NHỎ
Phố vẫn phố hàng sấu xưa rụng lá
Ngỡ yên rồi... còn lạc bước canh khuya
Nên câu thơ anh theo đông về vội vã
Tình của đôi ta dòng sông chảy man mê...
Đêm đã lạnh, vầng trăng còn thao thức
Trăng bay trên trời, anh cứ thương em
Xưa mộng nguyệt này, nay sao thấy khác
Gió nhắc thầm thì, em có nhớ không?
Em ngủ bên chồng. Thôi, cũng đừng tiếc nữa...
Mấy ai yêu trọn vẹn đâu em?
Thuở đó đẹp nhiều mộng mơ, em nhỉ!
Thơm mát cõi thơ, hồn ta ru êm.
Anh lưu giữ chút tình trên trang giấy
Đi hết phố xa về khắc khoải bên thềm
Rồi tự trách với mình sao buổi ấy
Lại giục em lấy chồng để đau mãi con tim?
Phạm Ngọc Thái
Trích tập "Hồ Xuân Hương tái lai" 2012
Lời bình:
Đi lại những đường phố đêm dưới hàng sấu xưa, lòng nhà thơ bồi hồi nhớ về một thuở:
Phố vẫn phố hàng sấu xưa rụng lá
Ngỡ yên rồi còn lạc bước canh khuya
Nên câu thơ anh theo đông về vội vã
Bài thơ được viết vào mùa đông năm 2010, khi anh đã ngoài tuổi lục tuần, nhưng tâm hồn thi nhân thì còn trẻ mãi. Con sông tình ngày đêm vẫn xao xiết chảy trong trái tim anh, như câu thơ đã viết:
Tình của đôi ta dòng sông chảy man mê...
Chưa thấy ai đảo ngược chữ "mê man" để viết thành "man mê..." như Phạm Ngọc Thái, để cho âm điệu thơ không rơi vào sự cũ càng. Cũng thấy là lạ, hay hay. Có một nhà giáo khi khi bình thơ anh đã viết:
Ngôn ngữ thi ca Phạm Ngọc Thái là ngôn ngữ của hình tượng hội hoạ. Khi đọc những thi phẩm hay của ông, giống như bức tranh hoàn bích, càng đằm sâu vào trong tranh càng chứa chất ý, tình.
Theo con gió đông nhà thơ "lạc bước" lang thang, hồn vía đang bay về một phương nào?... thuở em yêu vẫn cùng anh đêm đêm dưới hàng sấu phố khuya này. Cái phố nhỏ với hàng cây xưa thật thân thiết. Bao năm qua tưởng tình cũ đã yên, nào ngờ đêm nay thi nhân lại chạnh lòng thổn thức, rồi bài thơ "Dưới hàng sấu đêm và con phố nhỏ" ra đời.
Mặc dù nhà thơ đã nói với mình và khuyên người yêu:
Em ngủ bên chồng. Thôi, cũng đừng tiếc nữa...
Mấy ai yêu trọn vẹn đâu em?
Ai mà chẳng có lúc bồi hồi vương vấn tới tình xưa? Nói rằng: "Em đang ngủ bên chồng..." - Nhưng đọc thơ không thấy sượng, còn tăng thêm sự cảm khoái, diễn đạt ý tình thấm thía hơn. Khi nhà thơ tự vấn: thôi, đừng tiếc nữa! /- Tức là lòng anh đang... mong nhớ. Anh còn biện hộ cả với người xưa: Mấy ai yêu trọn vẹn đâu em? /- Có nghĩa, đây là mối tình dang dở mà sự tiếc nuối của cả hai người chứ không chỉ đơn phương về phía thi nhân.
Khuyên thế thì khuyên: Rằng, đừng nhớ thương, đừng tiếc nữa em yêu! Song, chính nhà thơ vẫn hoài vọng, tự ru mình trong giấc xa xăm:
Thuở đó đẹp nhiều mộng mơ, em nhỉ!
Thơm mát cõi thơ, hồn ta ru êm.
Tình yêu không chỉ là sự êm ái và niềm vui sướng, còn mang lại cho hồn thơ anh biết bao cảm xúc ngọt ngào. Trong cuộc sống xô bồ, cát bụi... mỗi khi nhớ về thuở ấy, thi nhân như được tắm trong niềm hạnh phúc của tình yêu, như lời thơ đã viết: Thơm mát cõi thơ, hồn ta ru êm /- Tôi trở lại phân tích về khổ thơ thứ hai:
Đêm đã lạnh, vầng trăng còn thao thức
Trăng bay trên trời, anh cứ thương em
Xưa mộng nguyệt này, nay sao thấy khác
Gió nhắc thầm thì, em có nhớ không?
Thao thức cùng với nhà thơ, vầng trăng trong đêm đông giá lạnh kia có ngủ được đâu, như lòng người hiu hắt bay vơ vẩn trên trời. Vẫn nguyệt đó mà sao nay thấy lạ? Hồi cùng em tắm trong trăng êm đềm và mơ mộng, giờ trở nên xa vời và lòng anh càng cô quạnh. Cơn gió khuya cũng không ngủ, cứ thầm thì bên tai: Liệu em có còn nhớ đến thuở của đôi ta? Cả đoạn thơ với hình ảnh gió, trăng... thấm đẫm hồn, xao xiết một nỗi tình. Như câu thơ trên đã nói:
Em ngủ bên chồng. Thôi, cũng đừng tiếc nữa...
Nhà thơ Phạm Ngọc Thái ơi, đọc thơ anh mà tôi thấy nao lòng. Người ta đã ngủ với chồng rồi, anh còn nghĩ đến làm gì? Nhưng phải chăng chuyện tình, khi lòng đã tương tư, mấy ai gỡ ra được? Như Nguyễn Bính từng viết:
Gió mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
Bài thơ có sức truyền cảm, như thể ngòi bút thi nhân hoà lẫn máu tim mà viết ra. Trong canh khuya yên tĩnh, dưới trăng sao, gió thổi và vòm trời. Khi cả thành phố đã chìm vào giấc ngủ đêm. Chỉ còn nhà thơ lặng lẽ đi dưới hàng sấu xưa và con phố. Chúng đang thì thào tâm sự với anh. Dòng thơ cứ nhè nhẹ, dìu dịu tuôn trào ra như vậy. Lời thơ như mơ và đầy chất mỹ học. Hình tượng thơ không kiêu sa mà thanh thoát, tình thơ thấm đượm sự thương yêu.
Như những tiếng đàn tình gảy lên trong không gian sâu thẳm, mênh mông. Tiếng đàn ấy ru theo bước chân người thi sỹ, cùng những cánh lá sấu nhỏ đang rụng xuống tâm hồn mộng mơ của thi nhân, để những lời thơ say đắm bay ra:
Phố vẫn phố hàng sấu xưa rụng lá
Ngỡ yên rồi... còn lạc bước canh khuya
Đây là hai câu thơ hay nhất chăng? không hẳn vậy - Những câu thơ khác cũng rất hay, thí dụ:
Đêm đã lạnh, vầng trăng còn thao thức
Trăng bay trên trời, anh cứ thương em
Vầng trăng kia thao thức hay chính tiếng lòng của chàng đang thao thiết dưới trăng? Bóng nguyệt thì trôi mãi vào cõi vô biên, còn hồn thi nhân bay theo những áng thơ đến tận bến xa vời...
Đấy, thi ca Phạm Ngọc Thái là thế! Đọc câu thơ nào cũng thấy đầy chất sống và sâu lắng. Mỗi câu lại có một hương sắc và sự hay riêng. Tiếng thơ mỏng mảnh tựa dây đàn, như trái tim của thi nhân khẽ bật lên là rung. Nghe êm đềm và tha thiết, nhưng lại có chút gì đó khắc khoải ở bên trong.
Tôi xin bình vào đoạn kết:
Anh lưu giữ chút tình trên trang giấy
Đi hết phố xa về khắc khoải bên thềm
Rồi tự trách với mình sao buổi ấy
Lại giục em lấy chồng để đau mãi con tim?
Vậy, lý do vì sao nhà thơ lại giục người yêu đi lấy chồng? Không ai biết cả. Nhưng như thế cũng đã hé mở ra căn nguyên của mối tình bị đứt đoạn này: Hai người cùng yêu nhau nhưng hoàn cảnh éo le không thể lấy nhau được. Một bi kịch tình đời chăng? Biết không thể lấy được nhau, sao lại còn yêu để giờ phải khắc khoải nhớ thương? Nhưng cuộc sống vốn dĩ cũng thường hay nghịch lý như vậy mà. Nếu không thế thì đã không có thi ca!...
Nhà thơ vì quá yêu nên tự dằn vặt với mình đó thôi. Đoạn thơ kết lại như lưu giữ một tấm tình kỷ niệm trong ảo mộng, rồi những đêm lang thang trong phố hay về khắc khoải bên thềm, thi nhân lại cảm xúc sáng tác ra những vần thơ tình chan chứa yêu đương, để thêm nhiều áng thi ca hay cho nền văn học nước nhà.
"Dưới hàng sấu đêm và con phố nhỏ" là một bài thơ tình gan ruột: Rất Phạm Ngọc Thái! Phong điệu nhẹ nhàng, lời thơ súc tích, hoà quyện tình yêu - cuộc sống với hình ảnh thân thiết của thành phố quê hương mà rung cảm trái tim những người yêu thơ.
Trần Tứ Đức
( Nguyên CB Viện ngôn ngữ & Văn hoá dân gian)
0 Comment: