Tản mạn với cây đàn Guitar (Phần 3)- NPV
Phố núi...
TẢN MẠN VỚI CÂY ĐÀN GUITAR (PIII)
Trong
quá trình tìm ít thông tin về cây đàn guitar trên internet, ngoài trang wikipedia, NPV có gặp vài bài
viết liên quan- không biết tác giả là ai, nhưng thấy có nhiều thông tin bổ ích và không kém phần lãng mạn nên tổng hợp lại để Quý độc giả và bạn bè cùng đọc, cảm nhận ...
Những bước thăng trầm của Guitare
![]() |
Danh cầm Fernando Sor |
Năm
1720, vì lý do chỉ có trời mới biết, Pháp bỗng tung hô những nhạc cụ
khác mà ngoảnh mặt với guitare. Còn Đức lại cải biên đàn luth cho trũng
và thanh hơn, thêm vào dây thứ sáu... Lúc này, chơi đàn luth cải biên
quả là khổ hình, vì rất dễ “phô”, chói tai khôn tả. Năm 1770 là năm hồi
sinh của guitare, châu Âu lại đưa nó lên đài vinh quang. Thế kỷ 19 là
thời hoàng kim, với những danh cầm cự phách như Matteo Carcassi và
Ferdinando Carulli của Ý, hay Dionisio Aguado và Fernando Sor của Tây
Ban Nha. Riêng Fernando xứng đáng là đại cao thủ. Từ bé, ông đã vùi đầu
vào âm nhạc, chơi sõi cả orgue. Nhưng dù thế, guitare lại bị thất sủng
lần hai trên toàn châu Âu. Họa hoằn lắm, người ta mới lôi guitare ra như
một dụng cụ tiêu sầu hạng bét. Nhiều học giả nửa mùa cho rằng guitare
không có âm vực rộng, chả thu hút được ai. Một bác phó mộc Tây Ban Nha
tên là Antinio Torres Jurado đã mày mò chỉnh lại hình dáng và giọng hót
cho guitare. Ông cũng là tổ sư trong việc dùng gỗ thông làm thùng đàn
guitare. Từ năm 1940, nhân loại biết dùng dây nylon cho guitare, vì loại
dây này bền và khỏe hơn, tiếng rõ và vang xa hơn. Lịch sử khai quốc của
Mỹ cũng có nhiều kỷ niệm với guitare. Về sau, guitare giá rẻ được sản
xuất hàng loạt và rộng rãi theo kiểu quần áo may sẵn, chả nên cơm cháo
gì, lại tổn hại thanh danh vạn cổ. Trên thế giới hiện nay, có khoảng 500
triệu cây guitare đang lưu hành, từ loại cực đắt chỉ dành cho dân chơi
thứ thiệt đến loại thùng một nơi ngựa một nẻo. Điều đó chứng tỏ guitare
vẫn là anh cả trong làng nhạc cụ.
Don Cortes Maya (Flamenco Guitar)by Ron Jeremy
Nhắc đến guitare mà bỏ qua
flamenco là thiếu sót lớn. Flamenco là cả một nền văn hóa của Tây Ban
Nha, xuất xứ từ khu Andalouise. Theo sử sách, bộ môn này là của người
nghèo, dân du mục, chứ không phải thuộc giai cấp thừa tiền lắm của.
Flamenco gồm ba yếu tố: hát, múa và guitare. Từ thế kỷ 16, flamenco đã
thịnh hành tại một số nước châu Âu, nhưng trường phái flamenco trong
guitare thì mãi sau này mới có. Đệ nhị thế chiến đã làm guitare flamenco
bị gián đoạn một thời gian dài, các nghệ sĩ phải phiêu bạt kiếm sống.
Thập kỷ 40 là thời kỳ flamenco trong guitare lu mờ, sau đó mới lấy lại
phong độ. Kỹ thuật flamenco riêng rẽ so với đại trào lưu kỹ thuật
guitare hiện đại, nhưng nhiều người vẫn cho rằng chất liệu gỗ đóng vai
trò quan trọng trong cây đàn. Gỗ đàn flamenco luôn nhẹ hơn gỗ đàn
thường, vì vậy nó cho ra âm thanh nhẹ và vang hơn. Đàn flamenco có một
bộ phận gọi là golpeadores, để bảo vệ thùng đàn trước những cú đánh móng
nhanh và mạnh. Guitare flamenco là một trường phái riêng biệt, có sức
hấp dẫn riêng, tạo thế đứng riêng trong lịch sử.
Người Tây Ban
Nha có tình cảm đặc biệt dành cho guitare, vì vậy mà nhiều tác phẩm - cả
văn chương và hội họa - đều dành vị trí trang trọng cho guitare.
Grancisco Goya từng vẽ nhiều tranh về guitare. Một số tác phẩm nghệ
thuật còn xem guitare là biểu tượng của Tây Ban Nha. Bồ Đào Nha cũng say
mê nhạc cụ này. Ý thì được mệnh danh là thủ đô guitar của thế kỷ 18.
Những ai chế tạo guitare ở Ý thường là bậc thầy, từng đi xa hiểu rộng,
tích lũy kinh nghiệm cũng lắm mà tài năng cũng thừa. Khi văn hóa châu Âu
tràn qua tân lục địa, Argentine là xứ sở có nhiều nghệ sĩ nhất, kể cả
nghệ sĩ biểu diễn và nghệ sĩ làm đàn. Trong số các anh kiệt, phải kể đến
Manuel Macial và Antonio Guerrero.
Carlos Montoya - Farruca Flamenco Guitar
Những thử nghiệm xương máu trước khi hoàn thiện
Trước
kia, phím guitar khá ít, chỉ độ 10, sau đó tăng dần và được kéo dài đến
tận gần lỗ tròn như ngày nay. Guitare 6 dây đơn thay cho guitar 6 dây
kép là cả một quá trình gian khổ, vì bất cứ sự cách tân nào cũng bị xét
nét quá đáng. Thùng đàn được mở rộng theo thời gian, không còn nhỏ xíu
như xưa. Con ngựa ra đời, giúp 6 dây được căng hơn, cho ra âm thanh
chính xác hơn, vì ngày xưa, chơi guitare đến là khổ: chơi một lát lại
phải chỉnh lại dây đã lạc thê thảm. Về sau, các dây trầm được làm bằng
kim loại quấn quanh tơ tằm. Để có được hình thù như ngày nay, guitare
trải qua nhiều cuộc thử nghiệm xương máu, có lúc là quái thai. Thế kỷ
17, guitare có đến 3 cần đàn, mỗi cần 7 dây, chả hiểu làm sao chơi!
Mấy ai ngờ: nhạc sĩ thiên tài Franz Schubert, do không đủ tiền mua
piano, đã tạm bằng lòng với guitare, nhờ vậy mà nhân gian lại có những
khúc nhạc bất hủ. Tuy nhiên, nhiều nhạc sĩ lại chưa dành cho guitare vị
trí độc tôn, vì họ thường soạn những khúc tứ tấu cho lalto, flute,
violoncelle và guitare.
Serenade ( Franz Schubert)
0 Comment: