Có một dòng sông- NPV
Phố núi...
Có một dòng sông
(ĐăkBla, và một người...)
Có một dòng sông chảy ngược về tây
Để lại tôi một thời ngây dại
phố nhỏ- đường quê,
tôi- xe đạp cũ, đi về.
nước trong veo như mắt ai trong…
Có một dòng sông năm tháng hoài mong
Mỗi lúc về thăm, tóc đầy thêm sợi bạc
Tuổi thơ xưa đã xa,
phố xưa giờ hóa lạ.
lãng đãng ký ức buồn
bóng người như sương khói chiều đông…
Có một dòng sông cứ mãi ngược dòng
Tôi nhỡ bờ nam, em bờ bắc.
Chẳng có thác ghềnh ngăn cách
Sao vẫn đôi bờ xa- cách xa?!
NPV (NhuyGialai)
sông ĐăkBla, một chiều 12.2011
sông mãi trôi, cứ trôi...dù chảy ngược dòng
Trả lờiXóangười đã đi, vẫn đi... với bến bờ của mình
Sao vẫn đôi bờ xa - cách xa?!
Bác Nhuỵ hỏi ai đây, hay tự hỏi lòng mình?
ĐăkBla, và một người...Là ai vậy nhỉ
Trả lờiXóaLà ai cũng được. Có thể là M, có thể là T, là L, hay là H...
Trả lờiXóaChỉ có bác Nhụy là biiets bác thôi.
Mà có quan trọng gì đâu nhỉ??? Bác ấy chỉ một lúc yêu một người thôi mà...
mot luc yeu mot nguoi , hay moi nguoi yeu mot luc ... hihi
Trả lờiXóamot luc yeu mot nguoi thoi... nhung ma yeu nhieu luc phai khong bac nhuy. Tho N cang ngay cang hay day nhe.
Trả lờiXóaBac Nhụy ơi, người nào có hạnh phúc đi cùng bác suuots ký ức năm thangs thế, từ cái thời ngây dại, phooes nhỏ dường quê, xe đạp cũ đi về... đến bây giờ tóc đầy sợi bạc, phố xưa thành hóa lạ...??? Chỉ một người thôi phải không bác?
Trả lờiXóaKý ức thì như dòng sông cứ mãi ngược dòng..., nhưg bác cho cháu hỏi tại sao người ta lại bảo Đakbla nước chảy ngược dòng ạ?
Chỉ một người thôi, Biet bac cảm nhận chính xác đấy. Tất nhiên là NPV không thể công bố tên, kẻo lại gây xì căng đan nữa thì mệt lắm. Hi
Trả lờiXóaCòn câu hỏi tại sao thì NPV có giải thích ở bài thơ "Lũ chúng mình", Biet bac đọc đi nhé
Mà Biet bac là ai vậy? cho biết tên được không?
Ca si , nghe si bay gio co tao xi cang dan de duoc noi tieng ma` , so gi N oi !....( lop 7e )
Trả lờiXóaCháu hiểu rồi.Cám ơn bác Nhuyj nhes.cả nahf cháu biết bác mà, bí maattj mới vui.Có khi gặp bác cũng không ngờ đâu.Hihi
Trả lờiXóa" Lũ chúng mình" nói chúng ta cùng chung lớp 12.. vậy người í cùng lớp với bác à .. HP quá .. sao ngày xưa không nói, để bây giờ " hóa lạ" .. dù "đôi bờ xa - cách xa" nhưng vẫn là giòng sông quê hương thưở nào đã gắn bó với ta cả thời thơ ấu. Mà nè không chỉ có giòng DăkBla của mình mới chảy ngược dòng đâu nhé .. hi
Trả lờiXóaRe bạn Nặc danh 22:29-28.02.2012
Trả lờiXóaBạn hiểu nhầm rồi. Cuối bài"Lũ chúng mình" NPV có giải thích vì sao gọi "Đăkbla nước chảy ngược dòng"; còn "Lũ chúng mình" chỉ viết về bạn bè cùng khối 12 nhân ngày họp mặt 30 năm thôi.
Hihi, vậy là Bác Nhuỵ vô tình tiết lộ thông tin, người í ko phải là bạn học cùng khối rồi. Vậy mà lâu nay mình cứ ngỡ ...
Trả lờiXóaBác Nhuỵ ơi, "Đăk Bla, và một người..." và " Ai cũng hiểu, chỉ một người không hiểu" là một người phải không Bác?
Trả lờiXóaRe bạn Nặc danh 09:36-01.03.2012
Trả lờiXóaCũng không phải, "Đăk Bla, và một người..." là thực
Còn " Ai cũng hiểu, chỉ một người không hiểu" là ảo, bạn ạ. Ai cũng hiểu, rốt lại chỉ có ta là không hiểu ngay cả chính mình. Chỉ một người không hiểu, có khi người đó lại hiểu ta nhất...Mê khúc mà
Mnh rất thích bài thơ này.Bài thơ này tác giả viết đầy cảm xúc. Em bờ Bắc là ai vậy? ước gì đó là mình nhỉ...Ươc gì bài này a Nhụy viết tặng mình nhỉ ?
Trả lờiXóaRe bạn nặc danh 15:40 - 02.03.2012
Trả lờiXóaThì bạn cứ nghĩ A Nhuỵ viết tặng bạn đi, có sao đâu nhỉ?!!!
Mình cũng đồng ý với bạn, bài thơ thật đầy cảm xúc ..., nhưng A Nhuỵ còn bí mật quá, có ngày cũng bị bật mí thôi.
bác Nhuỵ xạo nghen em ở bờ nam với bác , biết bác y cô cùng bờ nam cơ mà sao viết bt qua bờ bắc he he lộ bài hết rối bác nhuỵ ơi ....
Trả lờiXóa"Chẳng có thác ghềnh ngăn cách
Trả lờiXóaSao vẫn đôi bờ xa cách xa"
Thác ghềnh ấy là thời gian, là dĩ vãng xuyên suốt đến hiện tại, là những ràng buộc mà ta không bao giờ có thể vượt qua...Chỉ còn mãi một dòng sông lãng đãng ký ức buồn mà thôi...
Có một dòng sông mãi mãi cùng ta theo tháng năm cuộc đời, thương quá Đăkbla ơi...
Trả lờiXóaỐi! Lang thang tự nhiên gặp trang này. đọc mãi mới để ý ra là người quen! Lâu không thấy bác vào OF nhỉ?:D
Trả lờiXóaRe Hòa Nguyễn: Cám ơn bạn đã ghé thăm. Mình vẫn vào OF đều đều đó chứ, nhưng không gởi bài thôi, vì OF không thiết kế chuyên về văn nghệ nên trình bày khó quá, với lại phải tập trung cho PN& BB. Chúc bạn luôn khỏe, nhiều niềm vui nhé. Thân ái
Trả lờiXóaChào Phố núi và những người bạn!
Trả lờiXóaXem tấm hình và bài thơ ngắn, gợi cho tôi nhiều kỷ niệm, Cảm ơn NPV.
Hồi học lớp 5, lũ nhỏ cùng lớp hay ra chỗ bãi cỏ trong ảnh trên tắm truồng và chơi đùa. Lên cấp 2 học trường Hoàng Đạo thì chuyển qua tắm ở bãi đầu sông Dakbla, hầu như ngày nào cũng có mặt đều đặn bất kể đông, hè, sáng, chiều. Vì thương nhớ dòng sông nên blog của mình đã đang gần chục bài về Kontum.
Anh TranHung09 kính mến
Trả lờiXóaHân hạnh được Anh ghé thăm trang nhà. Lâu nay vẫn hay vào blog của Anh, biết Anh cũng gốc Kon Tum nhưng không nghĩ Anh từng học ở Hoàng Đạo (và như thế thì chuyện Anh đi bộ đội, tham gia chiến trường Quãng Trị hẳn sẽ rất...ly kỳ!). Dù thế nào thì Kon Tum và dòng sông Đăk Bla vẫn luôn trong tâm tưởng mỗi người chúng ta.
Kính chúc Anh luôn mạnh khỏe, nhiều niềm vui...
Thỉnh thoảng Hùng có về Kontum, một ngày nào đó chúng ta gặp nhau cho vui nhỉ? mình có biết số ĐT trang này sẽ liên lạc sau.
Trả lờiXóaBạn chí cốt của mình là Phạm Thái Vĩnh, học cùng lớp với Hồ Công Văn ấy, Kontum nhỏ mà biết nhau tuốt! khà.khà.
KG Anh Hùng: Khi nào ghé ngang Pleiku/ Kon Tum Anh nhớ điện cho em nhé.Thân kính
Trả lờiXóavậy là biết a Trần Hùng rồi !!! anh hoc chung với anh hồ công văn Bùi Nga , phan thanh ngọc ( ông bầu ) phạm thanh tân ,chị hoa tiệm cắt kiếng , anh Vĩnh vẽ bức tranh chiến sỷ bồng con đọat giải trong đêm trại truờng Hòang Đạo 1973-1974 vậy là nguời nhà cả
Trả lờiXóaPTT12ck t- BBTPN&BB là ai mờ biết rành đám ngày xưa theo Quốc dân Đảng vậy ta? Bùi Nga học chung khối khác lớp 9A. PTN - Cách đây hơn tháng ớ Sè Gồng, 37 năm rồi mới gặp phải chờ PTV giới thiệu đây là đồng chí PTN, mình nói "gặp quýnh lộn tiếp hay sao đây, ông nhớ còn nhớ ở Sân vân động, tui kẹp cổ ông, hắn bảo tao bóp dái mày thì có...". vui, nhờ vậy đẩy được mấy chai.
Trả lờiXóatranhung0990@gmail.com
PTN là anh ruôt PTT12ckt-BBTPN&BB mà sao ko rành được - trang blog này của bạn be lập ra để chơi , cho khối lớp 12acd kt niên khóa 1979-1980. PTT cũng dân hòang Đạo chứ ít gì ... hồi đó thi vô lớp 6 hòang dạo cũng là dân cao thủ hê hê hạng nhì tòan tỉnh đó dại ca - Dai ca mà ở SG thì trc sau gi cũng gặp
Trả lờiXóaTôi đã làm được rồi ,cảm ơn nhiều.
Trả lờiXóaCử nhân tài chính, doanh nhân KD TBTT...mà làm thơ cũng hay ra phết nhỉ! Cứ tưởng Bác Nhụy chỉ lãng mạn khi đi ...câu cá!
Trả lờiXóa@trieu nguyen: Một người rất quen, xứ Quãng???
Trả lờiXóa@trieu nguyen: Một người rất quen, xứ Quãng???
Trả lờiXóaKhông phải rất quen mà là ...quá quen! Không phải xứ Quãng mà là xứ Quảng! Hi! (Phen này chắc lộ rồi!)
Em là người Sài Gòn mà lên phố núi riết thành thân quen, nên thấy bài nào của N PV cũng đọc. Kỷ niệm đẹp vì nó không bao giờ trở lại. Rất vui khi đọc mail hồi âm. Hẹn gặp nhau giữa Sài Gòn....
Trả lờiXóaCám ơn Lệ Phương nhiều nhiều. Nếu lại có dịp lên phố núi, nhớ liên lạc để cùng uống cafe, biết nhau và giao lưu một bữa nhé. Chúc luôn an lành, nhiều niềm vui...
Trả lờiXóaCho dù người ấy là ai, người ấy có thể là "dòng sông" quanh năm tắm mát, có thể là ánh "mắt" long lanh hớp hồn lãng tử, người ấy cũng có thể là con "phố" mà hàng ngày hai người cùng sánh bước đến trường, là áo trắng tung tăng tuổi học trò hồn nhiên đầy hoài bảo, là cành phượng vĩ chưa kịp trao tay khi Hè đến....và dù người ấy có là ai đi nữa cũng không quan trọng. Tuy nhiên, em chắc một điều rằng người ấy đã đem lại cho anh Nhụy nhiều kí ức đẹp nên những vần thơ mới ra đời đầy cảm xúc như thế. Mong người ấy luôn đẹp trong anh!
Trả lờiXóaPhạm Nhường
Tất cả ký ức tuổi học trò đều rất đẹp, nên thơ... và nhớ mãi
XóaHay lắm...
Trả lờiXóaCũng bởi vì dang dở
Trả lờiXóaMà mênh mang tình buồn
Cũng bởi vì ngang trái
Mà dạ người mưa tuôn...
Gret đọc bài thơ hay quá nên viết mấy dòng ngôn ngữ vụng về ạ.
Cám ơn bạn đã ghé trang nhà nhé. Chúc bạn luôn an lành và có những giây phút thư giãn thú vị cùng PN&BB. Thân ái!
Xóa