Đọc bài thơ "Quê nghèo" của Đặng Xuân Xuyến- Chử Văn Long
Phố núi...
ĐỌC BÀI THƠ "QUÊ NGHÈO" CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Chử Văn Long
QUÊ NGHÈO
Quê tôi nghèo lắm
Vẫn lác đác nhà tranh
Vẫn tiếng thở dài những chiều giáp hạt
Vẫn bát cơm chan mồ hôi mặn chát
Cha cả đời lam lũ
Mẹ một đời chắt chiu
Khoai sắn vẫn len vào giấc ngủ
Tuổi thơ tôi đói ngủ
Thương cánh cò bấu bíu lời ru.
Quê tôi nghèo lắm
Phiên chợ còn èo ợt nghèo hơn
Dăm ba nải chuối
Vài mớ rau tươi
Mẹt sắn, mẹt ngô
Í ới mời chào cao hơn mời cỗ
Lèo tèo dăm người bán
Lẻ tẻ mấy người mua
Ế bán
Chán mua
Phiên chợ quê xác xơ già cỗi.
Quê tôi nghèo lắm
Lũ trẻ gầy như con cá mắm
Lũ trai mặt mũi mốc meo
Gặm nhấm nỗi đau nghèo khó
Nơm nớp âu lo đời như chiếu bạc
Thương con cò con vạc
Mỏi cổ chồn chân trên đồng đất của mình.
Quê tôi nghèo lắm
Nước mắt rơi từ thời chị Dậu
Tiếng oan khiên từ thời Giáo Thứ
Âm ỉ bủa quanh
Bám đeo đặc quánh
Chiếc cổng làng dựng lên thật đẹp
Sừng sững bê tông cốt thép
Ngạo nghễ tượng đài
Ngạo nghễ trần ai
Chiếc cổng làng thành tai hại
Giam hãm đời người
Tù túng giấc mơ.
Quê tôi nghèo
Nghèo cả giấc mơ...
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
(Hưng Yên, chiều 29 tháng 12 năm 2014)
LỜI BÌNH:
CHỬ VĂN LONG
Địa chỉ: Thôn 2, Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội.
Email: haicv08@gmail.com
Chử Văn Long
QUÊ NGHÈO
Quê tôi nghèo lắm
Vẫn lác đác nhà tranh
Vẫn tiếng thở dài những chiều giáp hạt
Vẫn bát cơm chan mồ hôi mặn chát
Cha cả đời lam lũ
Mẹ một đời chắt chiu
Khoai sắn vẫn len vào giấc ngủ
Tuổi thơ tôi đói ngủ
Thương cánh cò bấu bíu lời ru.
Quê tôi nghèo lắm
Phiên chợ còn èo ợt nghèo hơn
Dăm ba nải chuối
Vài mớ rau tươi
Mẹt sắn, mẹt ngô
Í ới mời chào cao hơn mời cỗ
Lèo tèo dăm người bán
Lẻ tẻ mấy người mua
Ế bán
Chán mua
Phiên chợ quê xác xơ già cỗi.
Quê tôi nghèo lắm
Lũ trẻ gầy như con cá mắm
Lũ trai mặt mũi mốc meo
Gặm nhấm nỗi đau nghèo khó
Nơm nớp âu lo đời như chiếu bạc
Thương con cò con vạc
Mỏi cổ chồn chân trên đồng đất của mình.
Quê tôi nghèo lắm
Nước mắt rơi từ thời chị Dậu
Tiếng oan khiên từ thời Giáo Thứ
Âm ỉ bủa quanh
Bám đeo đặc quánh
Chiếc cổng làng dựng lên thật đẹp
Sừng sững bê tông cốt thép
Ngạo nghễ tượng đài
Ngạo nghễ trần ai
Chiếc cổng làng thành tai hại
Giam hãm đời người
Tù túng giấc mơ.
Quê tôi nghèo
Nghèo cả giấc mơ...
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
(Hưng Yên, chiều 29 tháng 12 năm 2014)
LỜI BÌNH:
Là người Việt Nam không ai không biết tới cảnh nghèo, cái đói đã đeo bám dân tộc ta từ những ngàn đời. Cảnh đói ăn, thiếu mặc, bán vợ, đợ con đã in đậm vào những trang văn, những bài thơ từ thuở ông cha ta biết dùng chữ viết ghi lại cùng con cháu hôm nay. Nhiều câu thơ, trang văn đã làm rơi lệ người đọc, thương cho số phận người xưa, lại thương cho phận số của chính mình. Cuộc cách mạng năm 1945 giành lấy chính quyền từ chế độ vua quan phong kiến, thực dân cai trị, người nghèo làm chủ lấy vận mệnh của mình với bao hy vọng đẹp tươi, xây dựng một xã hội ấm no, công bằng, người không còn bóc lột người… nhưng con đường ấy chưa biết bao giờ tới đích. Sau những bộ mặt đô thị, thành phố tập trung được xây dựng khang trang đẹp đẽ, vẫn còn những làng quê chưa thoát khỏi cảnh nghèo:
Bộ mặt đời sống mỗi vùng quê mỗi nơi tuy có khác nhau nhưng nhìn chung vẫn chưa nhấc nổi bàn chân thoát khỏi cái vòng nghèo khó. Bây giờ không còn đói dài đói rạc, không còn quần mảnh áo manh, sự nghèo khó lại mang bộ mặt khác.
Nhìn từ bên ngoài:
Còn đời sống thật bên trong, văn hóa, hiểu biết, kiến thức, khoa học, tục lệ, lễ nghi… vẫn chưa nâng con người thêm lên là bao. Thật buồn cười, hàng ngày qua đài báo ta cứ nghe ra rả những lời nói đẹp: “cán bộ là đầy tớ của nhân dân!” nhưng nhìn vào anh chị cán bộ nhỏ bé nhất của làng ai cũng quần là áo lượt, còn nhân dân thì áo đẫm mồ hôi, quần quật nắng sương lại được tiếng là ông chủ của đất nước. Trong khi mảnh đất hẹp của chính mình vẫn cày cuốc, người tà có thể lấy đi để mua bán đầu từ cho những tập đoàn tư sản nước ngoài năm, bảy chục năm, lấy tiền bỏ túi nhà nước thì ít, còn túi những ông bà đầy tớ, chỉ một hai khóa nắm quyền, là có thể tậu nhà mặt phố, thị trấn, thành người của lớp giàu sang. Còn dân đen thì phải rời nhà, rời cả mồ mả tổ tiên và được cái tiếng là người có quyền làm chủ… Trong một bài thơ Đặng Xuân Xuyến khó nói hết điều này nên sau những câu thơ khắc họa cái nghèo rất thực:
Mà cuộc sống khổ nghèo trì trệ, tù đọng ấy cũng đâu yên ổn:
Hình ảnh trong bài thơ của Đặng Xuân Xuyến viết là những làng quê của vùng khoai lúa cây trồng nơi những vùng đồng bằng ít biến động bởi thiên tai bão tố. Nước ta với hơn ba nghìn cây số biển dài còn bao làng quê sống nghề chài lưới. Mỗi gia đình ở đây còn nơm nớp bao nhiêu khi đặt cược đời mình nơi những chiếc phao nổi nênh mặt nước. Dù không giàu có nhưng sống nhờ con tôm, con cá …qua ngày. Bỗng nhiên người ta bán đất đầu tư cho nước ngoài gần cả trăm năm. Công nghiệp đem được lợi ích gì cho những người dân chài lưới chưa thấy đâu, đã gây nên vụ ngộ độc suốt dải biển bắc miền Trung cá chết, đã hơn hai tháng nay chưa tìm được nguyên nhân. Tuy được cho cơm gạo cầm hơi để sống, để nhìn ra biển. Nỗi đau dân chài, tự dựng rơi lại vào cái bẫy khó nghèo, so với nỗi sợ, nỗi lo ở những làng quê đời sống dân chài còn nơm nớp bấp bênh hơn. Đúng là “Đời như chiếu bạc” mình không đánh bạc mà bị trắng tay… Nỗi buồn lo đến vậy cả một dải đất miền biển, nhưng trên báo chí truyền thông ta chỉ được đọc một hai bài thơ đồng cảm với biển, chứng tỏ còn một nỗi đáng sợ hơn là lòng người bây giờ, tuy vẫn cười vẫn nói cùng nhau nhưng thứ tình nghĩa quê kiểng xóm làng sống không còn ấm áp “Tắt lửa tối đèn” như xưa.
Giữa không khí thơ như thế bài thơ của Đặng Xuân Xuyến như đốm lửa tình người vẫn còn lửa hồng than đỏ, hàng ngày sống giữa những cạnh tranh giành giật phố phường mà còn gửi được hồn mình ở nơi tình người và cảnh vật lẻ loi là thật đáng quý:
Bài thơ “Quê nghèo” của Đặng Xuân Xuyến cho ta cái tình, tình người muôn thuở.
Làng thơ Việt Nam bây giờ có nhiều người giàu có, quyền tước ngất trời muốn mượn thêm thơ để làm phật đạo, rằng mình cũng hiền, cũng triết, cũng thanh cao, đã mượn cả danh của hội nhà văn Việt Nam để in sách, mời những nhà thơ có tiếng để hội thảo, in song ngữ, tam ngữ, quảng bá rùm beng như đám rước hội làng, nhưng thơ nhạt thếch, bởi lòng họ còn đâu thứ tình người lửa khói. Tình người đã cạn kiệt còn lấy gì để rung ngân… Trái tim không còn nhói đau khi chạm phải “cái nghèo” cái bất công hàng ngày vây bủa thì còn đâu thơ phú...
Vẫn lác đác nhà tranh
Vẫn tiếng thở dài những chiều giáp hạt
Vẫn bát cơm chan mồ hôi mặt chát
Cha cả đời lam lũ
Mẹ một đời chắt chiu
Khoai sắn vẫn len vào giấc ngủ…
Bộ mặt đời sống mỗi vùng quê mỗi nơi tuy có khác nhau nhưng nhìn chung vẫn chưa nhấc nổi bàn chân thoát khỏi cái vòng nghèo khó. Bây giờ không còn đói dài đói rạc, không còn quần mảnh áo manh, sự nghèo khó lại mang bộ mặt khác.
Nhìn từ bên ngoài:
Chiếc cổng làng dựng lên thật đẹp
Sừng sững bê tông cốt thép
Ngạo nghễ tượng đài…
Chiếc cổng làng thành:
Giam hãm đời người
Tù túng giấc mơ!
Còn đời sống thật bên trong, văn hóa, hiểu biết, kiến thức, khoa học, tục lệ, lễ nghi… vẫn chưa nâng con người thêm lên là bao. Thật buồn cười, hàng ngày qua đài báo ta cứ nghe ra rả những lời nói đẹp: “cán bộ là đầy tớ của nhân dân!” nhưng nhìn vào anh chị cán bộ nhỏ bé nhất của làng ai cũng quần là áo lượt, còn nhân dân thì áo đẫm mồ hôi, quần quật nắng sương lại được tiếng là ông chủ của đất nước. Trong khi mảnh đất hẹp của chính mình vẫn cày cuốc, người tà có thể lấy đi để mua bán đầu từ cho những tập đoàn tư sản nước ngoài năm, bảy chục năm, lấy tiền bỏ túi nhà nước thì ít, còn túi những ông bà đầy tớ, chỉ một hai khóa nắm quyền, là có thể tậu nhà mặt phố, thị trấn, thành người của lớp giàu sang. Còn dân đen thì phải rời nhà, rời cả mồ mả tổ tiên và được cái tiếng là người có quyền làm chủ… Trong một bài thơ Đặng Xuân Xuyến khó nói hết điều này nên sau những câu thơ khắc họa cái nghèo rất thực:
Quê tôi nghèo lắm
Lũ trẻ gầy như con cá mắm
Lũ trai mặt mũi mốc meo
Gặm nhấm nỗi đau nghèo khó
Mà cuộc sống khổ nghèo trì trệ, tù đọng ấy cũng đâu yên ổn:
Nơm nớp âu lo
Đời như chiếu bạc
Nay hãy biết nay, còn mai chưa biết thế nào.
Hình ảnh trong bài thơ của Đặng Xuân Xuyến viết là những làng quê của vùng khoai lúa cây trồng nơi những vùng đồng bằng ít biến động bởi thiên tai bão tố. Nước ta với hơn ba nghìn cây số biển dài còn bao làng quê sống nghề chài lưới. Mỗi gia đình ở đây còn nơm nớp bao nhiêu khi đặt cược đời mình nơi những chiếc phao nổi nênh mặt nước. Dù không giàu có nhưng sống nhờ con tôm, con cá …qua ngày. Bỗng nhiên người ta bán đất đầu tư cho nước ngoài gần cả trăm năm. Công nghiệp đem được lợi ích gì cho những người dân chài lưới chưa thấy đâu, đã gây nên vụ ngộ độc suốt dải biển bắc miền Trung cá chết, đã hơn hai tháng nay chưa tìm được nguyên nhân. Tuy được cho cơm gạo cầm hơi để sống, để nhìn ra biển. Nỗi đau dân chài, tự dựng rơi lại vào cái bẫy khó nghèo, so với nỗi sợ, nỗi lo ở những làng quê đời sống dân chài còn nơm nớp bấp bênh hơn. Đúng là “Đời như chiếu bạc” mình không đánh bạc mà bị trắng tay… Nỗi buồn lo đến vậy cả một dải đất miền biển, nhưng trên báo chí truyền thông ta chỉ được đọc một hai bài thơ đồng cảm với biển, chứng tỏ còn một nỗi đáng sợ hơn là lòng người bây giờ, tuy vẫn cười vẫn nói cùng nhau nhưng thứ tình nghĩa quê kiểng xóm làng sống không còn ấm áp “Tắt lửa tối đèn” như xưa.
Giữa không khí thơ như thế bài thơ của Đặng Xuân Xuyến như đốm lửa tình người vẫn còn lửa hồng than đỏ, hàng ngày sống giữa những cạnh tranh giành giật phố phường mà còn gửi được hồn mình ở nơi tình người và cảnh vật lẻ loi là thật đáng quý:
Phiên chợ quê còn ẽo ợt nghèo hơn
Dăm ba nải chuối
Vài mớ rau tươi
Mẹt sắn mẹt ngô
Í ới mời chào…
Ế bán
Chán mua
Phiên chợ quê xác xơ già cỗi
Bài thơ “Quê nghèo” của Đặng Xuân Xuyến cho ta cái tình, tình người muôn thuở.
Làng thơ Việt Nam bây giờ có nhiều người giàu có, quyền tước ngất trời muốn mượn thêm thơ để làm phật đạo, rằng mình cũng hiền, cũng triết, cũng thanh cao, đã mượn cả danh của hội nhà văn Việt Nam để in sách, mời những nhà thơ có tiếng để hội thảo, in song ngữ, tam ngữ, quảng bá rùm beng như đám rước hội làng, nhưng thơ nhạt thếch, bởi lòng họ còn đâu thứ tình người lửa khói. Tình người đã cạn kiệt còn lấy gì để rung ngân… Trái tim không còn nhói đau khi chạm phải “cái nghèo” cái bất công hàng ngày vây bủa thì còn đâu thơ phú...
CHỬ VĂN LONG
Địa chỉ: Thôn 2, Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội.
Email: haicv08@gmail.com
Bài thơ thật hay!
Trả lờiXóa