Tản mạn về chuyến đi Quế Sơn, Quảng Nam- Minh Triết PK
Phố núi...
TẢN MẠN VỀ CHUYẾN ĐI QUẾ SƠN, QUẢNG NAM.
Lần này về Đà Nẵng, thắng cảnh ở đây đã quá quen thuộc, nên các anh em chúng tôi thay đổi không khí, muốn tham quan Quế Sơn. Bỡi lẽ, từ lâu Quế sơn nổi tiếng với nhiều phong cảnh nên thơ, hữu tình và con người chân chất, thật thà, hiếu khách. Đến Quế Sơn sẽ được ngắm Suối Mát - Đèo Le tương đối còn nguyên vẻ hoang sơ, mà còn trầm tư về một truyền thuyết với Huyền Trân công chúa. Chuyện kể rằng, khi xưa công chúa nhiều lần lên đèo Le ngắm cảnh. Theo phong tục Vương triều, vua Chế Mấn chết, hoàng hậu phải chết theo. Nhưng công chúa được tướng Trần Khắc Chung giải cứu, bí mật đưa lên đèo Le tạm lánh. Sau đó, công chúa cải trang thành cô thôn nữ, lên thuyền theo dòng sông Ly Ly, chờ thuận buồm xuôi gió về hướng bắc ( nguồn Google )
Khi xe đến cầu Câu Lâu, nhìn về bên phải một vùng nước mênh mông, vùng đất trù phú trải dài một màu xanh ngát.về phía thượng nguồn Đó là Gò Nổi, được bao bọc bới 3 con sông Thu Bồn, Chiêm Sơn và Bến Giá, nơi bắt đầu của sông Vĩnh Điện, Bà Rén, là đất địa linh, nhân kiệt, cái nôi của biết bao hiền tài, nhân sĩ làm rạng danh đất Quảng Nam và điểm tô cho nước Việt. Đến đây, tôi chợt nhớ bài thơ Tình già của Phan Khôi .Bây giờ tôi mới biết cụ là cháu ngoại của Phó bảng Hoàng Diệu, Tổng đốc thành Hà Nội, bài thơ rất nổi tiếng, gây nhiều ấn tượng mà thời còn học Trung học, chúng tôi ai nấy đều say mê, thích thú
Qua thị trấn Hương An, theo Tỉnh lộ ĐT 611 xe chúng tôi vào địa phận Quế Sơn.Tôi thả hồn mình vào bài hát " Quế Sơn đất mẹ ân tình " của nhạc sĩ Đình Thậm:
Quế sơn còn là địa linh nhân kiệt, trong các vị đại khoa của Quảng Nam đã có bốn cụ làm vẻ vang cho đất Quảng, rạng rỡ cho nước Việt. Đó là cụ Tiến sĩ Phan Quang, ba Phó bảng Ngô Truân, Nguyễn Đình Hiến và Nguyễn Mậu Hoán.Đăc biệt cụ Hiến đã gắn bó cùng kết hợp vài nhân sĩ để lại một công trình giao thông to lớn thời bấy giờ: Đèo Le hoàn thành năm 1939 sau 2 năm thi công vất vả. Sự nghiệp của danh sĩ này cũng để lại một di sản văn chương phong phú. Tiêu bểu bài Vịnh Núi Chúa, là hòn núi có đỉnh cao nhất trong 7 hòn ở Quế Sơn, sát chân núi về phía tây có Đèo Le và làng Trung Lộc, quê hương cụ.
Tài liệu tham khảo: Quảng Nam - Đà Nẵng Từ Ngũ Phụng Tề Phi đến Tứ tuyệt, Tứ Kiệt, Tứ Hổ, Tứ Hùng của Hoàng Vinh Lê Công Khanh - Nhà Xuất bản Văn Hóa Thông Tin
Lần này về Đà Nẵng, thắng cảnh ở đây đã quá quen thuộc, nên các anh em chúng tôi thay đổi không khí, muốn tham quan Quế Sơn. Bỡi lẽ, từ lâu Quế sơn nổi tiếng với nhiều phong cảnh nên thơ, hữu tình và con người chân chất, thật thà, hiếu khách. Đến Quế Sơn sẽ được ngắm Suối Mát - Đèo Le tương đối còn nguyên vẻ hoang sơ, mà còn trầm tư về một truyền thuyết với Huyền Trân công chúa. Chuyện kể rằng, khi xưa công chúa nhiều lần lên đèo Le ngắm cảnh. Theo phong tục Vương triều, vua Chế Mấn chết, hoàng hậu phải chết theo. Nhưng công chúa được tướng Trần Khắc Chung giải cứu, bí mật đưa lên đèo Le tạm lánh. Sau đó, công chúa cải trang thành cô thôn nữ, lên thuyền theo dòng sông Ly Ly, chờ thuận buồm xuôi gió về hướng bắc ( nguồn Google )
Khi xe đến cầu Câu Lâu, nhìn về bên phải một vùng nước mênh mông, vùng đất trù phú trải dài một màu xanh ngát.về phía thượng nguồn Đó là Gò Nổi, được bao bọc bới 3 con sông Thu Bồn, Chiêm Sơn và Bến Giá, nơi bắt đầu của sông Vĩnh Điện, Bà Rén, là đất địa linh, nhân kiệt, cái nôi của biết bao hiền tài, nhân sĩ làm rạng danh đất Quảng Nam và điểm tô cho nước Việt. Đến đây, tôi chợt nhớ bài thơ Tình già của Phan Khôi .Bây giờ tôi mới biết cụ là cháu ngoại của Phó bảng Hoàng Diệu, Tổng đốc thành Hà Nội, bài thơ rất nổi tiếng, gây nhiều ấn tượng mà thời còn học Trung học, chúng tôi ai nấy đều say mê, thích thú
"Hai mươi bốn năm xưaGiờ này, khi bước qua tuổi quá nửa đời, trải qua vài cuộc tình chưa trọn vẹn, nhìn lại mình cũng đã liêu xiêu, nhớ lại thời xuân xanh cảm thấy chạnh lòng. Đọc lại bài thơ Tình già mới thậy thấm thía
Một đêm vừa gió lại vừa mưa
Dưới ngọn đèn mờ, trong căn nhà nhỏ
Hai cái đầu xanh kề nhau than thở ..."
"Hai mươi bốn năm sauHôm nay, ngồi trên xe du lich, có dịp chiêm ngưỡng những địa danh quen thuộc của một thời đi vào quên lãng. Qua cầu là đến chợ Bà Rén. Nơi đây được xem là chợ đầu mối, cung cấp heo cho cả miền trung, tây nguyên. Mỗi lần về Đà Nẵng, khi đi xe đò ngang qua đều ghé chở những rọ heo trên mui , hành khách ngồi dưới được hưởng mùi nồng nặc mà ai đâu dám nói tiếng nào. Ngoài ra , các cặp vợ chồng vừa lập gia đình, kinh tế còn khó khăn, lắm lúc các vùng lân cận cũng tranh thủ dậy khoảng 3giờ sáng ra chợ, mua vài cặp về nuôi, được gọi " Tăng gia sản xuất ", cải thiện đời sống. Trước khi theo ĐT 611 đến Quế Sơn, chúng tôi cũng được nghe những đặc sản như gà tre - đèo Le, mì Quảng, bún sắn cá đồng chuối cây. Đặc biệt, Món bê thui ở cầu Mống thì nổi tiếng khắp cả nước. Do vậy, chúng tôi không ngoại lệ.
Tình cờ đất khách gặp nhau
Đôi cái đầu đã bạc..."
Qua thị trấn Hương An, theo Tỉnh lộ ĐT 611 xe chúng tôi vào địa phận Quế Sơn.Tôi thả hồn mình vào bài hát " Quế Sơn đất mẹ ân tình " của nhạc sĩ Đình Thậm:
"Quế Sơn quê mình, ruộng kè chân núiThật vậy, những làn gió mát đưa ta qua cánh đồng lúa xanh rì, trù phú của Quế Xuân, qua thị trấn Đông Phú, được biết đến với món đặc sản bún sắn. Du khách hay người dân đi xa về đều thèm một tô bún sắn cá đồng với món rau chuối. Có lẽ do nguồn nước nên bún sắn có hương vị ngọt ngào, thơm phức giống như quê tôi có Bún Sóng Thần An Thái hay rượu Bàu Đá Nhơn Lộc, thương hiệu mà các nơi khác không có được. Những bài hát của các nhạc sĩ địa phương cũng đưa ta ta qua cánh đồng mía Quế Long bạt ngàn hay câu ca "Nhứt gái Quế An, nhì khoai lang Quế Mỹ "
Lí Ly sông đầy tình em bắt qua
Đèo Le đêm trăng vọng lời mẹ hát
Câu hát ngàn năm mãi ru lòng tôi
Ngàn năm khắc sâu ...tình đất tình người
Hòn Tàu, thác Reo chùm sim tím mộng
Đồng lúa Quế Xuân, con đò Trung Phước
Bao nước mắt mồ hôi thắm trên đất này ..."
Quế sơn còn là địa linh nhân kiệt, trong các vị đại khoa của Quảng Nam đã có bốn cụ làm vẻ vang cho đất Quảng, rạng rỡ cho nước Việt. Đó là cụ Tiến sĩ Phan Quang, ba Phó bảng Ngô Truân, Nguyễn Đình Hiến và Nguyễn Mậu Hoán.Đăc biệt cụ Hiến đã gắn bó cùng kết hợp vài nhân sĩ để lại một công trình giao thông to lớn thời bấy giờ: Đèo Le hoàn thành năm 1939 sau 2 năm thi công vất vả. Sự nghiệp của danh sĩ này cũng để lại một di sản văn chương phong phú. Tiêu bểu bài Vịnh Núi Chúa, là hòn núi có đỉnh cao nhất trong 7 hòn ở Quế Sơn, sát chân núi về phía tây có Đèo Le và làng Trung Lộc, quê hương cụ.
"Mãn nghe non nước cảnh trời xanhVới vẻ đẹp hùng vĩ, kỳ bí của núi rừng, sông nước Quế Sơn đã cảm xúc với biết bao thi sĩ nổi tiếng xứ Quảng như Bùi Giáng. Thu Bồn,v.v. khi trở về hay lưu luyến khi phải chia xa. Khi về làng Đại Bình, với lũy tre xanh,ruộng đồng, gò đồi được bao bọc bỡi dòng sông Thu Bồn, Bùi Giáng đã viết :
Núi chúa chốn này chẳng kém danh
Đầu đội mây vàng triều Bắc đẩu
Mình đeo ấn đỏ trấn NamThành
Giúp trên gác tía nên rường cột
Cứu dưới dân đen đặng ấm lành
Long hổ máy hòn đều củng phục
Khác nào thiên tử vọng tam thanh .
" Em về ở lại đây thôiVào năm 1950, Bùi Giáng bỏ học, trở về quê chăn bò trên vùng núi Trung Phước:
Nghe mùa nước lũ nguồn trôi phăng đồng
Một trăm cây lá bên rừng
Gửi trong tiếng vọng xa chừng ngàn mây"
" Anh lùa bò vào đồi sim trái chínLàng Đại Bình thấm đượm phù sa sông Thu nên cây lành trái ngọt, được xem vườn trái cây thu nhỏ của nam bộ, phong cảnh nơi đây đã thổn thức trái tim của các văn nghệ sĩ:
Cho bò ăn cỏ giữa rừng sim
Anh nhìn lên trời xanh đỏ chín
Anh ngó bốn bề cây lá gió lung linh"
" Đại Bình quê ngoại đẹp như tranhHay một nhà thơ trẻ ở Quế Long, sống dưới chân núi Hòn Tàu, mỗi lần về quê chồng không nén được xúc động :
Qua bốn mùa tươi quả ngọt lành
Trước bãi lững lờ làn nước biếc
Sau đồng hùng vĩ rặng non xanh"
( Tường Linh )
"Em về thăm lại sông Thu,Quế Sơn với cảnh sắc nên thơ, miền quê yên bình mà thiên nhiên ưu đãi cùng con người dung dị, chân chất đã để lại trong tôi ấn tượng khó quên như câu ca
Một chiều dông tố âm u tứ bề
Nước dâng lút nửa thân tre
Mênh mông bao phủ miền quê yên lành
Nhớ về một thuở xuân xanh
Anh đưa em đến làng anh Đại Bình
Dìu em qua bến đò tình
Sông Thu gợn sóng, lung linh nắng chiều"
( Em về lại sông Thu - Hà Giang )
" Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm
chứ Rượu Hồng đào chưa nhấm mà đã say "
Minh Triết PK
Tài liệu tham khảo: Quảng Nam - Đà Nẵng Từ Ngũ Phụng Tề Phi đến Tứ tuyệt, Tứ Kiệt, Tứ Hổ, Tứ Hùng của Hoàng Vinh Lê Công Khanh - Nhà Xuất bản Văn Hóa Thông Tin
0 Comment: