Tan nát một đời vì mê nhạc vàng (Phần 2)- ST
Phố núi...
TAN NÁT MỘT ĐỜI VÌ MÊ NHẠC VÀNG (Phần 2)
1- NHỚ ANH TOÁN XỒM !
(trích từ bài viết của Ngô Thị Hồng Lâm- có luợc bớt một vài đoạn- Mong tác giả hết sức thông cảm và thứ lỗi!)
(*): Về chi tiết này thì tác giả đã nhầm: theo nhiều nhân chứng của NVGP thì Thụy An chưa bao giờ tham gia NVGP cả, chỉ giao du với các thành viên của NVGP thôi.
Đọc thêm:
- Nguyễn Hữu Đang: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyễn_Hữu_Đang
- Thụy An: https://vi.wikipedia.org/wiki/Thụy_An
- Tô Hải: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tô_Hải
(đọc để khóc cho những phận người trót trong cõi đời u muội...)
(Xem lại Phần 1)
PHẦN 2: SỐ PHẬN BI THẢM CỦA TOÁN XỒM:1- NHỚ ANH TOÁN XỒM !
(trích từ bài viết của Ngô Thị Hồng Lâm- có luợc bớt một vài đoạn- Mong tác giả hết sức thông cảm và thứ lỗi!)
Phan Thắng Toán (Toán xồm) Ảnh: Nguyễn Đình Toàn |
Anh Toán xồm là hàng xóm cũ của tôi ở phố Tô Hiến Thành Hà Nội. Nhà tôi ở số 63, nhà anh Toán ở bên kia đường số 98. Anh Toán là con nhà giầu, được đi học trường Tây. Anh mà còn sống thì nay phải trên 70 tuổi. cha mẹ anh thuê toàn bộ căn nhà số 98 Tô Hiến Thành. Năm 1954 ông bà di cư vào Nam, không hiểu vì lý do gì mà anh Toán không đi lại ở lại.
Tháng 10/1954, Việt Minh trở về tiếp quản Hà Nội đã lấy đi những căn phòng trong cái biệt thự ấy để đưa gia đình họa sĩ Tấn Hợi vào ở và một vài nhà nữa. Anh Toán chỉ được ở một phòng phía mặt tiền chừng 25m2.
Bên nhà anh Toán thỉnh thoảng hay hát nhạc tiền chiến và khiêu vũ. Mỗi lần các anh bên nhà anh Toán hát thì bọn trẻ con trong phố xúm đông ngoài cửa để xem các anh hát và khiêu vũ. Những bài hát của các anh hát thật quyến rũ nâng tâm hồn con người lên.
Niềm đam mê ca hát của tôi cũng được hình thành từ đó. Ít lâu sau thì anh bị công an đến nhà xích tay bắt đi giam ở công an khu Hai bà Trưng (sát vách nhà anh). Bắt anh Toán ngày trước thì ngày sau gian nhà của anh đã có một viên thiếu tá công an của khu Hai Bà Trưng đưa vợ con vào ở.
Những ngày tháng ở tù của anh là tù mồ côi, vì không có ai thăm nuôi. Sau 1977 tôi không ở Hà Nội nữa mà chuyển vào miền Tây Nam Bộ sinh sống. Nên không được gặp lại anh Toán sau khi anh ra tù !
Khi anh Toán ra tòa, các quan tòa tô điểm thêm cho anh “thành tích” là “1 ổ hút thuốc phiện”, 1 ổ đồi trụy trai gái đổi bia vào vùng kín của phụ nữ rồi uống. Ngày anh ra tòa thì thanh niên ở xung quanh nhà anh đều bị mời đi nghe, để răn đe. Thế rồi một bản án quả tạ giáng xuống đầu anh: 15 năm tù.
Cũng như chú Nguyễn Hữu Đang, nghe cha tôi kể ngày đó chú có một người bạn gái ở phố hàng Đường Hà Nội. Hai người hẹn hò nhau khi nào cách mạng thành công thì sẽ làm đám cưới. Kháng chiến nổ ra thì chú lên chiến khu cho đến 1953 thì bắt đầu công cuộc CCRĐ. Những cuộc chém giết người vô tội diễn ra từng giờ, Những văn nghệ sĩ có lương tâm lúc đó đều lên tiếng phản đối, trong đó có chú Nguyễn Hữu Đang, có ông lính hàng binh người Pháp Anbeclavie. Ông Anbeclavie được Cụ Hồ giác ngộ ở lại VN lấy vợ VN và mang họ Hồ, nghĩa là ưu ái lắm. Và nhiều văn nghệ sĩ nữa cùng có bài phản đối đăng trên báo NVGP, trong đó có cô Thụy An(*).
Lập tức một cuộc đàn áp bắt đầu. Nhẹ thì cho đi lao động. Nặng thì cho ra tòa. Cô Thụy An, chú Nguyễn Hữu Đang ra tòa, cùng thụ án tại trại tù Cổng Trời ở Hà Giang 15 năm. Cô Thụy An ra tòa thì cũng được chụp lên đầu cái mũ “làm việc cho phòng Nhì của Pháp”, còn chú Đang thì “quan hệ trụy lạc với 2, 3 cô cùng 1 lúc."
Sau này khi chú Đang ra tù. Vào dịp chú 80 tuổi thì anh em văn nghệ sĩ làm lễ mừng thượng thọ cho chú. Nhà thơ Phùng Quán tự tay viết thiệp mời ông Đỗ Mười đến dự lễ mừng thượng thọ 80 cho “Giai tân Nguyễn Hữu Đang”. Một cách chơi chữ của người văn nghệ sĩ rất thâm thúy, nhắc với ông Đỗ Mười trả món nợ năm xưa cái bản án vu khống, cột tội quan hệ trụy lạc với 2 , 3 cô 1 lúc của “giai tân” Nguyễn Hữu Đang. Cũng chính nhà thơ Phùng Quán đạp xe đạp đến nhà ông Đỗ Mười đòi gặp để gửi thiệp !
Bây giờ anh Toán đã thành người thiên cổ. Vẫn còn đó một trời oan ức mà anh mang theo xuống suối vàng. Một tâm hồn đẹp đẽ đam mê nghệ thuật, yêu âm nhạc tiền chiến lãng mạn đến đỉnh cao của nghệ thuật, chính đáng của tuổi trẻ đã bị vùi dập tan nát. Mặc dù là nghiệp dư nhưng những ca sĩ chuyên nghiệp được đào tạo thanh nhạc chính quy đã có nghệ sĩ nào ăn đứt được các giong ca trong ban nhạc Toán xồm hay chưa?
Thật tiếc cho tài năng của anh. Giá mà ngày ấy anh theo cha mẹ vào Nam, tài năng của anh nhất định đã được ghi nhận trong làng thanh nhạc.
2- CHI TIẾT PHIÊN TÒA XỬ ANH TOÁN XỒM
Nhạc sĩ Tô Hải thuật lại phiên toà xử anh Toán Xồm như sau:( trích từ trong HỒI KÝ CỦA 1 THẰNG HÈN) như sau:
Chánh án: -Anh có nhận là đã đánh nhạc của tư sản, là đồi truỵ không?
Toán xồm: -Dạ! Thưa quý toà, con chỉ đánh những gì in trên đĩa của Liên Xô, của Tiệp Khắc, của Cộng Hoà Dân Chủ Đức thôi ạ!
Chánh án: -Anh nói láo! Thế Paloma, Santa Lucia là của ai?
Toán Xồm: -Dạ! Paloma là của nước bạn Cu Ba ạ! Còn Santa Lucia là dân ca Ý ạ! Nhà xuất Bản của nhà nước đã in và sân khấu nhà nước đã có nhiều ca sỹ biểu diễn ạ!
Chánh án: -Vậy anh có biết cha cha cha là cái gì không?
Toán Xồm: -Dạ! Có ạ!! Đây là một nhịp điệu xuất xứ cũng tại nước bạn Cu Ba ạ!
Chánh án: -Thế còn Tango bleu chắc anh cũng đổ cho Cu Ba hết hả?
Toán xồm: -Dạ không! Tango là một điệu nhảy Ác-giăng-tin nhưng đã được quốc tế hoá. Vừa giờ Đoàn xiếc Tiệp Khắc sang ta và các nước XHCN đều xử dụng cả ạ!
Chánh án: -Nhưng người ta đánh khác, còn anh đánh khác. Đừng có ngụy biện!
Toán Xồm: -Dạ! Đánh y hệt ạ! Chỉ có thua họ về nhạc cụ họ tốt hơn... chứ nếu chúng con có đầy đủ nhạc cụ như họ thì chúng con chẳng thua gì họ cả ạ!
Chánh án: -Anh hãy im miệng! Đồ ngoan cố!
Và cứ như vậy, suốt phiên tòa Chánh án chỉ sử dụng câu: “Im miệng! Đồ ngoan cố” để cắt lời người bị buộc tội. Không hề có ai bào chữa.".
(Hết trích.)
Báo Hà Nội Mới ngày đó đăng tin: : "Phiên tòa đã diễn ra 3 ngày để xét xử bọn "gây ảnh hưởng xấu cho phong trào trật tự trị an, phá hoại việc thực hiện một số chính sách của Nhà nước, nhất là chính sách văn hóa, chính sách lao động sản xuất, chính sách nghĩa vụ quân sự... xâm phạm nghiêm trọng đến hạnh phúc, phẩm giá của phụ nữ, đến đạo đức và đời sống của nhiều người và tuyên truyền xuyên tạc lại chế độ XHCN trong lúc cả nước đang chiến đấu chống Mỹ xâm lược..."
Chung cuộc Toán Xồm, linh hồn của ban nhạc- bị tuyên 15 năm tù giam; ông Lộc Vàng bị 10 năm tù giam, ngang với tội giết người.
Ra tù, anh Toán xồm mất nhà, cô độc vì tất cả người thân đều đã vào Nam. Anh gần như hóa điên, phải lang thang vất vưởng nơi vỉa hè và xin ăn để sống. Một đêm mùa đông năm 1994, anh đã gục chết còng queo trong rách rưới, đói, rét… hệt như số kiếp một người ăn xin mà vẫn không hiểu vì sao mình lại phải trả một cái giá quá đắt cho cả cuộc đời chỉ vì một niềm đam mê như vậy…
Tháng 10/1954, Việt Minh trở về tiếp quản Hà Nội đã lấy đi những căn phòng trong cái biệt thự ấy để đưa gia đình họa sĩ Tấn Hợi vào ở và một vài nhà nữa. Anh Toán chỉ được ở một phòng phía mặt tiền chừng 25m2.
Bên nhà anh Toán thỉnh thoảng hay hát nhạc tiền chiến và khiêu vũ. Mỗi lần các anh bên nhà anh Toán hát thì bọn trẻ con trong phố xúm đông ngoài cửa để xem các anh hát và khiêu vũ. Những bài hát của các anh hát thật quyến rũ nâng tâm hồn con người lên.
Niềm đam mê ca hát của tôi cũng được hình thành từ đó. Ít lâu sau thì anh bị công an đến nhà xích tay bắt đi giam ở công an khu Hai bà Trưng (sát vách nhà anh). Bắt anh Toán ngày trước thì ngày sau gian nhà của anh đã có một viên thiếu tá công an của khu Hai Bà Trưng đưa vợ con vào ở.
Những ngày tháng ở tù của anh là tù mồ côi, vì không có ai thăm nuôi. Sau 1977 tôi không ở Hà Nội nữa mà chuyển vào miền Tây Nam Bộ sinh sống. Nên không được gặp lại anh Toán sau khi anh ra tù !
Khi anh Toán ra tòa, các quan tòa tô điểm thêm cho anh “thành tích” là “1 ổ hút thuốc phiện”, 1 ổ đồi trụy trai gái đổi bia vào vùng kín của phụ nữ rồi uống. Ngày anh ra tòa thì thanh niên ở xung quanh nhà anh đều bị mời đi nghe, để răn đe. Thế rồi một bản án quả tạ giáng xuống đầu anh: 15 năm tù.
Cũng như chú Nguyễn Hữu Đang, nghe cha tôi kể ngày đó chú có một người bạn gái ở phố hàng Đường Hà Nội. Hai người hẹn hò nhau khi nào cách mạng thành công thì sẽ làm đám cưới. Kháng chiến nổ ra thì chú lên chiến khu cho đến 1953 thì bắt đầu công cuộc CCRĐ. Những cuộc chém giết người vô tội diễn ra từng giờ, Những văn nghệ sĩ có lương tâm lúc đó đều lên tiếng phản đối, trong đó có chú Nguyễn Hữu Đang, có ông lính hàng binh người Pháp Anbeclavie. Ông Anbeclavie được Cụ Hồ giác ngộ ở lại VN lấy vợ VN và mang họ Hồ, nghĩa là ưu ái lắm. Và nhiều văn nghệ sĩ nữa cùng có bài phản đối đăng trên báo NVGP, trong đó có cô Thụy An(*).
Lập tức một cuộc đàn áp bắt đầu. Nhẹ thì cho đi lao động. Nặng thì cho ra tòa. Cô Thụy An, chú Nguyễn Hữu Đang ra tòa, cùng thụ án tại trại tù Cổng Trời ở Hà Giang 15 năm. Cô Thụy An ra tòa thì cũng được chụp lên đầu cái mũ “làm việc cho phòng Nhì của Pháp”, còn chú Đang thì “quan hệ trụy lạc với 2, 3 cô cùng 1 lúc."
Sau này khi chú Đang ra tù. Vào dịp chú 80 tuổi thì anh em văn nghệ sĩ làm lễ mừng thượng thọ cho chú. Nhà thơ Phùng Quán tự tay viết thiệp mời ông Đỗ Mười đến dự lễ mừng thượng thọ 80 cho “Giai tân Nguyễn Hữu Đang”. Một cách chơi chữ của người văn nghệ sĩ rất thâm thúy, nhắc với ông Đỗ Mười trả món nợ năm xưa cái bản án vu khống, cột tội quan hệ trụy lạc với 2 , 3 cô 1 lúc của “giai tân” Nguyễn Hữu Đang. Cũng chính nhà thơ Phùng Quán đạp xe đạp đến nhà ông Đỗ Mười đòi gặp để gửi thiệp !
Bây giờ anh Toán đã thành người thiên cổ. Vẫn còn đó một trời oan ức mà anh mang theo xuống suối vàng. Một tâm hồn đẹp đẽ đam mê nghệ thuật, yêu âm nhạc tiền chiến lãng mạn đến đỉnh cao của nghệ thuật, chính đáng của tuổi trẻ đã bị vùi dập tan nát. Mặc dù là nghiệp dư nhưng những ca sĩ chuyên nghiệp được đào tạo thanh nhạc chính quy đã có nghệ sĩ nào ăn đứt được các giong ca trong ban nhạc Toán xồm hay chưa?
Thật tiếc cho tài năng của anh. Giá mà ngày ấy anh theo cha mẹ vào Nam, tài năng của anh nhất định đã được ghi nhận trong làng thanh nhạc.
(Ngô Thị Hồng Lâm)
Cái chết đói, rét, cô đơn... của Toán xồm |
2- CHI TIẾT PHIÊN TÒA XỬ ANH TOÁN XỒM
Nhạc sĩ Tô Hải thuật lại phiên toà xử anh Toán Xồm như sau:( trích từ trong HỒI KÝ CỦA 1 THẰNG HÈN) như sau:
Chánh án: -Anh có nhận là đã đánh nhạc của tư sản, là đồi truỵ không?
Toán xồm: -Dạ! Thưa quý toà, con chỉ đánh những gì in trên đĩa của Liên Xô, của Tiệp Khắc, của Cộng Hoà Dân Chủ Đức thôi ạ!
Chánh án: -Anh nói láo! Thế Paloma, Santa Lucia là của ai?
Toán Xồm: -Dạ! Paloma là của nước bạn Cu Ba ạ! Còn Santa Lucia là dân ca Ý ạ! Nhà xuất Bản của nhà nước đã in và sân khấu nhà nước đã có nhiều ca sỹ biểu diễn ạ!
Chánh án: -Vậy anh có biết cha cha cha là cái gì không?
Toán Xồm: -Dạ! Có ạ!! Đây là một nhịp điệu xuất xứ cũng tại nước bạn Cu Ba ạ!
Chánh án: -Thế còn Tango bleu chắc anh cũng đổ cho Cu Ba hết hả?
Toán xồm: -Dạ không! Tango là một điệu nhảy Ác-giăng-tin nhưng đã được quốc tế hoá. Vừa giờ Đoàn xiếc Tiệp Khắc sang ta và các nước XHCN đều xử dụng cả ạ!
Chánh án: -Nhưng người ta đánh khác, còn anh đánh khác. Đừng có ngụy biện!
Toán Xồm: -Dạ! Đánh y hệt ạ! Chỉ có thua họ về nhạc cụ họ tốt hơn... chứ nếu chúng con có đầy đủ nhạc cụ như họ thì chúng con chẳng thua gì họ cả ạ!
Chánh án: -Anh hãy im miệng! Đồ ngoan cố!
Và cứ như vậy, suốt phiên tòa Chánh án chỉ sử dụng câu: “Im miệng! Đồ ngoan cố” để cắt lời người bị buộc tội. Không hề có ai bào chữa.".
(Hết trích.)
Báo Hà Nội Mới ngày đó đăng tin: : "Phiên tòa đã diễn ra 3 ngày để xét xử bọn "gây ảnh hưởng xấu cho phong trào trật tự trị an, phá hoại việc thực hiện một số chính sách của Nhà nước, nhất là chính sách văn hóa, chính sách lao động sản xuất, chính sách nghĩa vụ quân sự... xâm phạm nghiêm trọng đến hạnh phúc, phẩm giá của phụ nữ, đến đạo đức và đời sống của nhiều người và tuyên truyền xuyên tạc lại chế độ XHCN trong lúc cả nước đang chiến đấu chống Mỹ xâm lược..."
Chung cuộc Toán Xồm, linh hồn của ban nhạc- bị tuyên 15 năm tù giam; ông Lộc Vàng bị 10 năm tù giam, ngang với tội giết người.
Ra tù, anh Toán xồm mất nhà, cô độc vì tất cả người thân đều đã vào Nam. Anh gần như hóa điên, phải lang thang vất vưởng nơi vỉa hè và xin ăn để sống. Một đêm mùa đông năm 1994, anh đã gục chết còng queo trong rách rưới, đói, rét… hệt như số kiếp một người ăn xin mà vẫn không hiểu vì sao mình lại phải trả một cái giá quá đắt cho cả cuộc đời chỉ vì một niềm đam mê như vậy…
(*): Về chi tiết này thì tác giả đã nhầm: theo nhiều nhân chứng của NVGP thì Thụy An chưa bao giờ tham gia NVGP cả, chỉ giao du với các thành viên của NVGP thôi.
Đọc thêm:
- Nguyễn Hữu Đang: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyễn_Hữu_Đang
- Thụy An: https://vi.wikipedia.org/wiki/Thụy_An
- Tô Hải: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tô_Hải
(ST sưu tầm)
0 Comment: