Phố núi
Nơi giao lưu, tản mạn... cùng bạn hữu yêu văn học nghệ thuật gần xa.
Không bao giờ quá sớm để kết bạn & quá muộn để yêu- Sandy Wilson

Lời ngỏ

Kon Tum: Kỷ niệm 100 năm thành lập, phá bỏ chứng tích trăm năm tuổi!- Lê Minh Sơn

       LD: Mấy ngày qua, NPV phải đi xa vì có chuyện buồn trong gia quyến. Chợt có người bạn từ Kon Tum điện thoại hỏi: " Mày có hay gì không?", và tiếp theo là câu chửi thề (xin lỗi Quý độc giả vì ... đành phải ghi lại): "Đ.M... mấy cái thằng ngu hết chuyện phá, bây giờ chúng nó lại phá nát cái đầu cầu Đăk Bla của mình rồi".... Thoạt đầu tôi còn cười: thì cầu cũ phá đi xây lại cho nó đẹp, cho tương xứng với cây cầu mới, chứ có sao đâu. Tới chừng hắn kể lại vụ việc trong cơn phẫn nộ, tôi mới chưng hững té ngữa. Buồn, lại càng buồn, không muốn tin, và cũng không thể hiểu nổi những gì đã xảy ra. Đành an ủi với nhau: Thôi tức giận mà làm gì, mấy thằng đó có bao giờ là dân Kon Tum đâu, chỉ là một đám ngu xuẩn, vô văn hóa ...




        Thôi thì đành chia sẽ với bạn đọc bài viết của Lê Minh Sơn, một người con Kon Tum về những gì đã xảy ra như chia sẽ chút nổi niềm hoài cổ...



Kon Tum: 


Kỷ niệm 100 năm thành lập, phá bỏ chứng tích trăm năm tuổi!


    
Mấy tuần nay nhiều người dân Kon Tum buồn sâu sắc. Buồn cho Kon Tum
mình, dần dần cái hồn quê hương dường như càng ngày càng bị sứt mẻ. Để
chuẩn bị mừng kỷ niệm 100 năm thành lập tỉnh (9/2/1913-9/2/2013), người
ta đã chặt bỏ đi hàng chục cây cổ thụ phía đầu cầu Đăk Bla, cửa ngõ vào
thành phố Kon Tum, gồm những cây dông, cây xà cừ, cây cầy (kơnia) lâu
năm. Trong số đó có 2 cây Dông gần trăm tuổi, phía trước Khách sạn Đăk
Bla, đã đứng đó nơi đầu ngõ thành phố, dãi dầu năm tháng làm chứng tích
cho bao thăng trầm của phố núi nhỏ bé yên bình này.








Kon Tum: hình ảnh phá bỏ chứng tích trăm năm
Cây dông gần trăm năm tuổi bị đốn hạ không thương tiếc



     Ngày xưa
còn nhỏ, tôi nghe ông nội tôi (mất 1975 ở tuổi 96) kể rằng : những gốc
Dông ấy được trồng từ khi người ta xây dựng nhà Quản Đạo. Vào năm 1928
(ngày 20/8), Nam Triều đã lập nên Đạo Kon Tum, trên cơ sở hợp nhất Phủ
Kon Tum và Huyện Tân An (thuộc huyện An Khê), và đặt tri phủ lúc đó là
ông Phùng Duy Cần làm quản đạo đầu tiên. Dinh Quản Đạo đã được xây dựng
để làm nơi làm việc cho quan quyền. Người ta đã trồng một hàng dông
trước Dinh, giống cây này sống lâu năm, tàn lá rộng, thân có gai nhỏ
chịu đựng được khí hậu khắc nghiệt. Sang năm 1929 (ngày 3/12), thị xã
(centre urbain) Kon Tum được thành lập, hàng dông trở thành “cư dân”
thành thị, và với hơn 80 năm tuổi, những “lão cây dông” này đáng tự hào
về sức dẻo dai, so với bất kỳ “công trình” có tuổi nào trong thành phố
Kon Tum hiện nay.

     Thật vậy, qua thời gian, Dinh Quản Đạo đã
không còn vết tích từ lâu, cầu Đăk Bla cũng thay đổi diện mạo hơn đôi
lần, nhưng hàng dông thì vẫn còn đó, thách thức cùng năm tháng. Đến khi
một tượng đài được xây dựng gần gốc Dông, thì chỉ còn lại 2 cây Dông lớn
nhất, tàn đẹp nhất, vẫn phe phẩy cùng mưa nắng dòng đời.

     Không
có người Kon Tum nào mà không biết đến địa danh “Gốc Dông” ở thành phố
Kon Tum. (Còn một địa điểm gốc dông nữa chỗ gần ngã tư Trần Hưng
Đạo-Phan Đình Phùng, hàng dông chỗ đó là trước Tòa Khâm Sứ thời xưa).
Nhớ thời bao cấp, “Gốc Dông” trở nên quen thuộc biết bao! Ai có việc
phải đi Gia Lai, Bình Định, hay ngược lên Đăk Tô, Tân Cảnh .v.v. thì ra
“Gốc Dông” mà đón xe. Gốc Dông trở nên điểm hội tụ để người ra đi xuôi
ngược…, rồi ai ai cũng nhớ về Kon Tum da diết, chính nơi điểm mình đã
xuất phát. Hiện thực đó ngày nay vẫn còn. Và vì vậy mà Gốc Dông còn là
nơi qui tụ của cánh “xe ôm” dừng nơi đây để đón khách, dưới bóng râm
giữa trưa nắng gắt hay chiều mưa phùn…







Kon Tum: hình ảnh phá bỏ chứng tích trăm năm
Và cây kơ nia trăm năm cũng cùng chung số phận


     “Gốc Dông” mang hồn quê
hương, đằm thắm tình nghĩa như vậy, sao con người nỡ vô tình ? Sao lại
vô cảm nỡ chặt phá một chứng tích lịch sử ? Theo tin tức, đại diện chính
quyền thành phố Kon Tum cho biết (ngày 11-9), lý do phải chặt bỏ hàng
chục cây cổ thụ này, gồm cả 2 gốc Dông, là để xây dựng “đảo giao
thông”, phân luồng giao thông…, vì khi cầu Đăk Bla (cầu thứ 2!) hoàn
thành, nút giao thông đầu cầu – nơi nhiều tuyến đường đổ về (Phạm Văn
Đồng, Phan Đình Phùng, Nguyễn Huệ, Bạch Đằng, Trương Quang Trọng)…gây ùn
tắc, dễ gây tai nạn khi tham gia giao thông. Hơn nữa, những cây xanh
này không thể di thực được nên không còn cách nào khác là phải chặt hạ
(?!) (Theo Tuổi trẻ online ; Pháp luật Tp HCM).


     Có thật cần
thiết phải như thế không ? Đã mấy chục năm nay, Gốc Dông đã tự nguyện
trở thành một “đảo giao thông” phục vụ cho con người. Một “đảo giao
thông xanh” độc đáo, độc nhất vô nhị trong thành phố, có 3 luồng giao
thông, mà có thời luồng ở giữa được cắm bảng hướng dẫn hẳn hòi dành cho
xe đạp và xe xích lô ; sau hết thời xích lô thì dành cho xe đạp và xe
hon đa. Thực tế từ trước đến nay, số vụ tai nạn giao thông ngay tại địa
điểm Gốc Dông rất ít, ít hơn nhiều lần so với đường Phan Đình Phùng hay
đường Nguyễn Huệ. Vả lại, hai cây Dông nằm cách xa đầu cầu, đâu ảnh
hưởng gì nhiều. Di dời Tượng đài đến một địa điểm khác là rất hợp lý,
nhưng lẽ ra đừng chặt hạ hai cây Dông, thì có lẽ còn hợp lý hơn nữa.
Đàng này…

     Ngày hôm trước, tôi đi ngang qua Gốc Dông, thấy có
người đang xúm xít chặt cây, nghĩ là chắc người ta tỉa cành, cho cây mọc
mạnh hơn, xanh tốt hơn. Nào ngờ đến sáng hôm sau, không còn nhìn thấy
cây nữa, người ta đã hạ gốc và chở đi trong đêm…Tôi thật ngỡ ngàng! Chợt
nhìn sang hướng công viên Giọt Nước, một panô khẩu hiệu đập vào mắt :
“Toàn dân phấn đấu xây dựng tỉnh Kon Tum Giàu đẹp-Hiện đại -Văn
minh-Nghĩa tình”. Chợt nghĩ: quả thật, nếu không có chữ sau cùng (Nghĩa
tình), thì dù Kon Tum có phát triển đến mấy cũng còn thiếu sót! Đài phun
nước vừa khánh thành, cùng với quần thể công viên Giọt Nước được tôn
tạo, nhìn na ná như nhiều công trình ở nơi khác, không thể nào sánh được
với hai Gốc Cây Dông gần trăm tuổi, giờ đã vĩnh viễn ra đi…!

    
Tuy nhiên, như một sử gia đã viết, lịch sử hiện tồn tại theo cách riêng
của nó: cả cái đang có lẫn cái đã biến mất đều được sống mãi cùng với
dòng chảy bất tuyệt của đời người.
 




  (Lê Minh Sơn-krongblah.blogspot.com)



Bổ sung bởi NPV (23.11.2012):



      Ngày 16.11.2012, báo Tin nhanh Việt Nam (VnExpress) có đăng bài "Hàng chục cây cổ trăm tuổi bị đốn"  ( http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/11/hang-chuc-cay-co-tram-tuoi-bi-don/ ) với nội dung có thể coi như phản hồi lại bài viết "Kon Tum: Kỷ niệm 100 năm thành lập, phá bỏ chứng tích trăm năm tuổi!" của Lê Minh Sơn. Bài viết ký tên tác giả Tùy Phong, nhưng tôi tin rằng đứng sau nội dung bài báo tất có sự chỉ đạo của các nhà lãnh đạo có trách nhiệm của Kon Tum; mượn lời ông Nguyễn Toàn, Chủ tịch UBND phường Quyết Thắng (TP Kon Tum, nơi những cây cổ thụ bị chặt) để biện minh vấn đề một cách thiếu thuyết phục. Với tôi đây chỉ là một bài viết copy ý tưởng người khác khá vụng về cộng với một mớ bào chữa ngụy biện. Nó cho thấy ngoài sự thiếu hiểu biết về chứng tích văn hóa lịch sử, tôn trọng môi trường cây xanh, việc thiết kế vòng xuyến giao thông tại điểm chặt cây còn là việc phát sinh khá là "ngẫu hứng", như trong bài báo viết:  "Ban đầu, trong thiết kế không có vòng xuyến nhưng sau buộc phải sửa đổi vì vấn đề an toàn giao thông, đảm bảo tính mạng con người.". Có thật cần thiết đến mức vậy không?



      Như LMS đã viết: bản thân Gốc Dông đã là một đảo giao thông độc đáo phục vụ tốt cho an toàn giao thông đã bao năm nay. Để phù hợp với yêu cầu lưu thông một chiều khi cầu ĐăkBla mới hoàn thành, ta chỉ cần mở rộng làn đường bên phía cầu cũ (và di dời tượng đài là hợp lý), đặt dãi phân cách từ đầu cầu đến giao lộ Nguyễn Huệ- Phan Đình Phùng và bố trí hệ thống đèn xanh đèn đỏ điều tiết giao thông tại đây, đường Bạch Đằng (bờ kè) chỉ cho lưu thông một chiều từ cầu cũ vào thành phố. Như vậy là quá đủ cho nhu cầu lưu thông và an toàn giao thông khu vực đầu cầu ĐăkBla, vừa bảo tồn được chứng tích trăm năm, vừa tiết kiệm bao nhiêu tỷ tiền thuế của người dân.



    Có điều nói gì thì nói, tất cả đều là việc đã rồi...Chỉ còn lại những muộn màng tiếc nuối...



COMMENTS G+/FB:

17 Comments:
  1. Người KT09:56 1/11/12

    Định về KT thăm chơi nhân kỷ niệm 100 năm thành lập, đọc thông tin này thôi khỏi về luôn. Suy cho cùng người ta cũng chỉ lợi dụng lễ hội để kiếm chác, có biết tôn trọng văn hóa lịch sử gì đâu. Một đám đầu óc bã đậu...

    Trả lờiXóa
  2. Anonymous19:03 1/11/12

    Bạn LMS hoàn toàn đúng. Mấy cái cây này xa lắc đầu cầu ĐăkBla, không nằm trên trục đường QL 14 nối với đường PĐP. Chẳng có lý do gì thuyết phục để phá bỏ chúng cả. Tôi nghe nói lãnh đạo TP có mời thầy phong thủy về coi, thầy phán mấy cái cây này án ngữ ngõ vào Kontum, chắn đường thăng quan tiến chức của mấy ông lãnh đạo nên phải chặt bỏ, không biết có thật không?

    Trả lờiXóa
  3. Anonymous15:17 2/11/12

    thế à !? chết mẹ tôi rồi , ôi giời thằng ngu nào thế , chặt mất cây quý của ông rồi !!! Kon tum dã nghèo còn thiếu chứng tích văn hóa thì còn gì nữa hở trời ... mấy cây ấy gom lại cả trăm khối gổ ít gì lại thêm một nhậu linh dình cho chúng nó rồi ... dau hơn hoạn

    Trả lờiXóa
  4. botay.com15:30 2/11/12

    Đọc mà tức không chịu được. Đúng là một lũ ngu xuẩn ,vôvăn hóa không hơn không kém

    Trả lờiXóa
  5. Thà không có cái kỷ niệm 100 năm còn hơn! Đúng là không còn gì để nói!

    Trả lờiXóa
  6. Đại ngu15:29 5/11/12

    Chẳng cái ngu nào giống cái ngu nào ...

    Trả lờiXóa
  7. rồi người ta sẽ phá bỏ nhiều thứ nữa, sợ !!

    Trả lờiXóa
  8. This comment has been removed by a blog administrator.

    Trả lờiXóa
  9. Thanh Trúc09:59 12/11/12

    Ôi Kon Tum của tôi, đọc mà khóc.
    Giờ về Kon Tum không được nhắm hai cay cổ thụ mà một thời ngày nào tôi đi học cũng đi ngang qua và đứng trú mát...
    tức quá..không biết dùng lời lẽ gì để dành cho nhà lãnh đạo Kon Tum.
    có nói thì cũng như nước đổ đầu vịt thôi.

    Trả lờiXóa
  10. Cái bọn lãnh đạo này đúng là ...chặt cây cổ thụ rồi trồng mấy cây phượng cây bằng lăng mà cho là đẹp.... không có trình độ văn hóa lên làm lãnh đạo có ngày nó tháo cái nhà thờ gổ thay bằng nhà thờ đất luôn ko chừng. Nản quá... nhìn mấy cái cây bị cưa mà muốn điên lên vì tức

    Trả lờiXóa
  11. 1 lu ngu ngoc, lu vo hoc, chi co nhung dua nhu the moi lam nhu the

    Trả lờiXóa
  12. Thật buồn cho một phố thị Kon tum đang phải khoát vào một chiếc áo nham nhở. Mặc dù là thế hệ sau nhưng đúng là những địa danh gốc Dông, Tân Hương, Phương Hòa, Phương Quý... vẫn luôn là những tên gọi gợi về cho người ở xa tụi cháu những gì đúng thật Kon tum nhất. Tiếc cho thế hệ trẻ sau này sẽ không còn được biết - sẽ không quen gọi những địa danh thân thương đó nữa...

    Trả lờiXóa
  13. Những người KT như chúng mình, còn đang sống trên quê hương, nhưng sao thấy càng ngày càng không nhìn ra KT nữa. .. nhìn cảnh cầu Dakbla, sông Dakbla bây giờ mà chạnh lòng. . . có còn chăng vài di tích như nhà thờ gỗ, nhà thừo Tân hương, tòa giám mục. . . còn lại tất cả hình ảnh KT xưa đã mất hết rồi. . . biết vậy nhưng o làm gì được, buồn lắm. . . những người KT ở nơi xa , có dịp về KT họ ngở ngàng, đau lòng. . . những người KT đang sống ở Kt thì tức tối , bực bội mà chẳng biết làm sao!!! chỉ còn biết than thở " kt tôi đã mất người trong cuộc đời..."( các bạn biết bài này của ai rồi fải o?

    Trả lờiXóa
  14. Tôi là người KT và nghề nghiệp của tôi có liên quan đến Quy hoạch đô thị kiến trúc xây dựng , tôi cho rằng cách bao biện để quy hoạch giao thông cho an toàn tại khu vực nói trên là ko đúng vì bản chất hiện trạng đã là một sự quy hoạch hơp lý về giao thông và có tính mỷ quan cho trục giao thông đầu càu , cửa ngỏ vào tp kon tum - Đó là điểm nhấn lạ lẩm đặc thù của TP Kon Tum mà ko giống ở đâu cả , chỉ cần hợp lý hóa phân luồn giao thông là se thuận tiện cho giao thông . Sự nhiệt tình + ngu dốt là thành kẻ phá hoại Lênin đã nói như vậy mà

    Trả lờiXóa
  15. nguyen ngoc cam vy20:21 26/11/12

    Tôi , người KT một thời ... giờ đã xa , chuyến về thăm KT vừa rồi đúng là thật ngỡ ngàng , tàng cây dông đầu cầu trước khi vào thành phố đâu mất tiêu ... trống rỗng và xa lạ đến nao lòng , nuối tiếc nhưng biết sao được ! Giờ đọc thấy bài của LMS , tôi thấy như tìm được sự đồng cảm , cứ ngỡ người KT đã vô cảm cả rồi ... Tôi lâu lâu về một lần , những người ngày ngày qua lại chứng kiến cảnh "hoang tàn" ấy , sao im lăng ? Thôi thì ít ra cũng đã có người lên tiếng , mình thấy đỡ ấm ức ... cảm ơn tác giả bài viết , đã nói lên được tình cảm của những người sinh ra và lớn lên trên miền đất Tây nguyên đầy huyền thoại này ... KT thân yêu , Tân Hương đong đầy kỷ niệm từ thời ấu thơ ... ước mơ có ngày trở về , nhưng không biết rồi đây những chứng tích còn lại có mai một nữa hay không ? ... Cầu xin hãy dừng lại , đau lòng lắm người ơi !
    Nhớ hồi gốc phượng trước trường Têrêxa củ cũng bị đốn ngã , tôi khóc hết mấy ngày , nhớ ngày xưa lúc tan trường tôi hay ngồi dưới gốc phượng chờ ba đến đón , ngồi chờ ba đến đón tôi nhìn ma soeur làm " cảnh sát giao thông" đứng giữa đường để hướng dẫn và đưa các học sinh đi qua đường ... hồi ấy con nhà giàu được cha mẹ thuê xích lô đưa đón ... tôi ước ao được đi xích lô một lần ...sao mà nhớ quá ! KT ơi , mi thật tuyệt vời ... ta yêu vô cùng ... muốn ôm chặt vào lòng .

    Trả lờiXóa
  16. Re nguyen ngoc cam vy: Bạn đã từng học Terexa à? Năm nào vậy? Trong blog này (mục E hình ảnh) có hình họp lớp 6+7/ 1975 năm 2011, 2012-có hình một số soeur tham dự ( s.Huệ, sơ Kim Huệ, s.Bernadette,...)Bạn xem thử có nhận được ai quen không?
    Còn KT thì bây giờ nhiều chuyện để kể lắm, chỉ để thêm tiếc nuối...

    Trả lờiXóa

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH:

  • Mục lục:
  • Theo thể loại
  • Theo tác giả
  • Theo thời gian