Phố núi
Nơi giao lưu, tản mạn... cùng bạn hữu yêu văn học nghệ thuật gần xa.
Không bao giờ quá sớm để kết bạn & quá muộn để yêu- Sandy Wilson

Lời ngỏ

Cảm xúc về bài "Con đường phượng đỏ" - Thơ Phạm Ngọc Thái

Cảm xúc về bài "Con đường phượng
đỏ" - Thơ Phạm Ngọc Thái





( cô giáo Hoàng- ĐH Sư phạm Hà nội)









       Con đường phượng đỏ





Em mang màu phượng đỏ ra đi...

Anh tha thẩn dọc hè phố nhỏ
Nơi kỉ niệm của mối tình sinh nữ
Xác ve còn bám ở thân cây.

Con đường phượng đỏ đêm nay
Mây lãng du bay trời xanh vô định
Những cánh hoa rung trong hoài niệm
Nghe lòng thổn thức đâu đây!

Phượng đã cháy lên một thời
Nửa tóc bạc rồi, nửa mái xanh phơ phất
Tới một ngày chúng cũng tàn úa hết
Ta sẽ thành ông bà lão, em ơi!

Con đường tình đẫm giọt sương rơi
Gió vẫn xạc xào vi vút thổi
Giá hồi ấy chúng mình lấy nhau rồi sinh năm đẻ bảy
Thì đâu còn phượng để anh ru?

Em đã mang màu phượng ấy ra đi...



                                 Phạm Ngọc Thái


                        (trích tập "Hồ
Xuân Hương tái lai" Nxb Văn hoá Thông tin 2012)






Con đường phượng đỏ

                                                                                              



     
Bài thơ rất đáng yêu, nó gợi lại kỷ niệm về mối tình của nhà thơ với một
người sinh nữ đã xa xưa. Tôi hình dung thấy bước chân anh đang lang thang trên
cái hè phố nhỏ có hàng phượng vĩ, con đường mà anh vẫn cùng người thiếu nữ năm
nào dạo bước bên nhau:



                       Em mang màu phượng đỏ
ra đi...
                       Anh tha thẩn dọc hè phố
nhỏ
                       Nơi kỉ niệm của mối
tình sinh nữ
                       Xác ve còn bám ở thân
cây





      Hẳn
đó là những ngày tháng tươi đẹp và hạnh phúc của đời anh. Cô sinh nữ kia chắc
cũng phải xinh xắn lắm? Nghe anh mô tả, những kỷ niệm êm đềm từ thưở còn con
gái trong tôi, dù đã xa xôi cứ dồn về làm nghẹn trái tim. Thế mà cái con đường
có em yêu đã bao đêm đi bên anh, giờ đây chỉ còn vương lại những xác ve đã chết
khô bám trên những cành phượng cũ, nó cũng cô đơn như chính anh.   


        


      Tuổi
trẻ đi qua để lại bao nuối nhớ cùng những kỷ niệm tình. Bởi cái màu hoa phượng
đỏ cháy rực trời vào những ngày hè thân thương ấy, giờ đây em đã mang đi mất rồi,
chỉ để mình anh trơ trọi ở lại với những nhớ thương? Như ngay bắt đầu vào bài
nhà thơ đã mô tả:




                        Em mang màu phượng đỏ
ra đi...




    
Sang đoan hai tác giả vẫn lan man cảm xúc trên con đường của kỷ niệm
tình, nhưng giờ đây:




                        Mây lãng du bay trời
xanh vô định


                        Những cánh hoa rung
trong hoài niệm




     Những
đám mây phiêu diêu bay qua con đường trong một bàu trời heo hút, vô vi, gắn với
khoảng đời tươi đẹp, hạnh phúc nhất của nhà thơ. Hiu hắt quá!... màu hoa phượng
đỏ cũng chỉ còn là màu trong tưởng niệm. Câu thơ ảo mà vẫn khoáy vào lòng người,
phải chăng như Chế Lan Viên đã viết:




                        Bên kia bờ hư ảo - bờ
thơ




     Bởi
cái màu ảo ấy là màu của những nhớ thương, hoài vọng, thiết tha. Mặc dù nhà thơ
đang đi trên con đường rất thật để làm bài thơ này, như anh đã viết:




                         Con đường phượng đỏ
đêm nay...





   
Chúng đều là thật cả, từ làn mây đến khoảng trời xanh - song, vào trong
cảm xúc của nhà thơ Phạm Ngọc Thái nó trở thành màu của trừu tượng mênh mang, day
dứt khôn nguôi:




                        Nghe lòng thổn thức đâu
đây...





     
Trái tim của nhà thơ đang rỉ máu trên con đường ấy. Đến đoạn ba thì như
người bừng tỉnh trong giấc mộng và thơ được đẩy lên cao hơn của sự nuối cảm, xa
xót:




                       Phượng đã cháy lên một thời

                       Nửa tóc bạc rồi, nửa mái
xanh phơ phất


                       Tới một ngày chúng cũng
tàn úa hết


                       Ta sẽ thành ông bà lão,
em ơi!




    
Đành rằng qui luật của thời gian tất sẽ dẫn đến sự già cả, tàn úa, nhưng
ta vẫn thấy chua chát quá! Cứ nghĩ về cảnh nhà thơ viết ở đây thì dường như tất
cả đang sụp đổ xuống trái tim yêu. Đôi trai gái trẻ trung, say đắm hồi ấy nay
đã biến thành ông, thành bà già cả mất rồi. Có lẽ anh đã khóc khi trở về với
cái thực tại hôm nay? Đó là sự chia ly vô cùng, vô tận của cả một kiếp người.





Một thời  hoa phượng



     Đời
người có mấy ai là không gặp phải cảnh éo le, nuối tiếc, chia phôi của mối tình
đầu? Bài thơ không chỉ làm rung động trái tim của các lứa trẻ, ngay cả những
người đã bước vào tuổi hoa niên đọc thơ anh chắc cũng không khỏi xao lòng.




     Đoạn
thơ kết:




                      Con đường tình đẫm giọt
sương rơi


                      Gió vẫn xạc xào vi vút thổi...



     Để
khắc sâu hơn, nhấn mạnh hơn về sự trống vắng và tha thiết. Dù ta chẳng biết vì
lý do gì? Tại sao mối tình của nhà thơ với người con gái ấy bị tan vỡ? Lỗi do
ai? Chỉ thấy anh biện hộ với lòng mình rằng:




                         Giá hồi ấy chúng mình
lấy nhau rồi sinh năm đẻ bảy


                         Thì đâu còn phượng để
anh ru?




     Khiếp,
nhà thơ Phạm Ngọc Thái ơi! Sao anh tham lam thế? Người ta lấy nhau bây giờ chỉ
đẻ có hai đứa, nuôi được chúng nên người cũng đã bở hơi tai rồi, đằng này anh lại
đòi những "...sinh năm đẻ bảy" cơ đấy? Nói vậy thôi chứ thơ vẫn là
thơ mà. Viết thế nên câu thơ lại thêm phần thi vị và hay nữa. Tất cả sự diễn tả
ý nghĩ, hình ảnh... cũng chỉ để hoài tưởng về cái màu phượng vĩ của tình yêu
năm xưa, cho đến cuối cùng tác giả trở lại với câu thơ đầu tiên và kết ở đó:




         
               Em đã mang màu phượng
ấy ra đi...




     
Chính là tư tưởng của toàn bài để bộc lộ sự nuối nả trước một tình yêu
trong sáng, thiết tha thời tuổi trẻ. Bài thơ giàu cảm xúc, ý tình thanh nhã,
hình ảnh rất mộng mơ. Bút pháp tuy bình dị nhưng ngôn từ vẫn mang vẻ đẹp mỹ học,
cùng với ý nghĩa thi phẩm mà tạo thành bài thơ hay,  có thể làm rung cảm trái tim người.




                                                           
CÔ GIÁO HOÀNG

                                                         ĐH Sư phạm Hà Nội




COMMENTS G+/FB

0 Comment:

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH:

  • Mục lục:
  • Theo thể loại
  • Theo tác giả
  • Theo thời gian