Văn Cao- cuộc đời và sự kiện (phần 2) - ST
Phố núi...
Văn Cao- cuộc đời và sự kiện (tiếp theo)
LD: Bài viết này được trích từ chương 13 viết riêng về Văn Cao trong loạt bài Nghiên cứu về Phong trào nhân văn giai phẩm (1955-1958) gồm 16 chương của nhà biên khảo- nghiên cứu phê bình văn học Thụy Khê. Có thể coi đây là bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu nhất, phản ánh đầy đủ và chi tiết nhất về Văn Cao từ trước đến nay...
Phần 2: Văn Cao những ngày sau 1954:
Sau khi hoà bình lập lại, Văn Cao không sáng tác ca khúc nữa. Đang
khi trở lại với hội họa thì Hoàng Cầm đến mời ông viết bài cho Giai Phẩm Mùa Xuân.
Văn Cao nhận lời, ông làm thơ, vì chỉ có thơ mới nói được những bi
đát chìm sâu trong nội cảnh của tâm hồn. Với sự “đốc thúc” của Hoàng Cầm, Văn
Cao dành cả mùa xuân để sáng tác trường ca Những người trên cửa biển.
Lần này trở lại, Văn Cao, người anh cả, đứng lên chỉ mặt bọn người
đã làm cho nghệ sĩ phải điêu đứng trong sáng tác. Tác giả quốc ca hỏi tội:
“Bao giờ nghe được bản tình ca
Bao giờ bình yên xem một tranh tĩnh vật
Bao giờ
Bao giờ chúng nó đi tất cả”
“Chúng nó” đây là những khuôn mặt đã tạo dựng nên cái xã hội có nửa mặt:
“Một nửa thế giới
Một nửa tâm hồn
Một nửa thế kỷ
Chưa khai thác xong”.
“Chúng nó” đây là những con người:
“…những con người khôn ngoan
Không
có mồm
Mắt không bao giờ nhìn thẳng”
“Chúng nó” đây là những vi khuẩn đã len lỏi vào sự sống của con người:
“Chúng nó còn ở lại
Trong những tủ sách gia đình
Ỏ điếu thuốc trên môi những em bé mười lăm
Từng bước chân các cô gái
Từng con đường từng bãi cỏ từng bóng tối
Mằt quầng thâm còn nhỡ mãi đêm”
Và một lần nữa tác giả Tiến quân ca kêu gọi mọi người đứng lên bảo vệ Tự do như
đã từng bảo vệ Tổ quốc:
“Vào một cuộc đấu tranh mới
Để mở tung các cánh cửa sổ
Mở tung các cửa bể
Và tung ra hàng loạt hàng loạt
Những con người thật của chúng ta.”
(Anh có nghe thấy không, Giai phẩm mùa xuân)
Những lời kêu gọi thiết tha trên đây của Văn Cao làm rung động tất cả những tâm
hồn yêu tự do, yêu nghệ thuật và yêu đất nước.
Chỉ riêng những kẻ cảm thấy mình bị gọi là “chúng nó” mới động lòng. Xuân Diệu
thốt lên những lời tàn nhẫn:
“Những tư tưởng Nhân văn-Giai phẩm luồn lách như chạch; không phải lúc nào nó cũng
lộ liễu như trộn trấu, cát vào gạo cơm ta ăn, khiến ta biết ngay; mà có khi nó
giấu tay rỏ thuốc độc vào những chai thuốc dán nhãn hiệu là “bổ”. Văn Cao vào hạng
có bàn tay bọc nhung như thế. Sự giả dối đã thành bản chất của Văn Cao, nên những
cái lạc hậu, thoái hoá của Văn Cao cứ nghiễm nhiên mặc áo chân lý và tiến bộ. (…)
Vào đời giữa thời phát-xít Nhật đổ bộ vào Đông Dương, lúc lớn lên nhạy cảm nhất
lại là lúc chủ nghĩa đế quốc Pháp Nhật toát ra cái chất cuối mùa đồi trụy nhất,
phản động nhất, Văn Cao đã ngộ độc rất nặng. (…)
Trong bài hát Trương Chi, Văn Cao gán cho người đánh cá cái khinh bạc tột độ của
mình, không coi nhân quần ra cái gì hết, chỉ có một mình mình trên trái đất; hơi
lạnh của chủ nghĩa cá nhân tuyệt đối toát ra như một âm khí nặng nề:
Ngồi đây ta gõ mạn thuyền
Ta ca trái đất còn riêng ta! (…)
Những ngày đầu Cách mạng tháng Tám, những ý nghĩ phiêu lưu, tìm thi vị xa vời,
mới lạ trong cách mạng, là một chặng đường tất yếu của tư tưởng nhiều người; mơ
ước “Hải quân Việt Nam”, “Không quân Việt Nam” lúc đó cũng là một trạng thái của
lòng yêu nước.
Nhưng ta phải giật mình khi nhớ lại những lời hát:
Ta là đàn chim bay trên mây xanh
Mắt nhìn trong khói những kinh thành tan…
… Ta là tinh cầu bay trong đêm trăng
Ta không trách trình độ chính trị của ta và của tác giả khi đó còn thấp. Chúng
ta giật mình vì cái lối bay để mà bay, tự say lấy mình đó là tiền thân của cái
lối “Hãy đi mãi” của Trần Dần; chúng ta giật mình hơn nữa là cái máu anh hùng
chủ nghĩa làm cho Văn Cao sảng khoái nhìn thấy “những kinh thành tan” dưới bom đạn
mà không chút xót thương, và “chiến công ngang trời” kia lại là của “không quân
Việt Nam”, mà không nói là chiến tranh tự vệ!
Mấy bài thơ năm 1946, 1948 của Văn Cao, có dụng ý tốt, nhưng cũng bộc lộ cái tính
chất nghệ thuật của Văn Cao, thích khúc mắc, khó hiểu, thích loè lên lấp
lánh, pha với sự lập dị, chộ người, toát ra một màu vị tan rã, như bài “Chiếc
xe xác qua phường Dạ Lạc”, hay như bài “Ngoại ô mùa đông 46″ (Văn nghệ số 2, tháng
4-5/1948):
Ta đi trong nhà đổ
Nghe thời gian đã nhạt khúc ân tình
Tuy phòng the chiếc áo trẻ sơ sinh
Còn xiêm hài dành hương phấn cũ…
…
Chữ Phạn, La-tinh nhường máu tô diệt Pháp
Gió lạnh khi qua viện tàng thư
Cháy cong queo, bìa giữ chút di từ
Kierkegaard, Heiddeger và Nietzsche… (…)
Giả dối như một con mèo, kín nhẹn như một bàn tay âm mưu trong truyện trinh thám,
bài thơ Anh có nghe thấy không? lập lờ, ấp úng, bí hiểm, hai mặt, tuy nhiên công
chúng cũng hiểu nó muốn nói gì. Văn Cao gọi ai là “chúng nó”? Đối lập với ai là
“chúng ta”?
Bao giờ nghe được bản tình ca
Bao giờ bình yên xem một tranh tĩnh vật
Bao giờ
Bao giờ chúng nó đi tất cả (…)
Trên đất nước ta, “chúng nó” là Mỹ-Diệm ở miền Nam, là tay chân Mỹ-Diệm ở miền
Bắc, là bọn phá hoại Nhân văn-Giai phẩm; chúng nó là thế đấy (…)
Những con người của chúng ta, từ Cách mạng tháng Tám đến nay, xuất hiện, trưởng
thành dần dần và mãnh liệt, để đi tới “lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu”,
dù chúng ta có còn khuyết điểm, nhược điểm gì, cả Trái đất cũng biết chúng ta vĩ
đại!”
(Xuân Diệu, Dao có mài mới sắc Nxb Văn học, Hà Nội 1963, tr. 101-114. Bản
điện tử do Lại Nguyên Ân cung cấp, tài liệu Talawas)
Bài viết Xuân Diệu chứng minh những điều Văn Cao viết về “chúng nó” là đúng.
Xuân Diệu còn gián tiếp cho biết: Đảng chưa bao giờ hiểu nghệ thuật của Văn
Cao. Tất cả những sáng tác tuyệt vời của Văn Cao đều bị Đảng coi là “thuốc độc”.
Tóm lại, Đảng chỉ dùng bài Tiến quân ca. Nhưng Văn Cao không thuộc về Đảng. Văn
Cao là nghệ sĩ của dân tộc.
Nếu nhạc của Văn Cao đưa con người vào cõi mộng, thì thơ Văn Cao xoáy vào thực
tại cuộc đời: phần đời thực với Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc, Ngoại ô mùa đông
1946, Những người trên cửa Biển và phần nội tâm sâu xé của con người mất tự do,
trong các bài thơ ngắn, cô đọng và đau thương, như những giọt nước mắt không rơi
ngoài tim mình như lời thơ Thanh Tâm Tuyền. Là nhạc sĩ kỳ tài, Văn Cao còn là
nghệ sĩ tiên phong trong hội họa và thi ca. Ngày nay chúng ta không còn nhiều họa
phẩm của Văn Cao nhưng theo Tạ Tỵ, Văn Cao đã tự trình bày bìa những bản nhạc của
mình bằng những bức tranh avant garde. Nếu tìm lại được những ấn bản đó, ta có
thể có ý niệm về hội họa tiên phong của Văn Cao.
Riêng về thơ, Văn Cao âm thầm tiếp tục con đường tân tạo. Mỗi chặng sống, ông
viết những tác phẩm giá trị.
Cúi xuống những lầm than của kiếp người, Văn Cao là người duy nhất để lại những
hình ảnh kinh hoàng của trận đói tháng ba năm Ất Dậu. Nếu không có Chiếc xe xác
qua phường Dạ Lạc, thì chúng ta không thể hình dung cảnh xe xác lăn trong xóm cô
đầu của một Hà Nội bán linh hồn:
"Ngã tư nghiêng nghiêng đốm lửa
Chập chờn ảo hoá tà ma…
Đôi dẫy hồng lâu mở cửa phấn sa
Rũ rượi tóc những hình hài địa ngục
Lạnh ngắt tiếng ca nhi phách giục
Tình tang… Não nuột khóc tàn sương
Áo thế hoa rũ rượi lượn đêm trường
Từng mỹ thể rạc rời đèn phù thế
Ta đi giữa đường dương thế
Bóng tối âm thầm rụng xuống chân cây…
Tiếng xe ma chở vội một đêm gầy
Xác trụy lạc rũ bên thềm lá phủ
(…)
Ta về gác chiếu chăn gào tự tử
Trên đường tối đêm khoả thân khiêu vũ
Kèn nhịp xa điệu múa vô luân
Run rẩy giao duyên khối nhạc trầm trầm
Hun hút gió nâng cầm ca nặng nhọc
Kiếp người tang tóc
Loạn lạc đòi nơi xương chất lên xương
Một nửa kêu than, ma đói sa trường
Còn một nửa lang thang tìm khoái lạc!”
Bài Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc song hành với Tiến quân ca, là những tiếng
bi thương và hùng tráng, báo hiệu cho sự đồng lòng nhất trí của dân tộc đứng lên
trong ngày toàn quốc kháng chiến.
Ngoại ô mùa đông 1946 viết về ngày toàn quốc kháng chiến, với một bút pháp độc đáo,
kinh hoàng, gây hoang loạn:
“Phố chết rồi vài mảnh rêu ngơ ngác
The thé thất thanh giọng kêu tàn ác
Quạ dăm con, chập choạng cánh dơi xa
Lơ láo tường vôi, than bụi dui nhà
Với dáng cỏ khô dấu chìm xe ngựa
Xưa lê la đàn ròi bọ
Đục trong máu mủ ung thư
Của một phường Hà Nội cổ
Vàng son che đậy hương thừa
Bao người bệnh tật thời xưa
Từng sống rạc rài viễn phố
Bao người ấy bây giờ
Súng gươm giữ từng đường phố
… Lời gọi cha già
Ôi đoàn thể
Bấy nhiêu người đói khổ đã vươn cao
Cửa ô cần lao
Cửa ô trụy lạc
Cửa ô trầm mặc
… Mấy bức tường hồng rơi xuống cùng trâm
Một dẫy phố nghiêng cả thành Hà Nội
Dòng ngõ chợ xưa máu dâng ngập lối
Mấy xác quân thù bên cống tanh hôi
Sọ nứt toang óc chảy lẫn với ròi
… Xóm âm u
thành khối đen đặc quánh
Ơi ai ngâm mình hố lạnh
Gió mùa rú ghê người
Trăng đông dầm khe rãnh
Lưỡi lê đậu sương rơi…”
(Ngoại ô mùa đông 1946)
Kháng chiến không chỉ là hào hùng, là hoa treo đầu súng.
Kháng chiến còn là chiến tranh, chết chóc, tàn phá, kinh hoàng… Ngoại ô mùa đông
46 là bài thơ khốc liệt nhất viết về toàn quốc kháng chiến. Trong những năm đầu,
người nghệ sĩ còn được tự do sáng tác, mới có thể có Chiếc xe xác qua phường Dạ
Lạc và Ngoại ô mùa đông 1946, in trên báo Tiên Phong.
Trường ca Những người trên cửa biển, là bài ca lịch sử của Hải Phòng, gắn liền
với lịch sử Văn Cao, từ lúc sinh trong đói khổ dưới thời Pháp thuộc, đến cuộc
kháng chiến đẫm máu mà Văn Cao đã phụng sự hết mình. Văn Cao chờ đợi một mùa xuân
khi hoà bình lập lại. Nhưng ngày dứt chiến tranh cũng là ngày chia đôi đất nước,
ngày những con bạch tuộc hiện hình:
Vợ xa chồng
Anh xa em
Chiều Nam chiều Bắc cùng sầu
Tiếng thức dậy niềm cô đơn nuối tiếc
…
Gió bão tới đâu cũng không một lúc
Rụng hết lá vàng
Ngày báo hiệu mùa xuân mầm nở mầm tàn
Có người tự nhiên tiếc bàn tay đã mất
Từng đêm đau nhức vết đạn trên mình
…
Trong những ngày khó khăn chồng chất
Kẻ thù của chúng ta xuất hiện
Những con rồng đất khi đỏ khi xanh
Lẫn trong hàng ngũ
Những con bói cá
Đậu trên những dây buồm
Đang đo mực nướng
Những con bạch tuộc
Bao tay chân cố dìm một con người
…
Tôi sẽ vạch từng tên từng mặt
(Những ngày báo hiệu mùa xuân, trong trường
ca Những người trên cửa biển, Giai phẩm mùa thu tập II, tháng 10/56).
Văn Cao trở lại vị trí chiến sĩ trừ gian. Lần này cuộc cách mạng sẽ xẩy ra trên
mặt trận tư tưởng, bằng ngòi bút. Và những kẻ sợ Văn Cao vạch mặt, chỉ tên đã
hoảng loạn tinh thần, viết nên những điều cuồng dại.
Sau Nhân Văn, Văn Cao vẫn làm thơ. Lần này thơ ông đi sâu vào nội tâm con người.
Một con người:
Có lúc
một mình một dao giữa rừng đêm không sợ hổ
có lúc
ban ngày nghe lá rụng sao hoảng hốt
có lúc
nước mắt không thể chảy ra ngoài được”
(Có lúc)
Con người bị cầm tù tư tưởng âm thầm nhìn cái chết chậm, như bức tường vô tri,
nhích dần, nhích dần trên thân xác mình:
Cái bức tường lê từng bước một
Đến gần chân chúng tôi hàng ngày
Chúng tôi nhìn chậm chạp
Châm chạp một cái chết
Thời gian đang héo thời gian đang rụng
(Với Nguyễn Huy Tưởng)
Bài thơ khóc Nguyễn Huy Tưởng, nhưng là điếu tang những người bị mất tự do. Bài
thơ bị cấm trong ba mươi năm.
Kiên trì, Văn Cao vẫn tiếp tục vẽ bằng thơ. Lần này ông phác họa chân dung một
kẻ xưa kia là bạn:
Tôi đã gặp lại anh
Im lìm như một bức ảnh
Người anh dẹt như một con dao
Gây nhiều vết thương cho bạn hữu
Anh mang trong tôi nhiều bộ mặt
Đâu là cái cuối cùng
Chỉ còn hai con mắt
Trắng dã không thể lừa dối
(Về một người)
Bài Ba biến khúc tuổi 65, tổng kết cuộc đời Văn Cao trong một tình thế chính trị
không lối thoát. Biến khúc I viết về thời kháng chiến trừ gian:
Một người cho tôi con dao găm
Không biết dùng làm gì
đêm nhìn qua cửa sổ
một khoảng trống đen
tôi ném vào khoảng trống …
bỗng nhiên có tiếng ngã ngoài sân
một người trúng tim đã chết
tôi không hề biết người ấy
tôi là kẻ không muốn giết người
chỉ biết bóng tối
mà tôi đã ném dao.
Những lời tự họa đớn đau của Văn Cao đã gặp những lời tự phán kinh hoàng của Nhất
Linh trong Giòng sông Thanh Thủy: Khi anh đã lọt vào guồng máy, anh sẽ phải giết
người, anh sẽ có bàn tay bẩn (JP Sartre).
Biến khúc II viết về bi kịch của người Nhân Văn:
Tôi đi trên phố
bỗng nhiên mọi người nhìn tôi
một ai đó kêu lên: thằng ăn cắp
tôi chạy
tôi chạy
tại sao tôi chạy?
tôi không hiểu tôi
cả phố đuổi theo tôi
xe cộ đuổi theo tôi
tôi chạy bạt mạng
gần hết đời
tới chỗ chỉ còn gục xuống
tỉnh dậy mồ hôi chảy
tôi lại thấy tôi là người chưa phạm tội
Chạy hết trọn đời, nhưng người Nhân Văn không tìm ra lối thoát.
Biến khúc III, viết về mạng lưới công an trị:
Tôi rơi vào mạng nhện
mạng nhện cuốn lấy tôi
không còn cách gì gỡ được…
muốn phá cái mạng nhện
tôi không đủ tay
(Ba biến khúc tuổi 65)
Sau Nhân Văn, người ta vẫn không dám đối xử với tác giả Tiến quân ca như những
thành viên khác của NVGP. Họ đành đưa Văn Cao vào bóng tối. Không nhắc tới. Không
cho in. Không cho hát. Không cho vẽ. Trong ba mươi năm. Nhưng Văn Cao vẫn hiện
diện. Hiện diện bằng sự vắng mặt:
Người dân miền Nam vẫn nghe những tuyệt tác của Văn Cao qua tiếng hát những ca
sĩ thượng thặng Thái Thanh, Hà Thanh, Khánh Ly… Và người dân miền Bắc mỗi lần
chào cờ là một lần hội ngộ với Văn Cao.
Sau này, cho dù thế nào đi nữa thì Tiến quân ca vẫn (*) là xương thịt của một
nghệ sĩ thiên tài, suốt đời đóng góp cho nghệ thuật chân chính và tranh đấu cho
tự do của đất nước, sẽ mãi mãi còn lại. Bởi khó có tác phẩm nào thay thế được Tiến
quân ca trong lòng dân tộc Việt Nam.
Thụy Khuê
(*): đoạn này có lược bớt một dòng
Xem thêm: Một lần uống rượu cùng Văn Cao
LD: Bài viết này được trích từ chương 13 viết riêng về Văn Cao trong loạt bài Nghiên cứu về Phong trào nhân văn giai phẩm (1955-1958) gồm 16 chương của nhà biên khảo- nghiên cứu phê bình văn học Thụy Khê. Có thể coi đây là bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu nhất, phản ánh đầy đủ và chi tiết nhất về Văn Cao từ trước đến nay...
Phần 2: Văn Cao những ngày sau 1954:
Sau khi hoà bình lập lại, Văn Cao không sáng tác ca khúc nữa. Đang
khi trở lại với hội họa thì Hoàng Cầm đến mời ông viết bài cho Giai Phẩm Mùa Xuân.
Văn Cao nhận lời, ông làm thơ, vì chỉ có thơ mới nói được những bi
đát chìm sâu trong nội cảnh của tâm hồn. Với sự “đốc thúc” của Hoàng Cầm, Văn
Cao dành cả mùa xuân để sáng tác trường ca Những người trên cửa biển.
Lần này trở lại, Văn Cao, người anh cả, đứng lên chỉ mặt bọn người
đã làm cho nghệ sĩ phải điêu đứng trong sáng tác. Tác giả quốc ca hỏi tội:
“Bao giờ nghe được bản tình ca
Bao giờ bình yên xem một tranh tĩnh vật
Bao giờ
Bao giờ chúng nó đi tất cả”
“Chúng nó” đây là những khuôn mặt đã tạo dựng nên cái xã hội có nửa mặt:
“Một nửa thế giới
Một nửa tâm hồn
Một nửa thế kỷ
Chưa khai thác xong”.
“Chúng nó” đây là những con người:
“…những con người khôn ngoan
Không
có mồm
Mắt không bao giờ nhìn thẳng”
“Chúng nó” đây là những vi khuẩn đã len lỏi vào sự sống của con người:
“Chúng nó còn ở lại
Trong những tủ sách gia đình
Ỏ điếu thuốc trên môi những em bé mười lăm
Từng bước chân các cô gái
Từng con đường từng bãi cỏ từng bóng tối
Mằt quầng thâm còn nhỡ mãi đêm”
Và một lần nữa tác giả Tiến quân ca kêu gọi mọi người đứng lên bảo vệ Tự do như
đã từng bảo vệ Tổ quốc:
“Vào một cuộc đấu tranh mới
Để mở tung các cánh cửa sổ
Mở tung các cửa bể
Và tung ra hàng loạt hàng loạt
Những con người thật của chúng ta.”
(Anh có nghe thấy không, Giai phẩm mùa xuân)
Những lời kêu gọi thiết tha trên đây của Văn Cao làm rung động tất cả những tâm
hồn yêu tự do, yêu nghệ thuật và yêu đất nước.
Chỉ riêng những kẻ cảm thấy mình bị gọi là “chúng nó” mới động lòng. Xuân Diệu
thốt lên những lời tàn nhẫn:
“Những tư tưởng Nhân văn-Giai phẩm luồn lách như chạch; không phải lúc nào nó cũng
lộ liễu như trộn trấu, cát vào gạo cơm ta ăn, khiến ta biết ngay; mà có khi nó
giấu tay rỏ thuốc độc vào những chai thuốc dán nhãn hiệu là “bổ”. Văn Cao vào hạng
có bàn tay bọc nhung như thế. Sự giả dối đã thành bản chất của Văn Cao, nên những
cái lạc hậu, thoái hoá của Văn Cao cứ nghiễm nhiên mặc áo chân lý và tiến bộ. (…)
Vào đời giữa thời phát-xít Nhật đổ bộ vào Đông Dương, lúc lớn lên nhạy cảm nhất
lại là lúc chủ nghĩa đế quốc Pháp Nhật toát ra cái chất cuối mùa đồi trụy nhất,
phản động nhất, Văn Cao đã ngộ độc rất nặng. (…)
Trong bài hát Trương Chi, Văn Cao gán cho người đánh cá cái khinh bạc tột độ của
mình, không coi nhân quần ra cái gì hết, chỉ có một mình mình trên trái đất; hơi
lạnh của chủ nghĩa cá nhân tuyệt đối toát ra như một âm khí nặng nề:
Ngồi đây ta gõ mạn thuyền
Ta ca trái đất còn riêng ta! (…)
Những ngày đầu Cách mạng tháng Tám, những ý nghĩ phiêu lưu, tìm thi vị xa vời,
mới lạ trong cách mạng, là một chặng đường tất yếu của tư tưởng nhiều người; mơ
ước “Hải quân Việt Nam”, “Không quân Việt Nam” lúc đó cũng là một trạng thái của
lòng yêu nước.
Nhưng ta phải giật mình khi nhớ lại những lời hát:
Ta là đàn chim bay trên mây xanh
Mắt nhìn trong khói những kinh thành tan…
… Ta là tinh cầu bay trong đêm trăng
Ta không trách trình độ chính trị của ta và của tác giả khi đó còn thấp. Chúng
ta giật mình vì cái lối bay để mà bay, tự say lấy mình đó là tiền thân của cái
lối “Hãy đi mãi” của Trần Dần; chúng ta giật mình hơn nữa là cái máu anh hùng
chủ nghĩa làm cho Văn Cao sảng khoái nhìn thấy “những kinh thành tan” dưới bom đạn
mà không chút xót thương, và “chiến công ngang trời” kia lại là của “không quân
Việt Nam”, mà không nói là chiến tranh tự vệ!
Mấy bài thơ năm 1946, 1948 của Văn Cao, có dụng ý tốt, nhưng cũng bộc lộ cái tính
chất nghệ thuật của Văn Cao, thích khúc mắc, khó hiểu, thích loè lên lấp
lánh, pha với sự lập dị, chộ người, toát ra một màu vị tan rã, như bài “Chiếc
xe xác qua phường Dạ Lạc”, hay như bài “Ngoại ô mùa đông 46″ (Văn nghệ số 2, tháng
4-5/1948):
Ta đi trong nhà đổ
Nghe thời gian đã nhạt khúc ân tình
Tuy phòng the chiếc áo trẻ sơ sinh
Còn xiêm hài dành hương phấn cũ…
…
Chữ Phạn, La-tinh nhường máu tô diệt Pháp
Gió lạnh khi qua viện tàng thư
Cháy cong queo, bìa giữ chút di từ
Kierkegaard, Heiddeger và Nietzsche… (…)
Giả dối như một con mèo, kín nhẹn như một bàn tay âm mưu trong truyện trinh thám,
bài thơ Anh có nghe thấy không? lập lờ, ấp úng, bí hiểm, hai mặt, tuy nhiên công
chúng cũng hiểu nó muốn nói gì. Văn Cao gọi ai là “chúng nó”? Đối lập với ai là
“chúng ta”?
Bao giờ nghe được bản tình ca
Bao giờ bình yên xem một tranh tĩnh vật
Bao giờ
Bao giờ chúng nó đi tất cả (…)
Trên đất nước ta, “chúng nó” là Mỹ-Diệm ở miền Nam, là tay chân Mỹ-Diệm ở miền
Bắc, là bọn phá hoại Nhân văn-Giai phẩm; chúng nó là thế đấy (…)
Những con người của chúng ta, từ Cách mạng tháng Tám đến nay, xuất hiện, trưởng
thành dần dần và mãnh liệt, để đi tới “lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu”,
dù chúng ta có còn khuyết điểm, nhược điểm gì, cả Trái đất cũng biết chúng ta vĩ
đại!”
(Xuân Diệu, Dao có mài mới sắc Nxb Văn học, Hà Nội 1963, tr. 101-114. Bản
điện tử do Lại Nguyên Ân cung cấp, tài liệu Talawas)
Bài viết Xuân Diệu chứng minh những điều Văn Cao viết về “chúng nó” là đúng.
Xuân Diệu còn gián tiếp cho biết: Đảng chưa bao giờ hiểu nghệ thuật của Văn
Cao. Tất cả những sáng tác tuyệt vời của Văn Cao đều bị Đảng coi là “thuốc độc”.
Tóm lại, Đảng chỉ dùng bài Tiến quân ca. Nhưng Văn Cao không thuộc về Đảng. Văn
Cao là nghệ sĩ của dân tộc.
Nếu nhạc của Văn Cao đưa con người vào cõi mộng, thì thơ Văn Cao xoáy vào thực
tại cuộc đời: phần đời thực với Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc, Ngoại ô mùa đông
1946, Những người trên cửa Biển và phần nội tâm sâu xé của con người mất tự do,
trong các bài thơ ngắn, cô đọng và đau thương, như những giọt nước mắt không rơi
ngoài tim mình như lời thơ Thanh Tâm Tuyền. Là nhạc sĩ kỳ tài, Văn Cao còn là
nghệ sĩ tiên phong trong hội họa và thi ca. Ngày nay chúng ta không còn nhiều họa
phẩm của Văn Cao nhưng theo Tạ Tỵ, Văn Cao đã tự trình bày bìa những bản nhạc của
mình bằng những bức tranh avant garde. Nếu tìm lại được những ấn bản đó, ta có
thể có ý niệm về hội họa tiên phong của Văn Cao.
Riêng về thơ, Văn Cao âm thầm tiếp tục con đường tân tạo. Mỗi chặng sống, ông
viết những tác phẩm giá trị.
Cúi xuống những lầm than của kiếp người, Văn Cao là người duy nhất để lại những
hình ảnh kinh hoàng của trận đói tháng ba năm Ất Dậu. Nếu không có Chiếc xe xác
qua phường Dạ Lạc, thì chúng ta không thể hình dung cảnh xe xác lăn trong xóm cô
đầu của một Hà Nội bán linh hồn:
"Ngã tư nghiêng nghiêng đốm lửa
Chập chờn ảo hoá tà ma…
Đôi dẫy hồng lâu mở cửa phấn sa
Rũ rượi tóc những hình hài địa ngục
Lạnh ngắt tiếng ca nhi phách giục
Tình tang… Não nuột khóc tàn sương
Áo thế hoa rũ rượi lượn đêm trường
Từng mỹ thể rạc rời đèn phù thế
Ta đi giữa đường dương thế
Bóng tối âm thầm rụng xuống chân cây…
Tiếng xe ma chở vội một đêm gầy
Xác trụy lạc rũ bên thềm lá phủ
(…)
Ta về gác chiếu chăn gào tự tử
Trên đường tối đêm khoả thân khiêu vũ
Kèn nhịp xa điệu múa vô luân
Run rẩy giao duyên khối nhạc trầm trầm
Hun hút gió nâng cầm ca nặng nhọc
Kiếp người tang tóc
Loạn lạc đòi nơi xương chất lên xương
Một nửa kêu than, ma đói sa trường
Còn một nửa lang thang tìm khoái lạc!”
Bài Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc song hành với Tiến quân ca, là những tiếng
bi thương và hùng tráng, báo hiệu cho sự đồng lòng nhất trí của dân tộc đứng lên
trong ngày toàn quốc kháng chiến.
Ngoại ô mùa đông 1946 viết về ngày toàn quốc kháng chiến, với một bút pháp độc đáo,
kinh hoàng, gây hoang loạn:
“Phố chết rồi vài mảnh rêu ngơ ngác
The thé thất thanh giọng kêu tàn ác
Quạ dăm con, chập choạng cánh dơi xa
Lơ láo tường vôi, than bụi dui nhà
Với dáng cỏ khô dấu chìm xe ngựa
Xưa lê la đàn ròi bọ
Đục trong máu mủ ung thư
Của một phường Hà Nội cổ
Vàng son che đậy hương thừa
Bao người bệnh tật thời xưa
Từng sống rạc rài viễn phố
Bao người ấy bây giờ
Súng gươm giữ từng đường phố
… Lời gọi cha già
Ôi đoàn thể
Bấy nhiêu người đói khổ đã vươn cao
Cửa ô cần lao
Cửa ô trụy lạc
Cửa ô trầm mặc
… Mấy bức tường hồng rơi xuống cùng trâm
Một dẫy phố nghiêng cả thành Hà Nội
Dòng ngõ chợ xưa máu dâng ngập lối
Mấy xác quân thù bên cống tanh hôi
Sọ nứt toang óc chảy lẫn với ròi
… Xóm âm u
thành khối đen đặc quánh
Ơi ai ngâm mình hố lạnh
Gió mùa rú ghê người
Trăng đông dầm khe rãnh
Lưỡi lê đậu sương rơi…”
(Ngoại ô mùa đông 1946)
Kháng chiến không chỉ là hào hùng, là hoa treo đầu súng.
Kháng chiến còn là chiến tranh, chết chóc, tàn phá, kinh hoàng… Ngoại ô mùa đông
46 là bài thơ khốc liệt nhất viết về toàn quốc kháng chiến. Trong những năm đầu,
người nghệ sĩ còn được tự do sáng tác, mới có thể có Chiếc xe xác qua phường Dạ
Lạc và Ngoại ô mùa đông 1946, in trên báo Tiên Phong.
Trường ca Những người trên cửa biển, là bài ca lịch sử của Hải Phòng, gắn liền
với lịch sử Văn Cao, từ lúc sinh trong đói khổ dưới thời Pháp thuộc, đến cuộc
kháng chiến đẫm máu mà Văn Cao đã phụng sự hết mình. Văn Cao chờ đợi một mùa xuân
khi hoà bình lập lại. Nhưng ngày dứt chiến tranh cũng là ngày chia đôi đất nước,
ngày những con bạch tuộc hiện hình:
Vợ xa chồng
Anh xa em
Chiều Nam chiều Bắc cùng sầu
Tiếng thức dậy niềm cô đơn nuối tiếc
…
Gió bão tới đâu cũng không một lúc
Rụng hết lá vàng
Ngày báo hiệu mùa xuân mầm nở mầm tàn
Có người tự nhiên tiếc bàn tay đã mất
Từng đêm đau nhức vết đạn trên mình
…
Trong những ngày khó khăn chồng chất
Kẻ thù của chúng ta xuất hiện
Những con rồng đất khi đỏ khi xanh
Lẫn trong hàng ngũ
Những con bói cá
Đậu trên những dây buồm
Đang đo mực nướng
Những con bạch tuộc
Bao tay chân cố dìm một con người
…
Tôi sẽ vạch từng tên từng mặt
(Những ngày báo hiệu mùa xuân, trong trường
ca Những người trên cửa biển, Giai phẩm mùa thu tập II, tháng 10/56).
Văn Cao trở lại vị trí chiến sĩ trừ gian. Lần này cuộc cách mạng sẽ xẩy ra trên
mặt trận tư tưởng, bằng ngòi bút. Và những kẻ sợ Văn Cao vạch mặt, chỉ tên đã
hoảng loạn tinh thần, viết nên những điều cuồng dại.
Sau Nhân Văn, Văn Cao vẫn làm thơ. Lần này thơ ông đi sâu vào nội tâm con người.
Một con người:
Có lúc
một mình một dao giữa rừng đêm không sợ hổ
có lúc
ban ngày nghe lá rụng sao hoảng hốt
có lúc
nước mắt không thể chảy ra ngoài được”
(Có lúc)
Con người bị cầm tù tư tưởng âm thầm nhìn cái chết chậm, như bức tường vô tri,
nhích dần, nhích dần trên thân xác mình:
Cái bức tường lê từng bước một
Đến gần chân chúng tôi hàng ngày
Chúng tôi nhìn chậm chạp
Châm chạp một cái chết
Thời gian đang héo thời gian đang rụng
(Với Nguyễn Huy Tưởng)
Bài thơ khóc Nguyễn Huy Tưởng, nhưng là điếu tang những người bị mất tự do. Bài
thơ bị cấm trong ba mươi năm.
Kiên trì, Văn Cao vẫn tiếp tục vẽ bằng thơ. Lần này ông phác họa chân dung một
kẻ xưa kia là bạn:
Tôi đã gặp lại anh
Im lìm như một bức ảnh
Người anh dẹt như một con dao
Gây nhiều vết thương cho bạn hữu
Anh mang trong tôi nhiều bộ mặt
Đâu là cái cuối cùng
Chỉ còn hai con mắt
Trắng dã không thể lừa dối
(Về một người)
Bài Ba biến khúc tuổi 65, tổng kết cuộc đời Văn Cao trong một tình thế chính trị
không lối thoát. Biến khúc I viết về thời kháng chiến trừ gian:
Một người cho tôi con dao găm
Không biết dùng làm gì
đêm nhìn qua cửa sổ
một khoảng trống đen
tôi ném vào khoảng trống …
bỗng nhiên có tiếng ngã ngoài sân
một người trúng tim đã chết
tôi không hề biết người ấy
tôi là kẻ không muốn giết người
chỉ biết bóng tối
mà tôi đã ném dao.
Những lời tự họa đớn đau của Văn Cao đã gặp những lời tự phán kinh hoàng của Nhất
Linh trong Giòng sông Thanh Thủy: Khi anh đã lọt vào guồng máy, anh sẽ phải giết
người, anh sẽ có bàn tay bẩn (JP Sartre).
Biến khúc II viết về bi kịch của người Nhân Văn:
Tôi đi trên phố
bỗng nhiên mọi người nhìn tôi
một ai đó kêu lên: thằng ăn cắp
tôi chạy
tôi chạy
tại sao tôi chạy?
tôi không hiểu tôi
cả phố đuổi theo tôi
xe cộ đuổi theo tôi
tôi chạy bạt mạng
gần hết đời
tới chỗ chỉ còn gục xuống
tỉnh dậy mồ hôi chảy
tôi lại thấy tôi là người chưa phạm tội
Chạy hết trọn đời, nhưng người Nhân Văn không tìm ra lối thoát.
Biến khúc III, viết về mạng lưới công an trị:
Tôi rơi vào mạng nhện
mạng nhện cuốn lấy tôi
không còn cách gì gỡ được…
muốn phá cái mạng nhện
tôi không đủ tay
(Ba biến khúc tuổi 65)
Sau Nhân Văn, người ta vẫn không dám đối xử với tác giả Tiến quân ca như những
thành viên khác của NVGP. Họ đành đưa Văn Cao vào bóng tối. Không nhắc tới. Không
cho in. Không cho hát. Không cho vẽ. Trong ba mươi năm. Nhưng Văn Cao vẫn hiện
diện. Hiện diện bằng sự vắng mặt:
Người dân miền Nam vẫn nghe những tuyệt tác của Văn Cao qua tiếng hát những ca
sĩ thượng thặng Thái Thanh, Hà Thanh, Khánh Ly… Và người dân miền Bắc mỗi lần
chào cờ là một lần hội ngộ với Văn Cao.
Sau này, cho dù thế nào đi nữa thì Tiến quân ca vẫn (*) là xương thịt của một
nghệ sĩ thiên tài, suốt đời đóng góp cho nghệ thuật chân chính và tranh đấu cho
tự do của đất nước, sẽ mãi mãi còn lại. Bởi khó có tác phẩm nào thay thế được Tiến
quân ca trong lòng dân tộc Việt Nam.
Thụy Khuê
(*): đoạn này có lược bớt một dòng
Xem thêm: Một lần uống rượu cùng Văn Cao
0 Comment: