Thơ Con Cóc: Một bài thơ hay- Nguyễn Hưng Quốc (ST)
Phố núi...
LD: Thơ đã dở, không ra gì người ta mới ví là thơ con cóc. Từ trước đến nay- như một điều mặc định, thơ con cóc chính hiệu đã trở thành chuẩn của những cái dở, cái không ra gì trong thi ca. Cũng chẳng có ai nghi ngờ, bận tâm về điều đó cả, cho tới một ngày, có một người- chính là nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc. Ông cung cấp cho độc giả một góc nhìn mới lạ, độc đáo về bài 'thơ con cóc', chứng minh rằng 'thơ con cóc' là một bài thơ hay thật sự. Lý giải của ông khá có sức thuyết phục, và NPV chợt nhận ra rằng để làm một bài thơ đạt như bài 'thơ con cóc' quả thật không đơn giản tí nào...
'Thơ Con
Cóc': Một bài thơ hay
-Nguyễn Hưng Quốc-
Con cóc trong hang
Con cóc nhảy ra
Con cóc nhảy ra
Con cóc ngồi đó
Con cóc ngồi đó
Con cóc nhảy đi
Yêu thơ, thuộc khá
nhiều thơ, tôi có thói quen hay đọc thơ, khe khẽ, một mình, nhất là vào những
buổi chiều, đi làm về, nhìn nắng ngẩn ngơ vàng, lòng bỗng dưng, nói như Xuân
Diệu, ‘hiu hiu khẽ buồn’. Những lúc ấy, dù không mong, thơ vẫn hiện về, thầm
thì, như một lời đồng điệu. Thường là thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử và
nhiều nhà thơ khác, trước năm 1945; những bài thơ ngọt ngào vô hạn, đọc lên,
ngỡ có hương thơm thoang thoảng quanh mình và ngỡ lòng mình, giống như Hồ Dzếnh
ngày nào, hoá thành rừng, thành mây, đầy một niềm chiều.
Thế nhưng, lạ, dễ đã mấy năm rồi, không hiểu tại sao, càng
ngày tôi càng mất dần cái thói quen thơ mộng ấy. Tôi vẫn đọc thơ nhưng hầu như
bài thơ nào đang đọc dở dang cũng đều bị cắt ngang bởi một bài thơ rất vô
duyên: ‘Thơ con cóc’. Từ đâu đó, tận trong tiềm thức, bài ‘Thơ con cóc’ nhảy
chồm ra, giành giật, chen lấn, xô đẩy, cuối cùng, thật oái oăm, bao giờ nó cũng
thắng thế.
Một buổi trưa không biết ở thời nào
Như buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao...
Con cóc trong hang
Con cóc nhảy ra...
Cứ thế. Có thể nói,
suốt mấy năm nay, cơ hồ tôi không đọc trọn vẹn một bài thơ nào ngoài bài ‘Thơ
con cóc’. Bận bịu quá, quên đi thì thôi, còn hễ nhớ đến thơ thì bao giờ cũng
thế, bài ‘Thơ con cóc’ lại hiện ra, sừng sững, án ngữ hết mọi nẻo đường, không cho
bài thơ nào khác có được cái quyền được ngâm nga nữa. Quái.
Mà quái thật. Đâu phải tôi không biết đó là một bài thơ dở,
cực kỳ dở, hơn nữa, với người Việt Nam, còn là điển hình của cái dở nói chung.
Mỗi lần bắt gặp bài thơ nào kém cỏi, chỉ có vần điệu ê a mà tình ý hoặc rỗng
tuếch hoặc nhạt nhẽo, người Việt chúng ta - trong đó có tôi, dĩ nhiên - thường
có thói quen phán: ‘Thơ con cóc!’. ‘Thơ con cóc’, do đó, được coi là lời chê
bai nặng nề nhất, một sự phủ định hoàn toàn. Tôi biết. Biết vậy mà vẫn bị nó ám
ảnh mãi. Xua, nó không đi. Nó cứ phục kích đâu đó, trong một ngóc ngách nào của
tâm hồn, chực có cơ hội, những lúc ‘tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn’, lại
hiện ra, thoạt đầu, như một sự nghịch ngợm, sau, dần dần, thật lạ lùng, cứ như
một lời đồng điệu.
Vâng, như một lời đồng điệu. Tôi mơ hồ cảm thấy bài ‘Thơ con
cóc’ đã nói hộ giùm tôi bao nhiêu niềm u uẩn, cứ day dứt trong lòng. Những nỗi
niềm ấy nhoi nhói đòi phát ngôn, đòi tìm tri âm mới sau khi đã giã từ những
người bạn cũ, rất mực hiền lành, chỉ quen một điệu ‘ví dầu cầu ván đóng
đinh’... ‘ôi nắng vàng sao mà nhớ nhung’... Từ sự cảm nhận mơ hồ này, dần dần,
tôi khám phá ra một điều, là, trái hẳn những định kiến quen thuộc của chúng ta
lâu nay, bài ‘Thơ con cóc’ không chừng là một bài thơ hay.
Mà đâu chỉ có một mình tôi nhận ra điều đó. Dường như, tự
thâm tâm và một cách thiếu tự giác, rất nhiều, nếu không nói là hầu hết người
Việt Nam đều công nhận như thế. Có hai chứng cứ:
(i) một là, mọi người đều ghi khắc mãi bài thơ ấy vào trí
nhớ;
(ii) hai là, mọi người đều coi nó là điển hình của cái dở
nói chung.
Trong số những bài thơ khuyết danh tại Việt Nam, dễ không có
bài thơ nào được nhiều người nhớ như bài ‘Thơ con cóc’. Ngay cả những người
hoàn toàn hờ hững với thơ ca cũng thuộc lòng bài thơ ấy. Trong ngôn ngữ của
chúng ta, chữ ‘Thơ con cóc’ được dùng để chỉ sự nôm na, cọc cạch cũng như chữ
Hoạn Thư chỉ sự ghen tuông, chữ Thúc Sinh chỉ sự sợ vợ, chữ Tào Tháo chỉ sự
gian hùng.
Hai sự kiện này hoàn toàn mâu thuẫn với những lời lẽ bỉ thử
chúng ta dành cho bài ‘Thơ con cóc’ vì lý do giản dị: một tác phẩm văn học đã
trở thành điển hình và được mọi người, từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ thời
đại này qua thời đại khác, ghi nhớ thì không thể nào dở được. Trong khi cái dở,
nói như Hoài Thanh, ‘không tiêu biểu gì hết’,[1] điển hình, một thuật ngữ quen
thuộc trong trào lưu Tân cổ điển, được Engels và sau đó, giới nghiên cứu văn
học mác xít mượn lại, là cái gì có tính khái quát cao, thể hiện bản chất sự
vật, là đại diện cho số đông và do đó, chỉ có thể là kết quả của tài hoa và trí
tuệ. Hạng người đểu giả và đồi bại trong tình yêu bao giờ cũng nhan nhản trong
cả cuộc đời lẫn văn chương ở mọi thời nhưng phải đợi đến ngòi bút thiên tài của
Nguyễn Du, trong vài câu, với vài nét chấm phá, mới thành một điển hình: Sở
Khanh. Hạng người hợm mình và láu cá hẳn không hiếm trong xã hội Việt Nam, đặc
biệt trong những buổi giao thời, được nhiều nhà văn quan tâm phản ánh, nhưng
phải đợi đến ngòi bút sắc sảo của Vũ Trọng Phụng nó mới thành một điển hình:
Xuân tóc đỏ. Khuôn mặt ‘hao hao như mặt lợn’, trên đó gắn cái mũi ‘vừa ngắn,
vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành’, một đôi môi như ‘miếng thịt trâu
xám ngoách’ phải nhờ Nam Cao mới trở thành một điển hình cho cái xấu nói chung,
cái Xấu viết hoa: Thị Nở.
Về phương diện giá trị điển hình, hình tượng con cóc không
hề thua kém hình tượng Sở Khanh, Xuân tóc đỏ hay Thị Nở. Về phương diện sức
sống, nó cũng đã vượt qua bao nhiêu thử thách, từ đời này qua đời khác, cứ tồn
tại hoài. Không ngoa chút nào nếu gọi ‘Thơ con cóc’ theo cách nói quen thuộc đã
thành sáo ngữ của chúng ta là bài thơ ‘vượt thời gian’. Nhà văn Nhất Linh,
trong quyển Viết và đọc tiểu thuyết, đã coi tính chất ‘vượt thời gian’ là cơ sở
chắc chắn nhất để xác định một tác phẩm lớn. Nhà thơ Xuân Diệu có cách ví von
khá thú vị:
Chiếc thuyền thơ thả trong biển thời gian, lúc đầu mới hạ
thuỷ còn chao lên chao xuống, gió bão từng kỳ làm chòng đi chành lại, cứ cho
thăng trầm mỗi đợt là mất hai mươi năm đi, thì trải qua năm đợt hai mươi năm,
mà vẫn cứ giong lèo giương buồm phơi phới, như vậy có thể nói được rằng: từ đây
vào bất hủ được rồi.[2]
Bài ‘Thơ con cóc’ ra đời đã lâu, lâu lắm, được Trương Vĩnh
Ký sưu tập, in trong quyển Chuyện đời xưa xuất bản lần đầu tiên năm 1866, cho
đến bây giờ, vượt xa thời hạn Xuân Diệu đã nêu, vẫn còn âm vang trong lòng mọi
người, còn gì mà ngờ nữa?
Tôi đoán, sẽ có người biện bạch, cho hiện tượng ‘vượt thời
gian’ của bài ‘Thơ con cóc’ xuất phát từ những nguyên nhân khác, không phải là
giá trị nghệ thuật của nó, chẳng hạn, vì nó ngắn nên dễ nhớ, vì nó dở đến cực
độ của cái dở hoặc vì nó gắn liền với một câu chuyện tiếu lâm nổi tiếng.[3]
Theo tôi, những luận cứ này đều không vững. Đồng ý ngắn thì dễ nhớ nhưng không
phải cứ hễ ngắn là được người ta nhớ. Có khối bài thơ ngắn hơn hoặc bằng bài
‘Thơ con cóc’. Thơ 14 chữ của Thi Vũ hoặc thơ mini của Trần Dần, chẳng hạn. Còn
cái dở thì hiếm gì, đầy dẫy, có bài nào được nhớ đâu? Trong ngôn ngữ xưa nay,
chúng ta thường nói: làm thơ hay như Đỗ Phủ, phóng túng như Lý Bạch, giản dị
như Bạch Cư Dị, đẽo gọt kỳ khu như Giả Đảo, nhưng không hề có cách nói nào đại
loại như làm thơ dở như ông A bà B. Tuyệt đối không. Đã dở thì bị diệt vong, bị
tiêu tán tức khắc, không còn lại gì cả, kể cả một cái tên, đừng nói gì là
nguyên vẹn một tác phẩm. Bài ‘Thơ con cóc’ được tồn tại cũng không phải nhờ câu
chuyện tiếu lâm gắn liền với nó nếu không muốn nói, ngược lại, câu chuyện tiếu
lâm ấy sở dĩ còn được lưu truyền là nhờ bài ‘Thơ con cóc’. Có ba lý do để khẳng
định điều này: một là, nếu bỏ bài thơ đi, câu chuyện sẽ trở thành hoàn toàn
nhảm nhí và vô nghĩa; hai là, đã nhiều người dùng lại câu chuyện ấy, chỉ thay
đổi những lời thơ xướng hoạ, có những lời thơ tục, vui và ngộ nghĩnh hơn bài
‘Thơ con cóc’ nhiều,[4] song tất cả đều rơi hút vào quên lãng; ba là, rất nhiều
người chỉ nhớ bài ‘Thơ con cóc’ nhưng lại không nhớ được câu chuyện tiếu lâm
kia, nghĩa là, nói cách khác, với họ, bài ‘Thơ con cóc’ được ghi nhận như một
tác phẩm độc lập.
Như vậy, có thể nói, qua việc nhớ bài ‘Thơ con cóc’, việc
coi ‘Thơ con cóc’ như là một điển hình của cái dở, từ trong vô thức, chúng ta
đã thừa nhận giá trị của nó, đã linh cảm được đó là một bài thơ hay. Song có lẽ
vì cái hay của nó quá lạ, khác hẳn những cái hay chúng ta quen thưởng thức, cho
nên lý trí chúng ta tự nhiên đâm ngờ vực, cuối cùng, lý trí thắng thế: bài thơ
bị liệt vào loại dở. Sự hàm oan của bài ‘Thơ con cóc’, do đó, gắn liền với sự
hàm oan của một quan điểm thẩm mỹ. Khôi phục giá trị của bài ‘Thơ con cóc’ cũng
có nghĩa là đặt thành nghi vấn đối với những quan điểm thẩm mỹ quen thuộc, đang
giữ vai trò thống trị trong sinh hoạt văn học nghệ thuật lâu nay.
Bài ‘Thơ con cóc’ hay ở chỗ nào?
Trước hết và có lẽ cũng hiển nhiên hơn hết, đó là bài thơ
hay nhất trong tất cả những bài thơ miêu tả cái dở, cái kém nghệ thuật và kém
thẩm mỹ. Ở mức độ nào đó, có thể coi ‘Thơ con cóc’ cũng tương tự bức chân dung
Thị Nở của Nam Cao. Nếu Thị Nở là điển hình của cái Xấu, ‘Thơ con cóc‘ sẽ là
điển hình của cái Dở. Chỉ riêng ở khía cạnh này, ‘Thơ con cóc’ đã là một cái gì
khá mới mẻ và đầy táo bạo, khác hẳn mỹ học truyền thống vốn đồng nhất cái đẹp
của tác phẩm nghệ thuật với cái đẹp của đối tượng được tác phẩm nghệ thuật miêu
tả, từ đó, hình thành một lối đi độc đạo trong sáng tác: mọi người đều chăm
chăm chọn những nhân vật đẹp, những khung cảnh đẹp. Văn học dân gian và tiểu
thuyết thoát ly ra khỏi quan điểm hẹp hòi này khá sớm có lẽ do bản chất dân chủ
của chúng. Thơ cứ đắm đuối mãi trong cõi mộng mơ. Cái xấu, cái tầm thường bị
gạt qua một bên, trở thành lãnh địa dành riêng cho thơ trào phúng.
Ngay trong giới hạn của thơ trào phúng, cho đến nay, người
ta cũng chỉ thành công trong việc khắc hoạ những cái xấu theo nghĩa đạo đức học
hoặc xã hội học, tức những nhân vật, những sự kiện lố bịch, nhố nhăng, chướng
tai gai mắt, nhưng lại không thành công trong việc miêu tả cái xấu theo nghĩa
thẩm mỹ học. Tất cả những bài thơ phê phán cái dở đều... khá dở. Còn lại, chỉ
còn lại trong suốt lịch sử văn học Việt Nam, hai câu thơ này của Hồ Xuân Hương:
Một đàn thằng ngọng
đứng xem chuông
Chúng bảo nhau rằng: ấy ái uông.
Nhưng Hồ Xuân Hương,
trong hai câu thơ này, không có chủ tâm nói về cái dở. Bà chỉ nhằm chế diễu sự
bất tài mà thôi.
Như thế, có thể coi bài ‘Thơ con cóc’ là bài thơ duy nhất
thành công trong việc nêu bật đặc điểm của những bài-thơ-thị-nở vốn ê hề, xưa
cũng như nay, trong cũng như ngoài nước.
Tuy nhiên, giá trị bài ‘Thơ con cóc’ không phải chỉ có như
vậy. Đọc bài thơ một cách nghiêm chỉnh như đọc một bài thơ trữ tình và quên đi
câu chuyện tiếu lâm ngớ ngẩn chung quanh nó, chúng ta sẽ phát hiện ra một số
điều rất lạ.
Trước hết, về phương diện kết cấu, bài thơ rất ngắn, chỉ có
sáu câu, lại được cắt ra làm ba đoạn. Câu đầu của đoạn sau lặp lại nguyên vẹn
câu cuối của đoạn trước. Thành ra, trừ câu đầu và câu cuối, tất cả các câu thơ
còn lại đều xuất hiện hai lần, cách nhau một quãng ngắt hơi, một quãng im lặng
dài vì là thuộc hai đoạn thơ khác nhau. Cái quãng ngắt hơi ấy tạo ra cảm giác
nghiêm trang, trịnh trọng cho cái động tác được miêu tả. Đây chỉ là một kỹ
thuật thông thường khi kể chuyện, đặc biệt những chuyện có vẻ ly kỳ, rùng rợn.
Thế nhưng, khác với các câu chuyện ma, chẳng hạn, sau mỗi lần người kể lặng im
để tạo tâm thế căng thẳng, hồi hộp cho người nghe hoặc người đọc là một chi
tiết bất ngờ, hoàn toàn bất ngờ, bài ‘Thơ con cóc’, ngược lại, sau mỗi lần ngắt
hơi, lại lặp lại nguyên văn những điều đã nói. Điều này tạo nên một cảm giác
nghịch lý: nó vừa nghiêm trang, trịnh trọng lại vừa rất nhàm, rất nhảm.
Tính chất nghịch lý ấy lại được nhìn thấy ở một phương diện
khác: hình tượng ‘con cóc’, lặp đi lặp lại sáu lần, chiếm nửa số lượng từ vựng
trong bài, luôn luôn đứng làm chủ ngữ trong mọi câu thơ, nổi bật, uy nghi, vừa
như một tượng đài lại vừa như một quyền lực. Nửa số từ vựng còn lại chỉ vừa đủ
để diễn tả bốn động tác căn bản của con cóc: ở trong hang, nhảy ra, ngồi lại và
cuối cùng, nhảy đi. Những động tác này không những nhàm, nhảm mà còn vô nghĩa
nữa. Sự vô nghĩa này lại được cố tình trình bày một cách trịnh trọng: yếu tố
hài hước của bài thơ được khơi dậy từ đây; lý do chính khiến ‘Thơ con cóc’ bị
coi là điển hình của cái dở nằm ở đây. Và cũng từ đây, chúng ta thấy được chủ
đề của bài thơ: nó không phải là bài thơ tả con cóc mà, qua con cóc, bài thơ
nói về những sự trịnh-trọng-vô-nghĩa.
Sự kết hợp giữa hai yếu tố trịnh trọng và vô nghĩa góp phần
mở rộng trường liên tưởng của bài thơ: với loài cóc, chỉ có thể có sự vô nghĩa
chứ không có sự trịnh trọng. Trịnh trọng là khái niệm dùng cho con người, một
loài vật có trí tuệ và khả năng tự giác để gán cho hành động của mình một giá
trị nào đó có khi chính nó không có.
Bài ‘Thơ con cóc’, như thế, đang nói về con người. Về tôi.
Về chị. Về anh. Về tất cả chúng ta. Trong cuộc đời, chúng ta làm bao nhiêu công
việc, đôi khi, một cách cực kỳ nghiêm cẩn. Chúng ta đắn đo trước khi khởi sự.
Đã đành. Chúng ta còn có thói quen tự chiêm ngưỡng mình lúc đang hành động.
Chúng ta tự khoác lên chúng ta cơ man những hào quang lấp lánh. Chúng ta lạm
dụng tính từ để miêu tả, để tô vẽ việc làm của chúng ta. Cuối cùng, chúng ta
chỉ sống với sự diễn dịch về cuộc đời chứ không phải với chính cuộc đời. Huyền
thoại lên ngôi. Ảo ảnh che khuất hiện thực. Những người lãnh đạo
Đảng cộng sản Việt Nam vào năm 1975, khi hứa hẹn chỉ trong vòng 10, 15 năm Việt
Nam sẽ trở thành một cường quốc, là nạn nhân của chính cái nhìn tự mê hoặc của
họ: thay vì nhìn đất nước Việt Nam như một xứ sở tan nát sau cuộc chiến tranh
khốc liệt và dai dẳng, họ chỉ nhìn nó như là sự anh hùng và sự sáng suốt, những
khả năng có thể làm được phép lạ. (...) (*) Và cả chúng ta
nữa, liệu chúng ta có thoát khỏi sự diễn dịch về hành động bỏ nước ra đi của
chúng ta để nhìn thẳng vào thực tế của cuộc đời? Bài ‘Thơ con cóc’ nhắc nhở
chúng ta một sự thật: cuộc đời là cái nó là chứ không phải cái nó được nghĩ là.
Bỏ hết những tính từ lộng lẫy, những sự diễn dịch đầy chủ quan, và do đó, đầy
ảo tưởng, cuộc đời nào cũng chỉ còn lại vài động tác căn bản, đại khái nhảy
vào, nhảy ra, thế thôi. Ừ, thì cuối cùng cũng chẳng ra làm sao cả. Ở trong nước
nhảy vọt qua Indonesia; từ Indonesia nhảy vọt qua Pháp, rồi từ Pháp lại nhảy
vọt qua Úc, tưởng làm được điều gì ghê gớm lắm; té ra, không, chỉ ngồi ỳ một
chỗ với áo cơm, với nợ nần, với mộng tưởng, với nhớ nhung lan man, chờ một ngày
lại nhảy đi nữa.
Mà đi đâu? Bài thơ mở ra bằng một không gian hẹp, xác định
và không chừng ấm áp lắm: cái hang. Các động từ kế tiếp đều là những động từ
chỉ phương hướng, rõ ràng: nhảy ra, ngồi đó. Ở câu cuối cùng, bài thơ đóng lại
bằng một động từ không phương hướng để mở ra một không gian vô định: nhảy đi.
Đi đâu? Ai mà biết. Chỉ nhảy đi. Vậy thôi. ‘Bể vô tận sá gì phương hướng nữa’
(Vũ Hoàng Chương). Trời đất bao la, ai hơi đâu theo dõi cóc làm gì. Khác với
tất cả những từ ở trên kết thúc bằng những nguyên âm mở (a/o), động từ ‘nhảy
đi’ kết thúc bằng một nguyên âm hẹp, hẹp nhất trong các nguyên âm: i. Nó gợi
nhớ cái âm hao áo não ê chề trong thơ của Tú Xương ngày nào:
Tấp tểnh người đi, tớ
cũng đi
Cũng lều cũng chõng cũng vô thi
(Đi thi)
Bụng buồn còn biết
nói năng chi
Đệ nhất buồn là cái hỏng thi
(Thi hỏng)
Con đường đi vào cõi
Hư không mênh mông và tịch lặng, như thế, lại là một con đường hẹp. Và ngậm
ngùi. Vô cùng ngậm ngùi.
Trong văn học dân gian, rất gần với bài ‘Thơ con cóc’ là bài
ca dao:
Cái kiến mày đậu cành
đào
Leo phải cành cọc leo vào leo ra
Cái kiến mày đậu cành đa
Leo phải cành cọc leo ra leo vào.
hoặc bài đồng dao:
Ông Nỉnh ông Ninh
Ông ra đầu đình
Ông gặp ông Nảng ông Nang
Ông Nảng ông Nang
Ông ra đầu làng
Ông gặp ông Nỉnh ông Ninh.
Bài đồng dao này được
nhà văn Bình Nguyên Lộc khen hay, hơn nữa, còn có ngầm ý cho Tản Đà cũng không
thể làm nổi.[5] Tôi đồng ý. Có điều, chủ đề của bài đồng dao chỉ là sự chật
chội, tù túng, quẩn quanh trong đời sống cộng đồng thôn xã Việt Nam ngày xưa
cũng như chủ đề bài ca dao trên chỉ là sự bế tắc, cùng quẫn, khốn khó của những
thân phận con ong cái kiến trôi giạt giữa đời. Nó không có cái ‘bận tâm lớn’,
cái ‘băn khoăn siêu hình’ - chữ của nhà văn Võ Phiến[6] -- như bài ‘Thơ con
cóc’. Ở phương diện này, có lẽ gần hơn với bài ‘Thơ con cóc’ là bài ‘Một mình
đi luồn vô luồn ra trong núi chơi‘ của Nguyễn Đức Sơn:
Khi thấm mệt tôi đi
luồn ra núi
Cuối chiều tà chỉ gặp cỏ hoang sơ
Bước lủi thủi tôi đi luồn vô núi
Nghe nắng tàn run rẩy bóng cây khô
Chân rục rã tôi đi luồn ra núi
Hồn rụng rời trước mặt bãi hư vô.
Nguyễn Đức Sơn loăng
quăng líu quíu đi luồn vô luồn ra trong núi cũng giống như con cóc cứ nhảy, rồi
ngồi, rồi lại nhảy đi. Thế thôi. Hai bài thơ đều có cùng một chủ đề: sự vô
nghĩa của kiếp người. Đi đâu cũng thấy hư vô. Chất ngất trước mắt. Rợn ngợp
trong lòng.
Cùng một chủ đề, nhưng rõ ràng bài ‘Thơ con cóc’ mạnh và sắc
hơn bài thơ của Nguyễn Đức Sơn nhiều. Họ Nguyễn, tuy mỏi mệt và tuyệt vọng đến
não nề, nhưng tâm hồn ít ra cũng còn chút thanh thản đủ để nhìn ngắm ngoại cảnh
chung quanh mình, từ bãi cỏ, cành cây đến nắng tàn; hơn nữa, còn chú ý đến thời
gian, thoạt đầu, chỉ là chiều tà, sau, dần dần, biến thành hoàng hôn đang thoi
thóp. Chút điểm trang trong hình thức câu thơ, dù rất nhạt, cũng đủ làm cho cảm
xúc của Nguyễn Đức Sơn nhẹ đi, lênh ra. Như một niềm hiu hắt. Chỉ là một niềm
hiu hắt. Mà như thế bài thơ lại có cái gì chênh vênh: hình tượng đi ‘luồn vô,
luồn ra’ trong núi như muốn nói điều gì dữ dội hơn nhiều.
Bài ‘Thơ con cóc’, ngược lại, trần trụi tuyệt đối. Như một
cành gai. Không có đến lá, đừng nói gì là hoa. Nó thô tháp. Nó mạnh bạo. Nó sần
sùi. Và cũng có thể nói, nó tàn nhẫn nữa. Nó xoá bỏ hết mọi son phấn và loại
trừ hết tất cả cảm xúc thừa thãi để bắt người đọc một mình sững sờ đối diện với
sự vô nghĩa của cuộc đời. Không thể có thứ ngôn ngữ nào giản dị hơn thế nữa. Nó
có phần giống thứ ngôn ngữ Albert Camus dùng khi viết Người xa lạ: rời, tẻ,
lạnh, không chỉ những từ thêu thùa, đẩy đưa mà cả những từ nối, những từ có
chức năng diễn giải, phân tích cũng bị tước hết.
Không phải tôi chủ trương văn chương, muốn hay, phải cực kỳ
giản dị. Có cái đẹp giản dị và có cái đẹp đài các, đầy son phấn. Ở đây, vấn đề
không phải là từ ngữ mà là thái độ: đặc điểm nổi bật nhất của ‘Thơ con cóc’ là
sự tự kiềm chế khi nói đến một chuyện cực cùng bi thảm.
Các nhà phê bình văn học hay đả kích trường-phái-thơ-thị-nở
vụng về, ngọng nghịu hoặc trường-phái-thơ-đồ-chiểu khệnh khạng, lúc nào cũng
lên gân, làm thơ cứ như giảng bài hoặc như bắn súng mà thường quên đi hoặc có
khi đồng tình với trường-phái-thơ-thuý-kiều đến nay vẫn là dòng chủ đạo trong
nền thơ Việt Nam, đẹp thì cũng có thể gọi là đẹp, nhưng là một cái đẹp rất sáo,
rất cũ, đặc biệt, rất ru em và rất dầm dề. Ru em ở nhạc điệu: lúc nào cũng du
dương, cũng nhè nhẹ, cũng à ơi. Dầm dề ở cảm xúc: động một chút là thở than, là
rơi nước mắt, là ‘Ôi Kim lang, hỡi Kim lang’.
Việt Nam không phải là dân tộc duy nhất theo ‘đạo’ thuý
kiều. Đó là hiện tượng khá phổ biến trên thế giới ở thế kỷ trước, gắn liền với
chủ nghĩa lãng mạn, xuất phát từ cái nhìn duy cảm, thói quen thi vị hoá và niềm
say mê gãi những vết mụn âu sầu trong hồn mình. Thoạt đầu, nó là một cuộc cách
mạng, chống lại tính chất duy lý, tính chất quy phạm, sự sùng bái cái đẹp vĩnh
cửu và bất biến của chủ nghĩa cổ điển, mở ra con đường mới cho văn học bằng
cách đưa ra một cái nhìn mới đối với vai trò của trí tưởng tượng, một thái độ
mới đối với thiên nhiên, nhưng càng về sau tính chất sáng tạo càng phôi pha
dần, các nhà thơ biến thành những chuyên viên đi sụt sùi trước những nấm mồ vô
chủ, khóc lặng lẽ dưới mưa, ngẩn ngơ khi hoàng hôn xuống, lâu lâu lại gào lên
não nuột: ‘Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm / Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ
em.’..
Ở Tây phương, người ta từ bỏ thói quen sướt mướt này khá
sớm. Ngay từ cuối thế kỷ XIX, các nhà thơ trong nhóm Thi Sơn (Parnassians) của
Pháp đã chủ trương đè nén cảm xúc và đề cao cái nhìn khách quan trong thơ; từ
đầu thế kỷ 20, các nhà thơ thuộc phái Duy hình tượng (Imagism) của Anh và Mỹ đề
ra một số nguyên tắc làm thơ, trong đó, về phương diện ngôn ngữ, nguyên tắc đầu
tiên là không dùng tính từ, những từ, theo họ, chỉ làm nhão cảm xúc chứ không
gợi ra điều gì cả; T.S. Eliot đưa ra quan niệm phi ngã trong thơ: nhà thơ không
phải là người có một cá tính để thể hiện mà là người có một phương tiện đặc
biệt để dùng: ngôn ngữ. Riêng ở Việt Nam, chủ nghĩa lãng mạn được du nhập khá
muộn màng, từ đầu thập niên 30, từ đó, nó cứ mãi mãi giữ địa vị thống trị trong
thơ. Những thành tựu huy hoàng của Thơ Mới đã điều kiện hoá cách cảm thụ văn
học của chúng ta. Ý thức thẩm mỹ của chúng ta trở thành hẹp hòi, phiến diện và
cứng nhắc. Trong khi nhiều nhà thơ vẫn còn loay hoay dưới bóng của Xuân Diệu,
Huy Cận, Hàn Mặc Tử... phần đông độc giả của thơ vẫn mang nguyên tâm trạng và
tâm thế của thời 32-45.
Thay đổi một cách cảm bao giờ cũng khó khăn hơn là thay đổi
một cách nghĩ, do đó, nói chung, những sự thay đổi trong thơ bao giờ cũng chậm
chạp và nhiều trăn trở hơn các lãnh vực nghệ thuật hoặc các thể tài văn học
khác. Nói theo ngôn ngữ chính trị, không ở đâu có nhiều thành phần lạc hậu, bảo
thủ và phản động như là thế giới thơ. Từ thập niên 20, văn xuôi đã chuyển mình
trong khi thơ cứ ì ạch mãi trong lối mòn. Đầu thập niên 30, tiểu thuyết Tự Lực
văn đoàn ra đời được hoan nghênh tức khắc, nhưng cùng lúc, phong trào Thơ Mới
xuất hiện kéo theo bao nhiêu là tiếng la ó, phản đối, phần lớn từ những người
làm thơ hoặc tự nhận là yêu thơ. Cuối thập niên 50, ở miền Nam, chúng ta làm
thân dễ dàng với câu văn xuôi của Mai Thảo song đến tận cuối thập niên 70 và
không chừng đến cả hiện nay nữa, rất nhiều người trong chúng ta vẫn ngỡ ngàng
trước những câu thơ của Thanh Tâm Tuyền. Sau năm 1975, ở hải ngoại, chúng ta
đón nhận sự táo bạo trong truyện ngắn của Trần Vũ một cách đầy thiện cảm nhưng
lại ngờ vực những cố gắng làm mới thơ của Chân Phương, Đỗ Kh.. Sau năm 1986, ở
trong nước, truyện dài và truyện ngắn, đặc biệt là truyện ngắn, thay đổi khá
nhiều với những thể nghiệm thông minh và tài hoa của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm
Thị Hoài, riêng thơ, trừ một số ngoại lệ cực kỳ hiếm hoi, vẫn tiếp tục ầu ơ như
cũ. Dường như, trong thơ, sau khi lột bỏ chiếc áo tứ thân, cho đến tận bây giờ,
đa số trong chúng ta vẫn mặc hoài chiếc áo dài Le Mur, cái mốt của thời Thơ
Mới. Thơ, do đó, thay vì là sứ giả của tương lai, lại biến thành một thứ viện
bảo tàng chất chứa các di chỉ một thời xưa cũ, cái thời, nói như Thường Quán,
trong bài ‘Xưa thơ’:
Xưa thơ niềm bình dị
nắng trời cổ lục
Màu gió xanh câu hát níu câu hò
Chảy mãi suối nguồn núi sông uốn khúc
Nước đưa người qua bến nắng thơm tho...
...Chỗ trú của thơ là
nơi nào trong tóc bỏ đuôi gà kia thầm lặng
Nắng thả rơi lên một lá trúc đào.
Buồn.
(Nguyễn Hưng Quốc- Thơ, v.v... và v.v..., California, 1996)
(*) NPV lược bỏ một câu trong đoạn này, rất mong tác giả và Quý độc giả thông cảm
_________________________
[1]Hoài
Thanh và Hoài Chân (1967), Thi nhân Việt Nam, Thiều Quang (tái bản), Saigon,
tr. 329.
[2] Xuân
Diệu (1982), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, tập 2, nxb Văn học, Hà Nội, tr. 227.
[3]Câu
chuyện có thể tóm tắt đại khái như sau: Có ba anh học trò dốt, một hôm, nhìn
một con cóc, nổi hứng rủ nhau làm thơ vịnh. Anh thứ nhất đọc: Con cóc trong
hang / Con cóc nhảy ra. Anh thứ hai tiếp: Con cóc nhảy ra / Con cóc ngồi đó.
Anh thứ ba nối lời: Con cóc ngồi đó / Con cóc nhảy đi. Làm xong bài thơ, tự
trầm trồ khen mình giỏi, rồi sực nhớ lời người xưa nói kẻ tài hoa thường mệnh
yểu, ba anh rất lo, sai tiểu đồng ra phố mua sẵn ba cái quan tài. Ngoài phố,
nghe lời tiểu đồng kể lại, một khách qua đường dặn: - Mày mua luôn giùm tao một
cái nữa, để lỡ cười quá, tao chết mất.
[4]Ví dụ
lời thơ trong truyện 'Thơ cái chuông': Chùa này có cái chuông / Đánh tiếng kêu
boong boong / Treo lên như cái vại / Ấy nó vốn bằng đồng. hoặc trong truyện tiếu lâm
'Thơ vịnh con ngựa chạy nhanh': - Chậu nước thả cây kim / Cha tôi cưỡi ngựa chạy như chim /
Chạy đi chạy lại cây kim chưa chìm. - Lò than để cái lông / Cha tôi cưỡi ngựa
chạy như giông / Chạy đi chạy lại, cái lông chưa hồng. - Mẹ tôi xáng cái địt /
Cha tôi phi ngựa chạy như hít / Chạy đi rồi chạy lại / đít mẹ tôi chưa khít.
[5] Nhà
văn Bình Nguyên Lộc trả lời phỏng vấn của Nguyễn Nam Anh, Văn số 199 ra ngày
1.4.1972, tr. 12.
[6] Võ
Phiến (1989), Tạp bút, Văn Nghệ, California, tr. 51-59.
'Thơ Con
Cóc': Một bài thơ hay
-Nguyễn Hưng Quốc-
Con cóc trong hang
Con cóc nhảy ra
Con cóc nhảy ra
Con cóc ngồi đó
Con cóc ngồi đó
Con cóc nhảy đi
làm thơ con cóc |
Yêu thơ, thuộc khá
nhiều thơ, tôi có thói quen hay đọc thơ, khe khẽ, một mình, nhất là vào những
buổi chiều, đi làm về, nhìn nắng ngẩn ngơ vàng, lòng bỗng dưng, nói như Xuân
Diệu, ‘hiu hiu khẽ buồn’. Những lúc ấy, dù không mong, thơ vẫn hiện về, thầm
thì, như một lời đồng điệu. Thường là thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử và
nhiều nhà thơ khác, trước năm 1945; những bài thơ ngọt ngào vô hạn, đọc lên,
ngỡ có hương thơm thoang thoảng quanh mình và ngỡ lòng mình, giống như Hồ Dzếnh
ngày nào, hoá thành rừng, thành mây, đầy một niềm chiều.
Thế nhưng, lạ, dễ đã mấy năm rồi, không hiểu tại sao, càng
ngày tôi càng mất dần cái thói quen thơ mộng ấy. Tôi vẫn đọc thơ nhưng hầu như
bài thơ nào đang đọc dở dang cũng đều bị cắt ngang bởi một bài thơ rất vô
duyên: ‘Thơ con cóc’. Từ đâu đó, tận trong tiềm thức, bài ‘Thơ con cóc’ nhảy
chồm ra, giành giật, chen lấn, xô đẩy, cuối cùng, thật oái oăm, bao giờ nó cũng
thắng thế.
Một buổi trưa không biết ở thời nào
Như buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao...
Con cóc trong hang
Con cóc nhảy ra...
Cứ thế. Có thể nói,
suốt mấy năm nay, cơ hồ tôi không đọc trọn vẹn một bài thơ nào ngoài bài ‘Thơ
con cóc’. Bận bịu quá, quên đi thì thôi, còn hễ nhớ đến thơ thì bao giờ cũng
thế, bài ‘Thơ con cóc’ lại hiện ra, sừng sững, án ngữ hết mọi nẻo đường, không cho
bài thơ nào khác có được cái quyền được ngâm nga nữa. Quái.
Mà quái thật. Đâu phải tôi không biết đó là một bài thơ dở,
cực kỳ dở, hơn nữa, với người Việt Nam, còn là điển hình của cái dở nói chung.
Mỗi lần bắt gặp bài thơ nào kém cỏi, chỉ có vần điệu ê a mà tình ý hoặc rỗng
tuếch hoặc nhạt nhẽo, người Việt chúng ta - trong đó có tôi, dĩ nhiên - thường
có thói quen phán: ‘Thơ con cóc!’. ‘Thơ con cóc’, do đó, được coi là lời chê
bai nặng nề nhất, một sự phủ định hoàn toàn. Tôi biết. Biết vậy mà vẫn bị nó ám
ảnh mãi. Xua, nó không đi. Nó cứ phục kích đâu đó, trong một ngóc ngách nào của
tâm hồn, chực có cơ hội, những lúc ‘tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn’, lại
hiện ra, thoạt đầu, như một sự nghịch ngợm, sau, dần dần, thật lạ lùng, cứ như
một lời đồng điệu.
Vâng, như một lời đồng điệu. Tôi mơ hồ cảm thấy bài ‘Thơ con
cóc’ đã nói hộ giùm tôi bao nhiêu niềm u uẩn, cứ day dứt trong lòng. Những nỗi
niềm ấy nhoi nhói đòi phát ngôn, đòi tìm tri âm mới sau khi đã giã từ những
người bạn cũ, rất mực hiền lành, chỉ quen một điệu ‘ví dầu cầu ván đóng
đinh’... ‘ôi nắng vàng sao mà nhớ nhung’... Từ sự cảm nhận mơ hồ này, dần dần,
tôi khám phá ra một điều, là, trái hẳn những định kiến quen thuộc của chúng ta
lâu nay, bài ‘Thơ con cóc’ không chừng là một bài thơ hay.
Mà đâu chỉ có một mình tôi nhận ra điều đó. Dường như, tự
thâm tâm và một cách thiếu tự giác, rất nhiều, nếu không nói là hầu hết người
Việt Nam đều công nhận như thế. Có hai chứng cứ:
(i) một là, mọi người đều ghi khắc mãi bài thơ ấy vào trí
nhớ;
(ii) hai là, mọi người đều coi nó là điển hình của cái dở
nói chung.
Tranh Đông hồ: Thầy đồ cóc |
Trong số những bài thơ khuyết danh tại Việt Nam, dễ không có
bài thơ nào được nhiều người nhớ như bài ‘Thơ con cóc’. Ngay cả những người
hoàn toàn hờ hững với thơ ca cũng thuộc lòng bài thơ ấy. Trong ngôn ngữ của
chúng ta, chữ ‘Thơ con cóc’ được dùng để chỉ sự nôm na, cọc cạch cũng như chữ
Hoạn Thư chỉ sự ghen tuông, chữ Thúc Sinh chỉ sự sợ vợ, chữ Tào Tháo chỉ sự
gian hùng.
Hai sự kiện này hoàn toàn mâu thuẫn với những lời lẽ bỉ thử
chúng ta dành cho bài ‘Thơ con cóc’ vì lý do giản dị: một tác phẩm văn học đã
trở thành điển hình và được mọi người, từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ thời
đại này qua thời đại khác, ghi nhớ thì không thể nào dở được. Trong khi cái dở,
nói như Hoài Thanh, ‘không tiêu biểu gì hết’,[1] điển hình, một thuật ngữ quen
thuộc trong trào lưu Tân cổ điển, được Engels và sau đó, giới nghiên cứu văn
học mác xít mượn lại, là cái gì có tính khái quát cao, thể hiện bản chất sự
vật, là đại diện cho số đông và do đó, chỉ có thể là kết quả của tài hoa và trí
tuệ. Hạng người đểu giả và đồi bại trong tình yêu bao giờ cũng nhan nhản trong
cả cuộc đời lẫn văn chương ở mọi thời nhưng phải đợi đến ngòi bút thiên tài của
Nguyễn Du, trong vài câu, với vài nét chấm phá, mới thành một điển hình: Sở
Khanh. Hạng người hợm mình và láu cá hẳn không hiếm trong xã hội Việt Nam, đặc
biệt trong những buổi giao thời, được nhiều nhà văn quan tâm phản ánh, nhưng
phải đợi đến ngòi bút sắc sảo của Vũ Trọng Phụng nó mới thành một điển hình:
Xuân tóc đỏ. Khuôn mặt ‘hao hao như mặt lợn’, trên đó gắn cái mũi ‘vừa ngắn,
vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành’, một đôi môi như ‘miếng thịt trâu
xám ngoách’ phải nhờ Nam Cao mới trở thành một điển hình cho cái xấu nói chung,
cái Xấu viết hoa: Thị Nở.
Về phương diện giá trị điển hình, hình tượng con cóc không
hề thua kém hình tượng Sở Khanh, Xuân tóc đỏ hay Thị Nở. Về phương diện sức
sống, nó cũng đã vượt qua bao nhiêu thử thách, từ đời này qua đời khác, cứ tồn
tại hoài. Không ngoa chút nào nếu gọi ‘Thơ con cóc’ theo cách nói quen thuộc đã
thành sáo ngữ của chúng ta là bài thơ ‘vượt thời gian’. Nhà văn Nhất Linh,
trong quyển Viết và đọc tiểu thuyết, đã coi tính chất ‘vượt thời gian’ là cơ sở
chắc chắn nhất để xác định một tác phẩm lớn. Nhà thơ Xuân Diệu có cách ví von
khá thú vị:
Chiếc thuyền thơ thả trong biển thời gian, lúc đầu mới hạ
thuỷ còn chao lên chao xuống, gió bão từng kỳ làm chòng đi chành lại, cứ cho
thăng trầm mỗi đợt là mất hai mươi năm đi, thì trải qua năm đợt hai mươi năm,
mà vẫn cứ giong lèo giương buồm phơi phới, như vậy có thể nói được rằng: từ đây
vào bất hủ được rồi.[2]
Bài ‘Thơ con cóc’ ra đời đã lâu, lâu lắm, được Trương Vĩnh
Ký sưu tập, in trong quyển Chuyện đời xưa xuất bản lần đầu tiên năm 1866, cho
đến bây giờ, vượt xa thời hạn Xuân Diệu đã nêu, vẫn còn âm vang trong lòng mọi
người, còn gì mà ngờ nữa?
Điêu khắc gỗ : cóc thần tài |
Tôi đoán, sẽ có người biện bạch, cho hiện tượng ‘vượt thời
gian’ của bài ‘Thơ con cóc’ xuất phát từ những nguyên nhân khác, không phải là
giá trị nghệ thuật của nó, chẳng hạn, vì nó ngắn nên dễ nhớ, vì nó dở đến cực
độ của cái dở hoặc vì nó gắn liền với một câu chuyện tiếu lâm nổi tiếng.[3]
Theo tôi, những luận cứ này đều không vững. Đồng ý ngắn thì dễ nhớ nhưng không
phải cứ hễ ngắn là được người ta nhớ. Có khối bài thơ ngắn hơn hoặc bằng bài
‘Thơ con cóc’. Thơ 14 chữ của Thi Vũ hoặc thơ mini của Trần Dần, chẳng hạn. Còn
cái dở thì hiếm gì, đầy dẫy, có bài nào được nhớ đâu? Trong ngôn ngữ xưa nay,
chúng ta thường nói: làm thơ hay như Đỗ Phủ, phóng túng như Lý Bạch, giản dị
như Bạch Cư Dị, đẽo gọt kỳ khu như Giả Đảo, nhưng không hề có cách nói nào đại
loại như làm thơ dở như ông A bà B. Tuyệt đối không. Đã dở thì bị diệt vong, bị
tiêu tán tức khắc, không còn lại gì cả, kể cả một cái tên, đừng nói gì là
nguyên vẹn một tác phẩm. Bài ‘Thơ con cóc’ được tồn tại cũng không phải nhờ câu
chuyện tiếu lâm gắn liền với nó nếu không muốn nói, ngược lại, câu chuyện tiếu
lâm ấy sở dĩ còn được lưu truyền là nhờ bài ‘Thơ con cóc’. Có ba lý do để khẳng
định điều này: một là, nếu bỏ bài thơ đi, câu chuyện sẽ trở thành hoàn toàn
nhảm nhí và vô nghĩa; hai là, đã nhiều người dùng lại câu chuyện ấy, chỉ thay
đổi những lời thơ xướng hoạ, có những lời thơ tục, vui và ngộ nghĩnh hơn bài
‘Thơ con cóc’ nhiều,[4] song tất cả đều rơi hút vào quên lãng; ba là, rất nhiều
người chỉ nhớ bài ‘Thơ con cóc’ nhưng lại không nhớ được câu chuyện tiếu lâm
kia, nghĩa là, nói cách khác, với họ, bài ‘Thơ con cóc’ được ghi nhận như một
tác phẩm độc lập.
Như vậy, có thể nói, qua việc nhớ bài ‘Thơ con cóc’, việc
coi ‘Thơ con cóc’ như là một điển hình của cái dở, từ trong vô thức, chúng ta
đã thừa nhận giá trị của nó, đã linh cảm được đó là một bài thơ hay. Song có lẽ
vì cái hay của nó quá lạ, khác hẳn những cái hay chúng ta quen thưởng thức, cho
nên lý trí chúng ta tự nhiên đâm ngờ vực, cuối cùng, lý trí thắng thế: bài thơ
bị liệt vào loại dở. Sự hàm oan của bài ‘Thơ con cóc’, do đó, gắn liền với sự
hàm oan của một quan điểm thẩm mỹ. Khôi phục giá trị của bài ‘Thơ con cóc’ cũng
có nghĩa là đặt thành nghi vấn đối với những quan điểm thẩm mỹ quen thuộc, đang
giữ vai trò thống trị trong sinh hoạt văn học nghệ thuật lâu nay.
Bài ‘Thơ con cóc’ hay ở chỗ nào?
Tranh Đông hồ: Cóc và trẻ em |
Trước hết và có lẽ cũng hiển nhiên hơn hết, đó là bài thơ
hay nhất trong tất cả những bài thơ miêu tả cái dở, cái kém nghệ thuật và kém
thẩm mỹ. Ở mức độ nào đó, có thể coi ‘Thơ con cóc’ cũng tương tự bức chân dung
Thị Nở của Nam Cao. Nếu Thị Nở là điển hình của cái Xấu, ‘Thơ con cóc‘ sẽ là
điển hình của cái Dở. Chỉ riêng ở khía cạnh này, ‘Thơ con cóc’ đã là một cái gì
khá mới mẻ và đầy táo bạo, khác hẳn mỹ học truyền thống vốn đồng nhất cái đẹp
của tác phẩm nghệ thuật với cái đẹp của đối tượng được tác phẩm nghệ thuật miêu
tả, từ đó, hình thành một lối đi độc đạo trong sáng tác: mọi người đều chăm
chăm chọn những nhân vật đẹp, những khung cảnh đẹp. Văn học dân gian và tiểu
thuyết thoát ly ra khỏi quan điểm hẹp hòi này khá sớm có lẽ do bản chất dân chủ
của chúng. Thơ cứ đắm đuối mãi trong cõi mộng mơ. Cái xấu, cái tầm thường bị
gạt qua một bên, trở thành lãnh địa dành riêng cho thơ trào phúng.
Ngay trong giới hạn của thơ trào phúng, cho đến nay, người
ta cũng chỉ thành công trong việc khắc hoạ những cái xấu theo nghĩa đạo đức học
hoặc xã hội học, tức những nhân vật, những sự kiện lố bịch, nhố nhăng, chướng
tai gai mắt, nhưng lại không thành công trong việc miêu tả cái xấu theo nghĩa
thẩm mỹ học. Tất cả những bài thơ phê phán cái dở đều... khá dở. Còn lại, chỉ
còn lại trong suốt lịch sử văn học Việt Nam, hai câu thơ này của Hồ Xuân Hương:
Một đàn thằng ngọng
đứng xem chuông
Chúng bảo nhau rằng: ấy ái uông.
Nhưng Hồ Xuân Hương,
trong hai câu thơ này, không có chủ tâm nói về cái dở. Bà chỉ nhằm chế diễu sự
bất tài mà thôi.
Như thế, có thể coi bài ‘Thơ con cóc’ là bài thơ duy nhất
thành công trong việc nêu bật đặc điểm của những bài-thơ-thị-nở vốn ê hề, xưa
cũng như nay, trong cũng như ngoài nước.
Tuy nhiên, giá trị bài ‘Thơ con cóc’ không phải chỉ có như
vậy. Đọc bài thơ một cách nghiêm chỉnh như đọc một bài thơ trữ tình và quên đi
câu chuyện tiếu lâm ngớ ngẩn chung quanh nó, chúng ta sẽ phát hiện ra một số
điều rất lạ.
Trước hết, về phương diện kết cấu, bài thơ rất ngắn, chỉ có
sáu câu, lại được cắt ra làm ba đoạn. Câu đầu của đoạn sau lặp lại nguyên vẹn
câu cuối của đoạn trước. Thành ra, trừ câu đầu và câu cuối, tất cả các câu thơ
còn lại đều xuất hiện hai lần, cách nhau một quãng ngắt hơi, một quãng im lặng
dài vì là thuộc hai đoạn thơ khác nhau. Cái quãng ngắt hơi ấy tạo ra cảm giác
nghiêm trang, trịnh trọng cho cái động tác được miêu tả. Đây chỉ là một kỹ
thuật thông thường khi kể chuyện, đặc biệt những chuyện có vẻ ly kỳ, rùng rợn.
Thế nhưng, khác với các câu chuyện ma, chẳng hạn, sau mỗi lần người kể lặng im
để tạo tâm thế căng thẳng, hồi hộp cho người nghe hoặc người đọc là một chi
tiết bất ngờ, hoàn toàn bất ngờ, bài ‘Thơ con cóc’, ngược lại, sau mỗi lần ngắt
hơi, lại lặp lại nguyên văn những điều đã nói. Điều này tạo nên một cảm giác
nghịch lý: nó vừa nghiêm trang, trịnh trọng lại vừa rất nhàm, rất nhảm.
Tính chất nghịch lý ấy lại được nhìn thấy ở một phương diện
khác: hình tượng ‘con cóc’, lặp đi lặp lại sáu lần, chiếm nửa số lượng từ vựng
trong bài, luôn luôn đứng làm chủ ngữ trong mọi câu thơ, nổi bật, uy nghi, vừa
như một tượng đài lại vừa như một quyền lực. Nửa số từ vựng còn lại chỉ vừa đủ
để diễn tả bốn động tác căn bản của con cóc: ở trong hang, nhảy ra, ngồi lại và
cuối cùng, nhảy đi. Những động tác này không những nhàm, nhảm mà còn vô nghĩa
nữa. Sự vô nghĩa này lại được cố tình trình bày một cách trịnh trọng: yếu tố
hài hước của bài thơ được khơi dậy từ đây; lý do chính khiến ‘Thơ con cóc’ bị
coi là điển hình của cái dở nằm ở đây. Và cũng từ đây, chúng ta thấy được chủ
đề của bài thơ: nó không phải là bài thơ tả con cóc mà, qua con cóc, bài thơ
nói về những sự trịnh-trọng-vô-nghĩa.
Sự kết hợp giữa hai yếu tố trịnh trọng và vô nghĩa góp phần
mở rộng trường liên tưởng của bài thơ: với loài cóc, chỉ có thể có sự vô nghĩa
chứ không có sự trịnh trọng. Trịnh trọng là khái niệm dùng cho con người, một
loài vật có trí tuệ và khả năng tự giác để gán cho hành động của mình một giá
trị nào đó có khi chính nó không có.
Bài ‘Thơ con cóc’, như thế, đang nói về con người. Về tôi.
Về chị. Về anh. Về tất cả chúng ta. Trong cuộc đời, chúng ta làm bao nhiêu công
việc, đôi khi, một cách cực kỳ nghiêm cẩn. Chúng ta đắn đo trước khi khởi sự.
Đã đành. Chúng ta còn có thói quen tự chiêm ngưỡng mình lúc đang hành động.
Chúng ta tự khoác lên chúng ta cơ man những hào quang lấp lánh. Chúng ta lạm
dụng tính từ để miêu tả, để tô vẽ việc làm của chúng ta. Cuối cùng, chúng ta
chỉ sống với sự diễn dịch về cuộc đời chứ không phải với chính cuộc đời. Huyền
thoại lên ngôi. Ảo ảnh che khuất hiện thực. Những người lãnh đạo
Đảng cộng sản Việt Nam vào năm 1975, khi hứa hẹn chỉ trong vòng 10, 15 năm Việt
Nam sẽ trở thành một cường quốc, là nạn nhân của chính cái nhìn tự mê hoặc của
họ: thay vì nhìn đất nước Việt Nam như một xứ sở tan nát sau cuộc chiến tranh
khốc liệt và dai dẳng, họ chỉ nhìn nó như là sự anh hùng và sự sáng suốt, những
khả năng có thể làm được phép lạ. (...) (*) Và cả chúng ta
nữa, liệu chúng ta có thoát khỏi sự diễn dịch về hành động bỏ nước ra đi của
chúng ta để nhìn thẳng vào thực tế của cuộc đời? Bài ‘Thơ con cóc’ nhắc nhở
chúng ta một sự thật: cuộc đời là cái nó là chứ không phải cái nó được nghĩ là.
Bỏ hết những tính từ lộng lẫy, những sự diễn dịch đầy chủ quan, và do đó, đầy
ảo tưởng, cuộc đời nào cũng chỉ còn lại vài động tác căn bản, đại khái nhảy
vào, nhảy ra, thế thôi. Ừ, thì cuối cùng cũng chẳng ra làm sao cả. Ở trong nước
nhảy vọt qua Indonesia; từ Indonesia nhảy vọt qua Pháp, rồi từ Pháp lại nhảy
vọt qua Úc, tưởng làm được điều gì ghê gớm lắm; té ra, không, chỉ ngồi ỳ một
chỗ với áo cơm, với nợ nần, với mộng tưởng, với nhớ nhung lan man, chờ một ngày
lại nhảy đi nữa.
Mà đi đâu? Bài thơ mở ra bằng một không gian hẹp, xác định
và không chừng ấm áp lắm: cái hang. Các động từ kế tiếp đều là những động từ
chỉ phương hướng, rõ ràng: nhảy ra, ngồi đó. Ở câu cuối cùng, bài thơ đóng lại
bằng một động từ không phương hướng để mở ra một không gian vô định: nhảy đi.
Đi đâu? Ai mà biết. Chỉ nhảy đi. Vậy thôi. ‘Bể vô tận sá gì phương hướng nữa’
(Vũ Hoàng Chương). Trời đất bao la, ai hơi đâu theo dõi cóc làm gì. Khác với
tất cả những từ ở trên kết thúc bằng những nguyên âm mở (a/o), động từ ‘nhảy
đi’ kết thúc bằng một nguyên âm hẹp, hẹp nhất trong các nguyên âm: i. Nó gợi
nhớ cái âm hao áo não ê chề trong thơ của Tú Xương ngày nào:
Tấp tểnh người đi, tớ
cũng đi
Cũng lều cũng chõng cũng vô thi
(Đi thi)
Bụng buồn còn biết
nói năng chi
Đệ nhất buồn là cái hỏng thi
(Thi hỏng)
Con đường đi vào cõi
Hư không mênh mông và tịch lặng, như thế, lại là một con đường hẹp. Và ngậm
ngùi. Vô cùng ngậm ngùi.
Trong văn học dân gian, rất gần với bài ‘Thơ con cóc’ là bài
ca dao:
Cái kiến mày đậu cành
đào
Leo phải cành cọc leo vào leo ra
Cái kiến mày đậu cành đa
Leo phải cành cọc leo ra leo vào.
hoặc bài đồng dao:
Ông Nỉnh ông Ninh
Ông ra đầu đình
Ông gặp ông Nảng ông Nang
Ông Nảng ông Nang
Ông ra đầu làng
Ông gặp ông Nỉnh ông Ninh.
Bài đồng dao này được
nhà văn Bình Nguyên Lộc khen hay, hơn nữa, còn có ngầm ý cho Tản Đà cũng không
thể làm nổi.[5] Tôi đồng ý. Có điều, chủ đề của bài đồng dao chỉ là sự chật
chội, tù túng, quẩn quanh trong đời sống cộng đồng thôn xã Việt Nam ngày xưa
cũng như chủ đề bài ca dao trên chỉ là sự bế tắc, cùng quẫn, khốn khó của những
thân phận con ong cái kiến trôi giạt giữa đời. Nó không có cái ‘bận tâm lớn’,
cái ‘băn khoăn siêu hình’ - chữ của nhà văn Võ Phiến[6] -- như bài ‘Thơ con
cóc’. Ở phương diện này, có lẽ gần hơn với bài ‘Thơ con cóc’ là bài ‘Một mình
đi luồn vô luồn ra trong núi chơi‘ của Nguyễn Đức Sơn:
Khi thấm mệt tôi đi
luồn ra núi
Cuối chiều tà chỉ gặp cỏ hoang sơ
Bước lủi thủi tôi đi luồn vô núi
Nghe nắng tàn run rẩy bóng cây khô
Chân rục rã tôi đi luồn ra núi
Hồn rụng rời trước mặt bãi hư vô.
Nguyễn Đức Sơn loăng
quăng líu quíu đi luồn vô luồn ra trong núi cũng giống như con cóc cứ nhảy, rồi
ngồi, rồi lại nhảy đi. Thế thôi. Hai bài thơ đều có cùng một chủ đề: sự vô
nghĩa của kiếp người. Đi đâu cũng thấy hư vô. Chất ngất trước mắt. Rợn ngợp
trong lòng.
Cùng một chủ đề, nhưng rõ ràng bài ‘Thơ con cóc’ mạnh và sắc
hơn bài thơ của Nguyễn Đức Sơn nhiều. Họ Nguyễn, tuy mỏi mệt và tuyệt vọng đến
não nề, nhưng tâm hồn ít ra cũng còn chút thanh thản đủ để nhìn ngắm ngoại cảnh
chung quanh mình, từ bãi cỏ, cành cây đến nắng tàn; hơn nữa, còn chú ý đến thời
gian, thoạt đầu, chỉ là chiều tà, sau, dần dần, biến thành hoàng hôn đang thoi
thóp. Chút điểm trang trong hình thức câu thơ, dù rất nhạt, cũng đủ làm cho cảm
xúc của Nguyễn Đức Sơn nhẹ đi, lênh ra. Như một niềm hiu hắt. Chỉ là một niềm
hiu hắt. Mà như thế bài thơ lại có cái gì chênh vênh: hình tượng đi ‘luồn vô,
luồn ra’ trong núi như muốn nói điều gì dữ dội hơn nhiều.
Bài ‘Thơ con cóc’, ngược lại, trần trụi tuyệt đối. Như một
cành gai. Không có đến lá, đừng nói gì là hoa. Nó thô tháp. Nó mạnh bạo. Nó sần
sùi. Và cũng có thể nói, nó tàn nhẫn nữa. Nó xoá bỏ hết mọi son phấn và loại
trừ hết tất cả cảm xúc thừa thãi để bắt người đọc một mình sững sờ đối diện với
sự vô nghĩa của cuộc đời. Không thể có thứ ngôn ngữ nào giản dị hơn thế nữa. Nó
có phần giống thứ ngôn ngữ Albert Camus dùng khi viết Người xa lạ: rời, tẻ,
lạnh, không chỉ những từ thêu thùa, đẩy đưa mà cả những từ nối, những từ có
chức năng diễn giải, phân tích cũng bị tước hết.
Không phải tôi chủ trương văn chương, muốn hay, phải cực kỳ
giản dị. Có cái đẹp giản dị và có cái đẹp đài các, đầy son phấn. Ở đây, vấn đề
không phải là từ ngữ mà là thái độ: đặc điểm nổi bật nhất của ‘Thơ con cóc’ là
sự tự kiềm chế khi nói đến một chuyện cực cùng bi thảm.
Các nhà phê bình văn học hay đả kích trường-phái-thơ-thị-nở
vụng về, ngọng nghịu hoặc trường-phái-thơ-đồ-chiểu khệnh khạng, lúc nào cũng
lên gân, làm thơ cứ như giảng bài hoặc như bắn súng mà thường quên đi hoặc có
khi đồng tình với trường-phái-thơ-thuý-kiều đến nay vẫn là dòng chủ đạo trong
nền thơ Việt Nam, đẹp thì cũng có thể gọi là đẹp, nhưng là một cái đẹp rất sáo,
rất cũ, đặc biệt, rất ru em và rất dầm dề. Ru em ở nhạc điệu: lúc nào cũng du
dương, cũng nhè nhẹ, cũng à ơi. Dầm dề ở cảm xúc: động một chút là thở than, là
rơi nước mắt, là ‘Ôi Kim lang, hỡi Kim lang’.
Việt Nam không phải là dân tộc duy nhất theo ‘đạo’ thuý
kiều. Đó là hiện tượng khá phổ biến trên thế giới ở thế kỷ trước, gắn liền với
chủ nghĩa lãng mạn, xuất phát từ cái nhìn duy cảm, thói quen thi vị hoá và niềm
say mê gãi những vết mụn âu sầu trong hồn mình. Thoạt đầu, nó là một cuộc cách
mạng, chống lại tính chất duy lý, tính chất quy phạm, sự sùng bái cái đẹp vĩnh
cửu và bất biến của chủ nghĩa cổ điển, mở ra con đường mới cho văn học bằng
cách đưa ra một cái nhìn mới đối với vai trò của trí tưởng tượng, một thái độ
mới đối với thiên nhiên, nhưng càng về sau tính chất sáng tạo càng phôi pha
dần, các nhà thơ biến thành những chuyên viên đi sụt sùi trước những nấm mồ vô
chủ, khóc lặng lẽ dưới mưa, ngẩn ngơ khi hoàng hôn xuống, lâu lâu lại gào lên
não nuột: ‘Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm / Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ
em.’..
Ở Tây phương, người ta từ bỏ thói quen sướt mướt này khá
sớm. Ngay từ cuối thế kỷ XIX, các nhà thơ trong nhóm Thi Sơn (Parnassians) của
Pháp đã chủ trương đè nén cảm xúc và đề cao cái nhìn khách quan trong thơ; từ
đầu thế kỷ 20, các nhà thơ thuộc phái Duy hình tượng (Imagism) của Anh và Mỹ đề
ra một số nguyên tắc làm thơ, trong đó, về phương diện ngôn ngữ, nguyên tắc đầu
tiên là không dùng tính từ, những từ, theo họ, chỉ làm nhão cảm xúc chứ không
gợi ra điều gì cả; T.S. Eliot đưa ra quan niệm phi ngã trong thơ: nhà thơ không
phải là người có một cá tính để thể hiện mà là người có một phương tiện đặc
biệt để dùng: ngôn ngữ. Riêng ở Việt Nam, chủ nghĩa lãng mạn được du nhập khá
muộn màng, từ đầu thập niên 30, từ đó, nó cứ mãi mãi giữ địa vị thống trị trong
thơ. Những thành tựu huy hoàng của Thơ Mới đã điều kiện hoá cách cảm thụ văn
học của chúng ta. Ý thức thẩm mỹ của chúng ta trở thành hẹp hòi, phiến diện và
cứng nhắc. Trong khi nhiều nhà thơ vẫn còn loay hoay dưới bóng của Xuân Diệu,
Huy Cận, Hàn Mặc Tử... phần đông độc giả của thơ vẫn mang nguyên tâm trạng và
tâm thế của thời 32-45.
Thay đổi một cách cảm bao giờ cũng khó khăn hơn là thay đổi
một cách nghĩ, do đó, nói chung, những sự thay đổi trong thơ bao giờ cũng chậm
chạp và nhiều trăn trở hơn các lãnh vực nghệ thuật hoặc các thể tài văn học
khác. Nói theo ngôn ngữ chính trị, không ở đâu có nhiều thành phần lạc hậu, bảo
thủ và phản động như là thế giới thơ. Từ thập niên 20, văn xuôi đã chuyển mình
trong khi thơ cứ ì ạch mãi trong lối mòn. Đầu thập niên 30, tiểu thuyết Tự Lực
văn đoàn ra đời được hoan nghênh tức khắc, nhưng cùng lúc, phong trào Thơ Mới
xuất hiện kéo theo bao nhiêu là tiếng la ó, phản đối, phần lớn từ những người
làm thơ hoặc tự nhận là yêu thơ. Cuối thập niên 50, ở miền Nam, chúng ta làm
thân dễ dàng với câu văn xuôi của Mai Thảo song đến tận cuối thập niên 70 và
không chừng đến cả hiện nay nữa, rất nhiều người trong chúng ta vẫn ngỡ ngàng
trước những câu thơ của Thanh Tâm Tuyền. Sau năm 1975, ở hải ngoại, chúng ta
đón nhận sự táo bạo trong truyện ngắn của Trần Vũ một cách đầy thiện cảm nhưng
lại ngờ vực những cố gắng làm mới thơ của Chân Phương, Đỗ Kh.. Sau năm 1986, ở
trong nước, truyện dài và truyện ngắn, đặc biệt là truyện ngắn, thay đổi khá
nhiều với những thể nghiệm thông minh và tài hoa của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm
Thị Hoài, riêng thơ, trừ một số ngoại lệ cực kỳ hiếm hoi, vẫn tiếp tục ầu ơ như
cũ. Dường như, trong thơ, sau khi lột bỏ chiếc áo tứ thân, cho đến tận bây giờ,
đa số trong chúng ta vẫn mặc hoài chiếc áo dài Le Mur, cái mốt của thời Thơ
Mới. Thơ, do đó, thay vì là sứ giả của tương lai, lại biến thành một thứ viện
bảo tàng chất chứa các di chỉ một thời xưa cũ, cái thời, nói như Thường Quán,
trong bài ‘Xưa thơ’:
Xưa thơ niềm bình dị
nắng trời cổ lục
Màu gió xanh câu hát níu câu hò
Chảy mãi suối nguồn núi sông uốn khúc
Nước đưa người qua bến nắng thơm tho...
...Chỗ trú của thơ là
nơi nào trong tóc bỏ đuôi gà kia thầm lặng
Nắng thả rơi lên một lá trúc đào.
Buồn.
(Nguyễn Hưng Quốc- Thơ, v.v... và v.v..., California, 1996)
(*) NPV lược bỏ một câu trong đoạn này, rất mong tác giả và Quý độc giả thông cảm
_________________________
[1]Hoài
Thanh và Hoài Chân (1967), Thi nhân Việt Nam, Thiều Quang (tái bản), Saigon,
tr. 329.
[2] Xuân
Diệu (1982), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, tập 2, nxb Văn học, Hà Nội, tr. 227.
[3]Câu
chuyện có thể tóm tắt đại khái như sau: Có ba anh học trò dốt, một hôm, nhìn
một con cóc, nổi hứng rủ nhau làm thơ vịnh. Anh thứ nhất đọc: Con cóc trong
hang / Con cóc nhảy ra. Anh thứ hai tiếp: Con cóc nhảy ra / Con cóc ngồi đó.
Anh thứ ba nối lời: Con cóc ngồi đó / Con cóc nhảy đi. Làm xong bài thơ, tự
trầm trồ khen mình giỏi, rồi sực nhớ lời người xưa nói kẻ tài hoa thường mệnh
yểu, ba anh rất lo, sai tiểu đồng ra phố mua sẵn ba cái quan tài. Ngoài phố,
nghe lời tiểu đồng kể lại, một khách qua đường dặn: - Mày mua luôn giùm tao một
cái nữa, để lỡ cười quá, tao chết mất.
[4]Ví dụ
lời thơ trong truyện 'Thơ cái chuông': Chùa này có cái chuông / Đánh tiếng kêu
boong boong / Treo lên như cái vại / Ấy nó vốn bằng đồng. hoặc trong truyện tiếu lâm
'Thơ vịnh con ngựa chạy nhanh': - Chậu nước thả cây kim / Cha tôi cưỡi ngựa chạy như chim /
Chạy đi chạy lại cây kim chưa chìm. - Lò than để cái lông / Cha tôi cưỡi ngựa
chạy như giông / Chạy đi chạy lại, cái lông chưa hồng. - Mẹ tôi xáng cái địt /
Cha tôi phi ngựa chạy như hít / Chạy đi rồi chạy lại / đít mẹ tôi chưa khít.
[5] Nhà
văn Bình Nguyên Lộc trả lời phỏng vấn của Nguyễn Nam Anh, Văn số 199 ra ngày
1.4.1972, tr. 12.
[6] Võ
Phiến (1989), Tạp bút, Văn Nghệ, California, tr. 51-59.
Phê bình văn học thế này đúng là tuyệt chiêu. Xin đùa thư giãn tý, không dám có ý gì đâu nhé:
Trả lờiXóaCon cóc nghe phê, con cóc nhảy ra
Con cóc nhảy ra, con cóc dòm ngó
Con cóc dòm ngó, con cóc nhảy vô
Hi...
Chợt nhớ hồi học phổ thông, nhại thơ TH thành thơ con cóc:
Trả lờiXóa" 4.000 năm ta lại là ta
Từ trong hang đá chui ra
Vươn vai mấy cái rồi ta chui vào..."
Hay và ý nghĩa chứ nhỉ?