Hà nội và văn hóa đổ thừa dân ngoại tỉnh- NPV
Phố núi...
Hà nội và văn hóa đổ thừa dân ngoại tỉnh
Chuyện
văn hóa Hà nội xuống cấp về mọi mặt trong những năm gần đây là điều rõ ràng
không có gì phải bàn cãi. Các nhà nghiên cứu văn hóa, người dân, báo chí …và cả
chính quyền đã tốn không ít công sức, thời gian bàn về vấn đề này, nhưng chuyển
biến thì vẫn…hãy đợi đấy. Có một điều đáng nói, và tất nhiên không có nó thì cũng không có bài
viết này: đó là việc đổ thừa cho dân
ngoại tỉnh…
Từ chuyện giao thông:
Tin VOV Giao thông: vào khoảng 17h chiều ngày
2/7/2012, tại nút giao thông Trần Bình Trọng – Trần Nhân Tông (Hà Nội), người
tham gia giao thông đã bị bất ngờ trước việc làm của một người đàn ông ngoại quốc
có tên là George: ông chặn những phương tiện đi sai làn đường (ngược chiều) và
yêu cầu quay lại theo đúng làn đường quy định.
Trước mỗi trường hợp vi phạm Luật giao thông
tại đây, người đàn ông này đều từ tốn nhắc nhở: “Bạn đã đi vào đường ngược chiều, xin hãy quay lại, cảm ơn!”. Chỉ
trong ít phút, hàng chục xe máy đã bị George chặn đầu và nhắc nhở. Nhưng chỉ
một số ít quay đầu xe đi đúng làn đường, số còn lại vẫn cố tình phóng đi, phớt
lờ
Xem đoạn video này, quả thật ai nấy đều cảm
thấy xấu hổ. Văn hóa giao thông cả nước ta bây giờ rất kém, từ Sài Gòn tới Hà Nội,
nhưng đặc biệt kém là Hà Nội. Hầu như mọi
phương tiện cứ mạnh ai nấy đi loạn cả lên, thiếu hẳn ý thức chấp hành luật lệ
giao thông, ngay cả công an giao thông cũng chẳng coi ra gì (điển hình là các
chú CA cứ leo lên mũi xe liên tục!?). Cảnh ùn tắc đường Hà nội xảy ra triền
miên, ngày càng trầm trọng, và có không ít ý kiến cho rằng nguyên nhân do lượng
dân ngoại tỉnh nhập cư ồ ạt về Hà nội gây nên.
Đến chuyện ẩm thực-giao tiếp:
Khi nhắc tới những quán ăn với những phong
cách phục vụ thiếu tôn trọng khách hàng như “bún mắng, cháo chửi hay ốc lắm mồm...”,
và đặc biệt là những câu chuyện đánh chửi khách mới đây ở một số nhà hàng sang
trọng ở Hà Nội, nhà văn Lê Lựu cho biết: Cả người ăn và người bán hàng đều
không giữ được những nét thanh lịch, không giữ được văn hóa tối thiểu nơi công
cộng nữa.
“Ăn như
vậy cốt là để no, to cái bụng chứ không có văn hóa gì về ăn uống hết. Ăn như vậy
là xô bồ, tục tĩu. Bây giờ nhất là những quán bia người ta ra đó để say sưa, rồi
văng tục, chửi bới ghê lắm...”, nhà văn Lê Lựu than thở.
Nhà văn Lê Lựu cũng cho biết thêm, ngày xưa
người Hà Nội ăn uống rất nhẹ nhàng và ăn nói rất thanh lịch, không xô bồ như
bây giờ. “Bây giờ ở Hà Nội người ta cậy lắm
tiền nhiều của, ra ngoài nhà hàng sang trọng đắt tiền để ăn để tiêu, còn các chủ
nhà hàng, các nhân viên phục vụ thì không quen được phong cách phục vụ lịch sự
có văn hóa... Một bên thì cậy nhiều tiền, một bên thì không biết phục vụ vậy là
hai bên cãi vã đánh chửi nhau. Sự tao nhã, thanh lịch trong ăn uống của người
Hà Nội bây giờ còn ít lắm!”.(1)
Quán“bún lưỡi chửi” ở ngõ chợ Ngô Sĩ Liên |
Độc giả Hoàng Văn Thiệp cũng cho rằng, với
cung cách, thái độ, văn hóa phục vụ thiếu tôn trọng khách hàng như hiện nay thì
các chủ hàng ở Hà Nội chỉ xứng đáng làm nhân viên phục vụ ở Sài Gòn mà thôi... Ông
bày tỏ:
“Cá
nhân tôi, hoàn toàn đồng ý với ý kiến cho rằng, đang có một sự tạp nham, xuống
cấp trong văn hóa ứng xử nơi công cộng cũng như thái độ, cung cách, văn hóa phục
vụ khách hàng của bộ phận không nhỏ người Hà Nội. Không chỉ có những quán ăn vỉa
hè hay là những tiệm ăn nhỏ mới để xảy ra những câu chuyện buồn lòng, mà ngay cả
với những nhà hàng sang trọng lịch sự ở Hà Nội thì cũng không tránh khỏi.
Như tôi đã
nhấn mạnh ở trên, từ tính chất của công việc, được đi đến nhiều nơi, chứng kiến
nhiều thái độ, cung cách, văn hóa cư xử với khách hàng, bản thân tôi thấy rằng,
quả thực, với những thái độ, cung cách, văn hóa ứng xử với khách theo kiểu
"bún mắng, cháo chửi, đốt vía" của người Hà Nội, khi vào Sài Gòn thì
tôi dám chắc chắn rằng, các ông chủ Hà Nội chỉ xứng đáng làm nhân viên phục vụ
mà thôi...”(2)
và văn hóa lễ hội:
Có lẽ không
còn gì tồi tệ và đáng xấu hổ hơn cho Hà nội khi “được” trang Wikipedia tiếng Việt viết về các lần lễ hội hoa tại Hà
nội như sau:
Tại lễ hội hoa anh đào 2008 tại Hà nội, chỉ
vài chục phút “sau khi lễ hội chuẩn bị bế
mạc, hàng loạt người chủ yếu nam nữ thanh niên đã chen vào bẻ hoa, ai cũng muốn
mình có một cánh hoa hay cành hoa, đã lao vào các cây cảnh hái hoa. Sự cố này
không chỉ có hoa bị hái, các đèn lồng cũng bị lấy đi. Các sự kiện được xem là lấy
lộc cho riêng cá nhân của người đi xem, đã gây phản cảm, ấn tượng không tốt về
ý thức văn hóa người Hà Nội với các bạn nước ngoài, Ban tổ chức, người tổ chức
nước ngoài, nhiều người đến tham dự cũng không được thưởng thức. Gây xôn xao dư
luận trong nước, nhiều người đặt câu hỏi sau này có tổ chức nữa không.”
Chen nhau vặt hoa, bẻ cành tại lễ hội hoa anh đào |
Đến lễ hội phố hoa 2009, “một ngày sau khi khai mạc, phố hoa đã bị tan
hoang do sự thiếu ý thức của những người dân đi xem hoa khiến nhiều luống hoa bị
giập nát, héo úa do nhiều người dẫm lên cỏ để quay phim, chụp ảnh và thậm chí,
rất nhiều người thanh niên đã ngắt nhiều bông hoa đem về nhà làm kỷ niệm,... Lễ
hội đã kết thúc trong một sự nuối tiếc của người dân tới xem, và biến phố hoa
thành phố rác.” (3)
quan
hệ hóa xóm láng giềng:
Sau khi VietNamNet đăng tải bài viết Những láng giềng “côn đồ” giữa thủ đô, rất
nhiều độc giả đã gửi phản hồi chia sẻ câu chuyện của mình. Thật không ngờ, giữa
mảnh đất thủ đô ngàn năm văn hiến, chuyện hàng xóm vòi tiền, chèn ép nhau đang
âm thầm xảy ra như cơm bữa.
“Muốn
xây nhà phải nộp tiền sửa ngõ, muốn sửa sang nhà cửa phải nộp tiền rơi vãi vật
liệu. Giữa trưa mở nhạc inh ỏi, gõ cửa nhắc thì lôi hình xăm rắn rết ra dọa. Ở
những con ngõ nhỏ, chung cư cũ ngay giữa lòng Hà Nội vẫn có những cách hành xử
“côn đồ” như thế.” (4)
Cuối
cùng là văn hóa... đổ thừa dân ngoại tỉnh:
Chuyện văn hóa Hà nội xuống cấp về mọi
mặt trong những năm gần đây là điều rõ ràng không có gì phải bàn cãi. Các nhà
nghiên cứu văn hóa, người dân, báo chí …và cả chính quyền đã tốn không ít công
sức, thời gian bàn về vấn đề này, nhưng chuyển biến thì vẫn…hãy đợi đấy. Có một điều đáng nói, và tất nhiên không có nó thì cũng không có bài viết này: đó là việc đổ thừa cho dân ngoại tỉnh trong
tất cả những điều tệ hại nêu trên. Không phải ai cũng đồng tình, nhưng việc đổ
thừa cứ lập đi lập lại đến mức-theo tôi, đã hình thành một kiểu văn hóa mới: văn hóa đổ thừa cho dân ngoại tỉnh !?
Nhà văn Lê Lựu cho rằng: “Không phải bất cứ người nhà quê nào cũng làm
hỏng Hà Nội và không phải bất cứ người Hà Nội nào cũng là người văn hóa. Bởi vì
hiện nay có sự đan xen lẫn nhau khó phân biệt người nào Hà Nội. Bây giờ khó tìm
được người Hà Nội gốc lắm và cũng khó tìm được người nhà quê gốc, vì người nhà
quê gốc sống rất chân thành...”. (1)
Độc giả Hoàng Văn Thiệp cũng nhấn mạnh: “Nhiều người cho rằng, có nét văn hóa xấu
theo kiểu "bún mắng, cháo chửi, đốt vía" đó là do người ngoại tỉnh
mang lại chứ người Hà Nội gốc thì không như vậy. Nhưng, thực sự, từ việc được
đi nhiều của mình, bản thân tôi lại thấy, điều này chưa chắc đã đúng.
Tại sao ư? Nếu
chúng ta nhìn vào Sài Gòn sẽ thấy, họ đông dân hơn Hà Nội và để tìm được một
người Sài Gòn gốc chắc chắn sẽ rất khó khăn. Đa phần dân ở đây là từ tứ xứ đến
và thậm chí có cả người Hà Nội. Nhưng họ lại không có những kiểu thái độ, cung
cách, văn hóa phục vụ thiếu tôn trọng khách hàng như ở Hà Nội. “ (2)
Nhà văn Băng Sơn phát biểu: "Tôi cảm thấy buồn và xấu hổ. Người Hà Nội
làm xấu Hà Nội đi. Bao nhiêu năm hội hoa ở Đà Lạt, ở TP HCM mà không phải làm
hàng rào vẫn giữ được cho đến ngày cuối cùng". (3)
Thay lời kết:
Tôi từng lưu trú công tác ở Hà nội suốt
cả năm 1993. Những lần sau này quay lại, phải thừa nhận về mặt vật chất Hà nội
phát triển đến mức chóng mặt, nhưng về
văn hóa; nhất là trong giao tiếp ứng xử hàng ngày thì tệ hẳn
đi, nhiều khi chứng kiến đúng là… xây xẩm
thật. Có khá nhiều nguyên nhân mà phạm vi bài viết này không đề cập đến, nhưng không thể cái gì cũng đổ thừa cho dân ngoại tỉnh.
Mới đây, tôi có dịp gặp lại một anh bạn là người Hà nội khi anh tìm tôi trong chuyến công tác tại Gialai. Nhân cuộc vui bia rượu đưa đẩy, chúng tôi có trao đổi với nhau đôi điều về văn hóa đổ thừa cho dân ngoại tỉnh của người Hà nội hiện nay. Tôi đã kể cho anh nghe một câu chuyện- và xin ghi lại để thay cho lời kết của bài viết này:
Án Tử sắp đi sứ sang nước Sở, vua Sở
nghe thấy bảo cận thần rằng:
- Án Tử là một tay ăn nói giỏi nước
Tề, nay sắp sang đây, ta muốn làm nhục, có cách gì không?
Cận thần thưa: Đợi bao giờ Án Tử
sang, chúng tôi xin trói một người , dẫn đến trước mặt nhà vua.
- Để làm gì?
- Để giả làm người nước Tề.
- Cho là phạm tội gì?
- Tội ăn trộm
Lúc Án Tử đến nơi, vua Sở làm tiệc
thiết đãi tử tế. Rượu uống ngà ngà, bỗng thấy hai tên lính điệu một người bị
trói vào.
Vua hỏi: Tên kia tội gì mà phải
trói thế?
Lính thưa: Tên ấy là người nước
Tề phải tội ăn trộm.
Vua
đưa mắt nhìn Án Tử hỏi rằng:
- Người nước Tề hay trộm cắp lắm nhỉ?
Án Tử đứng dậy thưa rằng: Chúng
tôi trộm nghe cây quất mọc ở đất Hoài Nam, thì là quất ngọt, đem sang trồng ở đất
Hoài Bắc, thì hóa quất chua. Cành lá giống nhau mà quả chua, quả ngọt khác nhau
là tại làm sao? Tại thủy thổ khác nhau vậy. Nay dân sinh trưởng ở nước Tề thì
không ăn trộm, sang ở nước Sở thì sinh ra trộm cắp. Có lẽ cũng tại vì cái thủy
thổ khác nhau nó khiến ra như thế chăng!
Vua Sở đành cười mà nói rằng: Ta
muốn nói đùa thành phải chịu nhục. Thế mới hay kẻ cả không nên nói đùa bao giờ.(5)
NPV-07.2012 (tổng hợp, biên soạn từ internet)
(1) http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/Nha-van-Le-Luu-An-uong-o-Ha-Noi-bay-gio-xo-bo-va-thieu-van-hoa-lam/191272.gd
(2) http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/Chu-nha-hang-o-Ha-Noi-chi-xung-dang-lam-nhan-vien-phuc-vu-o-Sai-Gon/191231.gd
(3) http://vi.wikipedia.org/wiki/Lễ_hội_phố_hoa Hà_nội
(4) http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/78758/nhung-lang-gieng--con-do--giua-thu-do.html
(5) Một mẫu chuyện trong sách Cổ học tinh hoa
Ngàn năm văn hiến, buồn thay, thua xa người ta hai ba trăm năm...
Trả lờiXóa2, 300 năm còn đỡ, thâm chí thua cả Singapore mà lịcxj sử chưa được 50 năm
Trả lờiXóabần cùng sinh dạo tặc , phú quí sinh lể nghĩa ... bây giờ người ta ko còn đói khổ nữa ... nhưng ngày xưa thì có đói khổ cách mấy người hà nội vẫn giử cái lể cái đạo còn bây giờ lại hổ lốn ... do giáo dục mà ra . ngày nay con người được giáo dục phải tranh giành , chen lấn , tranh nhau hơn thua trên mọi mặt để chứng tỏ mình ... tình yêu là yếu tố tự nhiên 100% tự nó đến tự nó đi mà còn tranh gianh nhau thì có thứ gì mà ko chen lấn tranh nhau dể đươc lợi cho mình ... không phải Hà nôi ko mà TPHCM cũng vậy con người thiếu văn hóa ở đâu cũng như nhau cả thôi
Trả lờiXóaBài viết rất hay. Đúng là Hà Nội ngoài ô nhiễm môi trường còn ô nhiễm văn hóa.
Trả lờiXóa